3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh
3.2.4.1 Giải pháp về thị trƣờng
Đối với các dịch vụ điện thoại cố định, internet, VNPT Tây Ninh xác định phân khúc khách hàng tổ chức, doanh nghiệp, khu, cụm cơng nghiệp, các tịa nhà... là khách hàng quan trọng. Để giữ vững và tiếp tục chiếm lĩnh thị phần tại các Khu này, VNPT Tây Ninh cần đầu tư theo hướng đi tắt đón đầu tại các khu này. Tiếp cận chủ đầu tư ngay từ giai đoạn đầu của dự án.
Đối với dịch vụ di động, tất cả mọi người đều sử dụng, VNPT đẩy mạnh bán hàng qua các đại lý, cửa hàng nhỏ lẻ... để sản phẩm đến được tận tay người tiêu dùng, chú trọng đặc biệt đến việc bán hàng tại các khu cơng nghiệp. Vì hiện nay, thị phần dịch vụ VinaPhone của Tây Ninh thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác nên cần chú trọng tăng thị phần này. Mục tiêu đến năm 2016, thị phần dịch vụ này phải đạt tối thiểu 36%.
Ngoài ra, VNPT Tây Ninh cũng cần chú trọng vào nhóm đối tượng khách hàng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng và là những người dùng dịch vụ chính trong tương lai.
Đối với các dịch vụ gia tăng như dịch vụ nhắn tin, giải trí, sổ liên lạc điện tử... trên nền dịch vụ VT-CNTT cơ bản: hiện tại dịch vụ này chiếm tỷ trọng doanh thu không cao (dưới 2%). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nhà cung cấp dịch vụ VT-CNTT lớn trên thế giới, tỷ trọng này sẽ tăng theo thời gian và là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao. Do đó, VNPT Tây Ninh cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ này, đối tượng khách hàng chính là giới trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên... Mục tiêu đến năm 2016, tỷ trọng dịch vụ gia tăng chiếm tối thiểu 5% trong cấu trúc doanh thu hằng năm.