- Tại các chi nhánh lớn/SGD của ABB đang có ba bộ phận quản lý rủi ro tín dụng là: phịng tái thẩm định tín dụng, phịng quản lý tín dụng và phịng giám sát tín dụng. ABB nên phát triển các bộ phận này tới tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống. Bởi vì các bộ phận này đang đóng vai trị kiểm tra mức độ tuân thủ các quy định, quy trình ngay từ khâu tiếp xúc khách hàng, bổ sung hồ sơ, thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm định hồ sơ, hoàn tất thủ tục pháp lý, giải ngân, bổ sung hồ sơ chứng minh mục đích, thu nợ và xử lý nợ. Nếu thực hiện tốt điều này sẽ giúp ABB hạn chế tối đa các khoản vay phát sinh rủi ro do các nguyên nhân chủ quan đem lại.
- Thực hiện quản lý khách hàng và các bên liên quan: cần tạo ra một mức hạn mức tín dụng chuẩn dành cho các đối tượng khách hàng theo các kết quả xếp loại nhất định; hạn mức tín dụng có liên quan đến một nhóm các khách hàng có liên quan nhau trong quan hệ tín dụng với ngân hàng; quản lý việc cấp tín dụng đối với từng đối tượng cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, đảm bảo tách bạch tính chủ quan khi phê duyệt hồ sơ của các nhân viên làm công tác xét duyệt, thẩm định hồ sơ vay vốn.
- ABB cần bổ sung bộ phận chuyên thiết kế và tạo ra những sản phẩm tín dụng với những tính năng thoả mãn điều kiện vừa đảm bảo nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp vừa đảm bảo một tỉ suất lợi nhuận tối thiểu được điều chỉnh theo rủi ro nhất định. Song song đó bộ phận này cần thiết lập và quản lý rủi ro danh mục theo hướng đa dạng hoá danh mục và dự đoán các yếu tố: mức độ phức tạp của nền kinh tế tăng lên trong vòng 10-15 năm qua cùng với q trình tự do hố; mức độ phức tạp của nền kinh tế tăng lên tác động đến sự phát triển trong vòng 5-10
năm tới; sự phát triển cơng nghệ mới trong vịng 10-15 năm tới, … từ đó đưa ra các kịch bản ứng phó thích hợp.
- Hình thành bộ phận chuyên nghiên cứu và đánh giá thông tin kinh tế – xã hội trong và ngoài nước, thơng tin kinh tế ngành nghề, ... từ đó đưa ra các kịch bản dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới, khả năng thay đổi các chính sách điều tiết vĩ mơ nên kinh tế của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ... rồi đưa ra các giải pháp cụ thể trong từng tình huống thay đổi đó để có thể kịp thời phản ứng với sự thay đổi.