Vai trò của tiền gửi đối với hoạt động kinhdoanh của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 28)

1.3.1 Tiền gửi quyết định qui mô tổng nguồn vốn của NHTM

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân hàng tạo lập và huy động được để duy trì thanh khoản, cấp tín dụng, góp vốn đầu tư, mua sắm tài sản cố định và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nguồn vốn của ngân hàng được cấu thành từ vốn chủ sở hữu, các quỹ, lợi nhuận không chia… (gọi chung là vốn chủ sở hữu); nguồn vốn vay (các TCTD khác, NHTW…) và nguồn vốn huy động (gọi chung là tiền gửi). Trong đó, nguồn vốn tiền gửi thường chiếm tỷ trọng rất lớn.

ổ ồ ố = ề ử 6+ ố ủ ở ữ + Vốn khác

Trước đây, NHNN đã ban hành Quyết định số 107/QĐ-NH ngày 09/06/1992 về qui chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với TCTD có qui định TCTD phải duy trì thường xun tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có với tổng tài sản ở mức 5% (tức phần vốn huy động có thể chiếm đến 95% so với tổng tài sản), đồng thời qui định TCTD không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có. Điều đó cho thấy rằng, với đặc thù của ngành tài chính – tiền tệ, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD.

Hiện nay, các TCTD vẫn sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn, thể hiện bằng tỷ lệ tổng tài sản/vốn chủ sở hữu thường khá cao. Theo qui định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, tỷ lệ của vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro qui đổi tối thiểu ở mức 9% (hay còn gọi là tỷ lệ an toàn vốn CAR), trước đây là 8% (theo quyết định số 457/2005/QĐ-

6

NHNN). Điều đó, khẳng định rõ ràng về vai trò của nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.

1.3.2 Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng để NHTM tổ chức các hoạt

động kinh doanh

Các hoạt động kinh doanh của NHTM khá đa dạng. Là một đơn vị trung gian, ngân hàng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động từ tiền gửi để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Đối với các NHTM Việt Nam, qui mô vốn tự có thường khơng cao. Mức vốn tự có lớn nhất của các NHTM hiện hành vào khoảng 40.000 tỷ đồng, tương đương 02 tỷ đô la Mỹ, đây là mức vốn khá thấp so với khơng chỉ các ngân hàng có qui mơ tồn cầu mà ngay cả trong so sánh với các ngân hàng trong khu vực.

Hình vẽ 1.1 Minh họa hoạt động kinh doanh của NHTM

Do đó, nguồn vốn huy động trở thành nguồn vốn chính trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong vài năm qua, các NHTM liên tục chạy đua lãi suất để huy động vốn nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khi mà qui mơ vốn tự có khơng tăng kịp, điều này cho thấy vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn này.

1.3.3 Tiền gửi quyết định quy mơ hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng khác của ngân hàng

Peter Rose (1999) nhận định “tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó, là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng”.

Với nguồn vốn tự có hạn hẹp, nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay chỉ có mức vốn tự có khoảng 3.000 tỷ đồng, quá nhỏ so với nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư cổ phần hay mua sắm tài sản cố định. Do đó, vốn huy động trở thành nguồn vốn chính cho các hoạt động tín dụng và kinh doanh khác của các NHTM.

Theo NHNN, đến 31/3/2013, tổng tài sản của các NHTMNN và NHTMCP là 4.378.801 tỷ đồng, trong khi đó qui mơ vốn tự có của hai nhóm này chỉ vào khoảng 200.000 tỷ đồng, một con số rất nhỏ. Điều đó cho thấy rằng, việc đầu tư của các ngân hàng vào tài sản Có đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn huy động, chứ khơng phải nguồn vốn tự có. Có thể nói rằng, với đặc thù của ngành, vốn tự có chỉ là tấm đệm phòng khi thua lỗ, còn vốn cho hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động kinh doanh nói chung thì tiền gửi chính là nguồn sống.

1.3.4 Tiền gửi quyết định năng lực thanh tốn, có vai trị quan trọng

đối với năng lực cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường

Ở buổi đầu thành lập ngân hàng, vốn tự có mới chính là nguồn vốn quyết định, bởi khi đó ngân hàng chưa thể huy động vốn cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư… của mình. Tuy nhiên, vì nguồn vốn tự có bị hạn chế, nguồn vốn huy động trở thành nguồn vốn chính để kinh doanh.

Trong mọi hồn cảnh, vốn tự có ln được xem xét đầu tiên. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh ngày nay của các ngân hàng được thể hiện ở nhiều chỉ số, trong đó có nguồn vốn huy động.

Ngân hàng hoạt động dựa trên nền tảng của niềm tin từ khách hàng, tin rằng các khách hàng sẽ không đồng loạt rút tiền. Hơn thế nữa, khách hàng lựa chọn ngân hàng để gửi tiền xuất phát từ những giá trị nền tảng của ngân hàng đó, năng lực

cạnh tranh, uy tín và khả năng thanh khoản của ngân hàng là những tiêu chí hàng đầu.

Với nguồn vốn tự có hạn chế, các ngân hàng muốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng mạnh, muốn vươn lên trở thành những ngân hàng có uy tín, có năng lực cạnh tranh đều phải dựa vào nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả. Rõ ràng, trong các NHTMCP của Việt Nam, với khoảng hơn 20 năm hình thành và phát triển, tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao hơn tăng trưởng vốn chủ sở hữu và thực tế những ngân hàng có nguồn tiền gửi lớn đều là những ngân hàng có uy tín, có năng lực cạnh tranh tốt của hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)