Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của quốc tế và của các NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình 001 (Trang 25)

Nam

1.4.1 Một số biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trên thế giới

Thực tế cho thấy, hàng thập kỷ qua các ngân hàng trên thế giới đã ứng dụng một cách hiệu quả nhiều biện pháp khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho mình, có thể nêu ra một số biện pháp như:

- Quản lý rủi ro bằng biện pháp trích lập dự phịng :

+ Trích lập dự phịng là cách thức hữu hiệu để quản lý rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phịng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.

++ Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phịng tương ứng.

++ Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

++ Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền u cầu trích lập dự phịng cho các khoản vay cần chú ý.

- Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng.

+ Hồng Kơng: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá lý ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ vay cho các đối tác khơng vượt q 10% vốn tự có ngân hàng.

+ Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đơng ở mức 25% vốn tự có ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có ngân hàng.

+ Singapore: ngân hàng khơng được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng khơng được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các cơng ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có ngân hàng.

+ Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của ngân hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá lý ròng của doanh nghiệp và 25% giá lý nợ.

- Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay

+ Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay:

++ Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng. ++ Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

++ Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng. ++ Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

- Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

+ Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

++ Hồng Kông: sử dụng mơ hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá.

++ Hàn Quốc: sử dụng mơ hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing)

++ Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.

++ Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

- Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản lý hệ thống thơng tin tín dụng

+ Tổ chức tốt hệ thống thơng tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay:

++ Singapore: Hiệp hội Ngân hàng tổ chức và quản lý thông tin tín dụng từ các thành viên. Hỗ trợ thơng tin về các khoản tín dụng lớn.

++ Thái Lan: Cục thơng tin tín dụng được quản lý bởi cơng ty tư nhân, tất cả các ngân hàng báo cáo thơng tin về Cục, sau đó Cục thơng tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thái Lan

Hệ thống ngân hàng Thái Lan đã có bề dày lịch sử hoạt động hàng trăm năm, nhưng đứng trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á vào năm 1997-1998 vẫn bị chao đảo, các khoản vay khó địi chiếm tỷ lệ cao, gần 36% trong tổng dư nợ tại Thái Lan, là một tỷ lệ đáng báo động. Trước tình hình đó buộc các ngân hàng thương mại Thái Lan xem lại chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro, ... Các ngân hàng Thái Lan điều chỉnh lại các chính sách của mình như sau:

- Tách bạch, phân cơng rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong q trình giải quyết cho vay: có thể thấy điều này rõ ràng ở ngân hàng Bangkok Bank và

Siam Commercial Bank

+ Tại Bangkok Bank, trước đây các bộ phận trong quy trình trình gộp làm một, nay ngân hàng tách hẳn thanh hai bộ phận độc lập với nhau: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó, bộ phận thẩm đinh phải có báo cáo thẩm định tín dụng gồm: chiến lược và kế hoạch kinh doanhh, báo cáo xếp hạng rủi ro, ... Đây là một thay đổi căn bản của Bangkok Bank nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan trong q trình thực thi cơng việc.

+ Tương tự, tại Siam Commercial Bank (SCB) cũng đã xây dựng mơ hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 03 bộ phận: Marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay. Trong thẩm định tín dụng SCB đã chia khách hàng thành 3 nhóm với cách thức khác nhau được áp dụng là doanh nghiệp lớn (nhu cầu tín dụng > 50 triệu baht/năm); doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhu cầu tín dụng từ 5 đến 50 triệu baht/năm) và khách hàng cá nhân.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng:

+ Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan, trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dịng tiền của khách hàng vay, vì thế hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (năm 1997 - 1999). Các ngân hàng tìm ra ngun nhân là do đã khơng tuân thủ nghiêm ngặt các ngun tắc tín dụng trong q trình cho vay.

+ Giờ đây, ngân hàng đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin về khách hàng. Cụ thể, khi khách hàng đến vay vốn, các bộ phận liên quan trong ngân hàng phải giải đáp được các vấn đề sau đây mới quyết định cho vay:

++ Tư cách khách hàng vay.

++ Thực trạng tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh doanh của khách hàng, năng lực quản lý điều hành của khách hàng.

++ Mục đích của khoản vay để làm gì.

++ Nguồn trả nợ là gì (dịng tiền và khả năng trả nợ).

++ Ngân hàng có kiểm sốt được khách hàng sử dụng tiền vay hay không.

+ Để giải đáp các câu hỏi này, ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó rất coi trọng vịng chu chuyển tiền tệ và vòng thu hồi vốn đầu tư gắn với cơ cấu món vay theo thời gian để xem xét doanh nghiệp có khả năng trả nợ đúng hạn hay khơng.

- Cho điểm khách hàng:

+ Siam City Bank đã áp dụng việc cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với tín dụng bán lẻ và để xem xét cho vay đối với tín dụng doanh nghiệp.

+ Hạng uy tín tín dụng được xếp loại theo các hạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ). Trong đó hạn có thể xem xét cho vay từ AAA+, AAA, AAA-, A+, A, A-, BBB+, BBB, BBB-. Các hạn tín dụng cịn lại là BB+, BB, BB-, C, D áp dụng theo tiêu chuẩn S&P (Standard and Poor)

+ Kasikorn Bank đã từng ứng dụng xếp loại tín dụng như là một cơng cụ quyết định tự động đối với các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ, cho vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân. Ngân hàng đã sử dụng mẫu giao dịch của khách hàng hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụng chấm điểm. Họ sử dụng các dữ liệu từ các chương trình ứng dụng như: giới tính, tuổi tác, tình trạng hơn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiền gửi của khách hàng, ...

- Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng:

+ Theo đó các ngân hàng tại Thái Lan quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người, hay hội đồng quản lý. Ví dụ thẩm quyền phán quyết tín dụng như sau:

++ Khoản vay: > 10 triệu BATH 1 người chịu trách nhiệm

++ Khoản vay: >100 triệu BATH phải qua 2 người chịu trách nhiệm ++ Khoản vay: > 3 tỷ BATH phải do Hội đồng quản lý quyết định.

++ Những khoản vượt quá hạn mức quy định trên thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

- Giám sát khoản vay:

+ Sau khi cho vay, các ngân hàng Thái Lan rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thơng tin về khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. + Tại Siam City Bank có hẳn 02 bộ phận: bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi những rủi ro của khoản vay và có những hành động thích ứng kịp thời. Bộ phận này cũng giám sát nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay phải được tuân thủ. Bộ phận tái xét quy định cụ thể phương pháp tái xét thực thi theo các quy định của ngân hàng Trung Ương Thái Lan.

+ Ngoài những vấn đề quan trọng nói trên, các ngân hàng Thái Lan rất coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, liên tục đào tạo theo từng loại hình cơng việc, để nâng cao trình độ, kỹ năng đào tạo thực thi nhiệm vụ độc lập được phân công. Các ngân hàng đều áp dụng sổ tay tín dụng cho các ngân hàng thương mại được viết rất cơng phu, rõ ràng, dễ áp dụng, có chính sách cho vay riêng đối với các lĩnh vực rủi ro cao như kinh doanh bất động sản.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng đối với NHTM Việt Nam

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng các nước xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm sốt khoản vay cịn yếu kém, chất lượng tín dụng chưa được coi trọng, có nhiều khoản vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh tốn và khơng thu hồi được nợ. Từ đó có thể rút ra những bài học rất hữu ích cho hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam cụ thể:

- Thứ nhất, ngân hàng thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay và kiểm tra sau vay.

- Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng, cần quan tâm khách hàng chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ, dòng tiền thuần, thiện chí trả

nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng.

- Thứ ba, ngân hàng cần xây dựng danh mục theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ các khoản cho vay để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng. - Thứ tư, cần xây dựng chính sách tín dụng đồng bộ được ban hành thống nhất từ trên

xuống.

- Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng cao tiếp thu trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến, trình độ quản lý của nước ngồi, học hỏi kinh nghiệm, am hiểu nắm bắt và ứng dụng nhanh các kỹ thuật thẩm định, phân tích của ngân hàng nước ngồi vào các NHTM trong nước.

Kết luận chƣơng I: Thơng qua phần tổng quan ta có thể nhìn thấy rõ ràng hơn và hiểu

hơn về tín dụng, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng. Có thể nói hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng ln tồn tại song song. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra và tổn thất do rủi ro tín dụng mang lại sẽ là rất lớn, có khả năng làm phá sản một ngân hàng và ảnh hưởng dây chuyền ra cho cả hệ thống tài chính của một quốc gia. Do vậy việc nhận diện, phân loại, đánh giá rủi ro là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế không để phát sinh rủi ro hoặc nếu có phát sinh rủi ro thì hạn chế thấp nhất phát sinh tổn thất từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABB)

2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP An Bình

- ABB được thành lập từ năm 1993, sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, ABB hiện là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ trên 4.200 tỷ đồng, hệ thống kênh phân phối lên đến 133 điểm. ABB đã trở thành một địa chỉ uy tín và thân thuộc với hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước.

- Tính đến 31/12/2011, tổng tài sản đạt trên 41.541 tỷ đồng, huy động đạt 29.608 tỷ đồng, dư nợ 19.915 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 402 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính năm 2011 của ABB). Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược là Tập đoàn điện lực Việt Nam, cùng sự chia sẻ kinh nghiệm về mơ hình quản lý chun nghiệp của đối tác chiến lược nước ngoài Maybank, Tổ chức tài chính quốc tế IFC, … ABB đang tiến gần đến mục tiêu trở thành một “Ngân hàng bán lẻ thân thiện”, hoạt động với mơ hình “Siêu thị

tài chính”, qua đó khách hàng có thể dễ dàng chọn những sản phẩm dịch vụ phù hợp

nhất với kế hoạch tài chính của mình. - Các móc son phát triển:

+ Năm 2011: tháng 09/2011, ABB ra mắt thẻ tín dụng quốc tế - ABB Visa credit. Ngày

30/11/2011, ABB chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 4.200 tỷ đồng. Tính đến tháng 12/2011, mạng lưới giao dịch của ABB đạt 133 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.

+ Năm 2010: mạng lưới ABB đạt trên 115 điểm giao dịch phủ khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc. ABB phát hành thành công 600.000 trái phiếu chuyển đổi và 390.000 trái phiếu thường cho Tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng Maybank. Tháng 12/2010, ABB tăng vốn điều lệ lên 3.831 tỷ đồng.

+ Năm 2009: tháng 7/2009, ABB chính thức tăng vốn điều lệ lên 2.850 tỷ đồng. Tháng

9/2009, ABB chính thức khai trương Hội sở mới tại 170 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình 001 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)