Nhóm kiến nghị cho các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 90)

Đối với nhóm các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi liên quan nhiều đến các qui định, nghị định, thơng tư, văn bản của chính phủ. Vì vậy, một số kiến nghị về chính sách đối với Chính phủ và cơ quan quản lý như sau:

4.1.1. Các kiến nghị về pháp luật Việt Nam

Hiện nay hệ thống pháp lý về lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam đã tương đối khá đầy đủ, tuy nhiên với tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin ngày càng nhanh cũng như sự hiện diện ngày càng nhiều các sản phẩm mới, dịch vụ mới của ngân hàng. Vì vậy, Quốc hội nên sớm điều chỉnh, sửa đổi một số văn phạm pháp luật về ngân hàng để đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên minh bạch, rõ ràng và chính xác hơn. Cũng như, Chính phủ nên sớm ban hành những văn bản pháp luật cụ thể về xử lý những trường hợp tranh chấp trong giao dịch điện tử đồng thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, khuyến khích người dân thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Về mặt cơ chế pháp lý, hiện nay ngoài quyết định 35/QĐ-NHNN/2007 quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử ra, chưa có một quy chế nào khác đề cập một cách cụ thể tới vấn đề này. Những quy định cụ thể hơn nữa về việc cơng nhận tính pháp lý của chứng từ điện tử, chữ kí điện tử, cho phép thành lập cơ quan chứng thực điện tử tạo điều kiện cho ngân hàng điện tử có các cơ chế để hoạt động và giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh.

Sự phát triển của công nghệ thơng tin cũng địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có những quy định chặt chẽ hơn và có những biện pháp ngăn chặn những xâm nhập hay can thiệp trái phép lên hệ thống của ngân hàng, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng thương mại điện tử phát triển.

Ngân hàng nhà nước là đơn vị chủ quản về mặt nhà nước đối với các NHTM. Việc quản lý của NHNN có tác động đến các NHTM dưới nhiều góc độ. Ngân hàng nhà nước nên có các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử, khuyến khích sự đầu tư của các ngân hàng bên cạnh đó đặc biệt chú ý đến việc hợp tác giữa các ngân hàng, chẳng hạn như hệ thống AMT hiện nay của các ngân hàng chưa kết nối với nhau mà chỉ có những liên minh thẻ độc lập gây lãng

phí nguồn vốn cũng như kìm hãm sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng điện tử

NHNN nên có các quy định cụ thể hơn về việc điều hành, quản lý rủi ro, các cơ chế về giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các ngân hàng. Có quy chế rõ ràng về việc phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử.

NHNN cũng hỗ trợ các NHTM về cho vay vốn để đầu tư cở sở hạ tầng và mua công nghệ hiện đại.

Về mặt nhân lực, NHNN hỗ trợ các NTHM về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

NHNN tiếp tục phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng của mình, rút ngắn thời gian thanh toán đảm bảo cho các ngân hàng thành viên tham gia đạt được hiệu quả tốt

Hạ tầng cơ sở của Việt Nam hiện nay là một bài tốn khó đối với sự kết nối cảu các ngân hàng. Đường truyền Internet hiện nay không được đảm bảo về sự thông suốt cũng như tốc độ mà các nhà cung cấp dịch vụ đã cam kết. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc khách hàng kết nối với ngân hàng và sẽ gây ra những vấn đề về giao dịch của khách hàng. Do đó để có thể phát triển một cách đông bộ ngân hàng điện tử tại Việt Nam cần có những sự nâng cấp tích cực về mặt hạ tầng cơng nghệ

Bên cạnh đó, Chính phủ cần khuyến khích, đãi ngộ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng để tạo nhu cầu giao dịch thanh tốn điện tử từ đó tạo ra lượng khách hàng tiềm năng phong phú cho dịch vụ NHĐT. Cũng như, Chính phủ nên can thiệp và quy định những ngành cần phải tiên phong trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm phối hợp lẫn nhau giữa doanh nghiệp và ngân hàng trong việc sử dụng dịch vụ này, vai trò của các công ty điện báo, điện thoại trong việc cung ứng các đường truyền, tín hiệu truyền – nhận tin và kế hoạch phát triển hệ thống viễn thông truyền dẫn số liệu, thông tin – thông báo kết quả giao dịch. Xác định và thống nhất quan niệm để hồn

thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh tốn trong tồn bộ nền kinh tế- xã hội.

Thêm vào đó, Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất CNTT, tạo điều kiện ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, hoàn thiện bộ máy quản lý về TMĐT, đào tạo những cán bộ quản lý có trình độ, có phẩm chất đạo đức, đủ sức quản lý một lĩnh vực mới mẻ, khó và phức tạp này.

Cùng lúc đó, các cơ quan quản lý, nhà nước, cơ quan đại chúng nên đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo TMĐT. Cụ thể là tập trung vào các vấn đề đang được xem là trở ngại của việc tham gia TMĐT của doanh nghiệp và người tiêu dùng như chứng nhận website TMĐT uy tín, bảo mật thơng tin cá nhân, thói quen mua sắm trên mạng, sử dụng thẻ thanh toán và nhu cầu nguồn nhân lực cả về chất lẫn lượng, thúc đẩy hoạt động đào tạo TMĐT đi vào chiều sâu, đáp ứng ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao.

Ngồi ra, cần tăng cường hơn nữa việc tham gia các hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào APEC, WTO, WB, IMF để hổ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về TMĐT mà Việt Nam tham gia. Cũng như, cần đẩy mạnh hổ trợ các doanh nghiệp trong việc tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế về TMĐT để từng bước nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động TMĐT.

Ngồi ra cũng cần có các chính sách khuyến khích phát triển ngân hàng điện tử, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua các biện pháp như kiểm soát chặt chẽ hơn , yêu cầu nhiều cơ quan nhà nước cũng như tư nhân tham gia vào việc trả lương thông qua tài khoản tại ngân hàng, vừa tạo ra tính minh bạch trong thu nhập của cán bộ viên chức nhà nước vừa tạo điều kiện kiểm saots và hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Các chi phi về in ấn hay lưu thông, kiểm đếm cũng được giảm bớt. Ưu tiên cho việc thanh toán qua ngân hàng hay yêu cầu một số khoản phải thanh toán qua ngân hàng như các khoản phải nộp như thuế, các loại phí...

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các NHTM thực hiện việc thanh toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, tài trợ vốn hoặc hỗ trợ cho các ngân hàng có thể được tiếp cận được với các dự án tài trợ quốc tế cho quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng một cách tổng thể, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại có thể giao dịch tốt hơn hoặc cho vay ưu đãi để đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, và cần có cơ chế thơng thống hơn để các ngân hàng tái đầu tư. Bên cạnh đó cịn cần có các chính sách khuyến khích các dự án đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại

Chính phủ nên là cơ quan nhà nước đi đầu trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, sử dụng các dịch vụ này làm cơng cụ thanh tốn cho việc chi tiêu của nhà nước. Hiện nay, rất nhiều chính phủ các nước đang áp dụng các quy định bắt buộc việc chi tiêu của ngân sách nhà nước phải dựa trên cơ sở thanh toán điện tử và cơ chế này đã mang lại hiệu quả lớn không chỉ trong việc thúc đầy ngân hàng điện tử phát triển mà cịn nhằm tạo ra tính cơng bằng minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí.

4.1.2. Các kiến nghị với hạ tầng công nghệ

Tại hội nghị ‘’Triển khai nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về phát triển hạ tầng thông tin’’ do Bộ TT&TT tổ chức ngày 15/ 1/ 2013 tại Hà Nội, Phó Thủ Tướng Hồng Trung Hải đã phát biểu ‘’Phi tin bất phú’’ để nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của CNTT đến toàn bộ các hoạt động nền kinh tế xã hội. Vì vậy, chính phủ cần xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển của hệ thống CNTT – TT cũng như việc phổ biến, đào tạo CNTT rộng rãi là điều rất cấp thiết.

NHĐT muốn đạt được một tốc độ phát triển tốt thì hệ thống CNTT là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc phát triển này, do đó Chính phủ cần chỉ đạo Bộ thông tin và truyền thông thực hiện quyết liệt hơn chương trình tin học hóa quản lý hành chính, nhanh chóng trang bị CNTT cho cán bộ viên chức, cũng như phát triển hệ thống chữ ký điện tử, chứng chỉ số…Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần xây dựng một hạ tầng cơ sở CNTT-TT mạnh, tốc độ cao,

không bị nghẽn mạng, giá cước phù hợp, xây dựng các trung tâm xác nhận (CA), hoàn thiện hạ tầng thanh tốn điện tử.

4.2. Nhóm kiến nghị cho yếu tố thuộc về khách hàng

Đối với nhóm các yếu tố thuộc về khách hàng thì NHTMCP xuất nhập khẩuViệt Nam cần phải quan tâm nhiều đến việc nhận thức và hiểu biết của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử của Eximbank. Vì vậy, một vài kiến nghị về chính sách đối với chính phủ và cơ quan quản lý như sau:

4.2.1. Các kiến nghị với nhận thức và hiểu biết ngân hàng điện tử

Tăng cường sự tự nguyện sử dụng NHĐT: Chính phủ cũng như thành p hố, tỉnh cần nên tăng cường các hoạt động khuyến khích người dân học ngoại ngữ và tin học thơng qua những chính sách ưu đãi cụ thể cho những người có trình độ ngoại ngữ và tin học cao, đồng thời mở các buổi hội thảo, diễn đàn về việc nâng cao công tác giảng dạy ngoại ngữ và tin học trong nhà trường. Qua đó, sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức việc sử dụng các dịch vụ NHĐT hơn, từ đó khiến người dân tự nguyện sử dụng NHĐT nhiều hơn.

4.3. Nhóm giải pháp cho các yếu tố thuộc về ngân hàng

Đối với nhóm các yếu tố thuộc về ngân hàng liên quan nhiều đến chiến lược phát triển, tầm nhìn, định hướng và việc ra quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng Eximbank đối với việc phát triển ngân hàng điện tử này. Vì vậy, một số giải pháp cho việc phát triển NHĐT cho ban lãnh đạo ngân hàng Eximbank như sau:

4.3.1. Các giải pháp với nguồn vốn đầu tư và an toàn bảo mật NHĐT

Việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở, công nghệ hiện đại, bảo mật là vấn đề sống còn cho các ngân hàng điện tử đối với mỗi ngân hàng nói chung và ngân hàng Eximbank nói riêng. Vì vậy, Eximbank cần phải tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường đầu tư cơng nghệ hiện đại đồng thời ứng dụng có hiệu quả trong ngân hàng. Cụ thể

Phát triển hạ tầng cơ sở: Ngân hàng điện tử của Eximbank hiện nay có hạ tầng cơ sở ở mức khá tốt vì vậy ngân hàng cần phải tiếp tục duy trì và có kế hoạch phát triển ngân hàng điện tử một cách cụ thể, rõ ràng hơn như xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nâng cấp mở rộng đường truyền với băng thông rộng, dung lượng lớn, tốc độ cao, mạnh để bảo đảm truyền tải các nội dung bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực, sống động và hạn chế tối đa sự nghẽn mạng. Phát triển trung tâm dịch vụ, hổ trợ khách hàng bán hàng từ xa (email, điện thoại, ..).

Eximbank tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất (với các phần mềm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, quản lý), đảm bảo quy trình hoạt động xun suốt trong tồn hệ thống. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, giảm thiểu được các nguy cơ về rủi ro trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ việc đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác.

Xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tạo thế mạnh cạnh tranh riêng thông qua việc cạnh tranh bằng cơng nghệ - Trong đó tập trung triển khai các hệ thống tiện ích phục vụ khách hàng như: Xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng Contact Center; Cổng thơng tin điện tử tích hợp các dịch vụ điện tử trên mạng Internet…

Nâng cao năng lực xử lý của hệ thống mạng LAN, WAN, thiết bị chuyển mạch…; nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật ở mức cao…;

Mở rộng thêm hệ thống giao dịch 24h, triển khai thêm hệ thống này đặt tại trạm xăng, nhà sách, quầy sách báo, ..Khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian do các thủ tục đều được giải quyết một cửa.

Tăng thêm các điểm đặt máy ATM tại các khách sạn, siêu thị, nhà hàng, khu dân cư sầm uất…

Đầu tư công nghệ hiện đại: Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, một mặt phải phù hợp với tiềm lực tài chính của Eximbank, mặt khác phù hợp với mặt bằng chung về công nghệ của đất nước, khu vực và thế giới. Tuy vậy, việc đầu tư

công nghệ hiện đại không nên đầu tư cảm tính, ồ ạt mà cần có sự tư vấn của các chuyên gia để việc đầu tư là hiệu quả. Bên cạnh đó, Eximbank cần phải chú trọng hơn về kênh phân phối điện tử, hiện nay số người dân Việt Nam sử dụng Internet ngày càng tăng cũng như nhiều hoạt động quản lý hành chính như hải quan điện tử, thuế điện tử, đấu thầu điện tử… đang được triển khai rộng. Nhiều doanh nghiệp CNTT phát triển nhanh ở Việt nam như FPT,.. tạo điều kiện cho các NHTM trong đó có Eximbank phát triển kênh phân phối này.

Nâng cao an toàn bảo mật: Đây là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định việc khách hàng có lựa chọn sử dụng một dịch vụ của ngân hàng hay khơng Vì vậy, Eximbank cần phải tăng cường đầu tư vào cơng nghệ bảo mật, ln tìm kiếm và áp dụng các giải pháp bảo mật tiên tiến nhất để bảo vệ an ninh, an toàn trên mạng một cách nghiêm ngặt bao gồm bảo vệ các giao dịch thương mại, các vấn đề nội bộ ngân hàng, tính riêng tư của khách hàng của dịch vụ NHĐT tại Eximbank. Vì vậy, Eximbank nên mời các chuyên gia trong nước hay nước ngoài tư vấn trong việc cần đầu tư vào các công nghệ bảo mật, công nghệ thanh tốn an tồn, an tồn dữ liệu cho các hoạt động giao dịch như chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống mất điện…. để có thể tạo sự tin tưởng, an tâm cho các khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT. Thêm vào đó, Eximbank nên ký các hợp đồng kiểm tra định kỳ lổ hổng bảo mật của công ty với các công ty danh tiếng trong nước (BKAV…) hoặc nước ngoài (KAS,…).

Eximbank nên tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống core banking đối với các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống như: hồ sơ khách hàng, dịch vụ tài khoản, kế toán giao dịch, dịch vụ thanh toán VND và ngoại tệ; dịch vụ tín dụng, bảo lãnh; huy động vốn, tiết kiệm, kho quỹ;... Đây là cơ sở đảm bảo cho Eximbank phát triển đạt trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)