3.3 Một số giải pháp mở rộng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và
3.3.2 Giải pháp về nguồn vốn dài hạn
Trong hoạt động tín dụng, để đảm bảo an tồn thì tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với khả năng huy động vốn, cơ cấu kỳ hạn và loại tiền. Vấn đề tín dụng nhà ở cần phải có nguồn vốn dài hạn, khi đó cần phải huy động vốn dài hạn chủ yếu từ dân cư vì nếu sử dụng vốn ngắn hạn để cấp tín dụng trung dài hạn thì có sự hạn chế trong giới hạn cho phép và được kiểm sốt chặt chẽ. Do đó việc tìm kiếm nguồn vốn dài hạn là hết sức khó khăn. Từ đó cần phải có những giải pháp và chính sách nhằm tăng nguồn vốn dài hạn:
- Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, đưa ra các sản phẩm chuyên biệt, đặc trưng phù hợp với từng đối tượng nhằm thu hút họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường vốn để có cơ chế điều hành và định giá chuyển vốn nội bộ (FTP) giữa Hội sở và các chi nhánh để khuyến khích, thúc đẩy các chi nhánh huy động vốn từ dân cư là chủ yếu, đưa ra mức lãi suất hợp lý và cạnh tranh tương đối với các đối thủ khác trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền nhằm không ngừng gia tăng lượng tiền gửi tiết kiệm từ họ.
- Ngoài ra Eximbank cần phải xác định đối tượng khách hàng có nguồn thu ổn định và có kỳ hạn dài như các cơng ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và các tổng cơng ty nhà nước (Dương Thị Bình Minh và cộng sự, 2011).
- Nghiên cứu áp dụng các sản phẩm tài chính (trái phiếu, tín phiếu) trung dài hạn với lãi suất thả nổi và có điều kiện mua lại để huy động mọi nguồn vốn từ dân cư và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Chủ động xây dựng các chương trình huy động vốn dài hạn, đặc biệt là các chương trình huy động vốn của chính các đối tượng có nhu cầu vay như các chương trình tiết kiệm nhà ở của các nước khác đã thực hiện. Ngoài ra cần chủ động tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính trên thế giới (Phạm Thị Lan Anh, 2009).