2. Các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về tài chính vi mơ 1 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.4. Cơ chế quản trị nội bộ
Tầm quan trọng của cơ chế quản trị nội bộ được công nhận trong các tài liệu tài chính vi mơ (Rock và cộng sự, 1998; Otero và Chu, 2002; Helms, 2006). Trong cơ chế quản trị nội bộ, biến đầu tiên là mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và người
quản lý doanh nghiệp. Trong tổ chức tài chính vi mơ nên có sự phân quyền giữa
giám đốc điều hành và các thành viên trong hội đồng quản trị. Trong khi đó, một
giám đốc điều hành được kiêm nhiệm bởi thành viên trong hội đồng quản trị, có thể dẫn đến, giám đốc điều hành theo đuổi các chính sách cho lợi ích cá nhân (Hermalin và Weisbach, 1998). Tuy nhiên, Brickley và các cộng sự (1997) đã không thấy bằng chứng rằng, các tổ chức tài chính vi mơ có một sự phân quyền giám đốc điều
hành/thành viên hội đồng quản trị, đạt kết quả vượt trội hơn so với các tổ chức có kiêm nhiệm vị trí này.
Biến thông tin trong cơ chế quản trị nội bộ của các tổ chức tài chính vi mơ cịn bao gồm: biến thứ nhất là, giám đốc điều hành có phải là nữ; biến thứ hai là, trong các tổ chức tài chính vi mơ có hay khơng các kiểm toán viên nội bộ báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị.
Một trong những đổi mới trong tài chính vi mơ là hướng đến khách hàng mục tiêu
là nữ, những người cần được quan tâm nhiều hơn trong xã hội (Armendariz de Aghion và Morduch, 2005). Chính vì vậy, trong một tổ chức tài chính vi mơ có
giám đốc điều hành là nữ, sẽ giúp các tổ chức tài chính vi mơ hiểu khách hàng của
Trong khi đó, chúng ta cũng xét đến trong các tổ chức tài vi mơ, có kiểm tốn viên
nội bộ báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị hay khơng. Kiểm tốn viên nội bộ cung cấp các đánh giá khách quan, độc lập về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ. Các tổ chức tài chính vi mơ cần nâng cao tầm quan trọng của kiểm toán viên nội bộ, và đề nghị kiểm toán viên nội bộ thường xuyên báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị (Steinwand, 2000). Do đó, trong một tổ chức tài chính vi mơ, yêu cầu kiểm toán viên nội bộ phải báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị sẽ hiển thị kết quả kinh doanh cao hơn.
Biến thông tin tiếp theo là, các hình thức sở hữu trong các tổ chức tài chính vi mơ, có thể đóng vai trị trong hiệu quả cơng ty. Tương tự như trong ngành ngân hàng, chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô khá rộng (Rasmussen, 1988; Hansmann 1996; Labie, 2001). Tổ chức tài chính vi mơ được sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận (NPO), các công ty cổ phần (SHFs) hay các nhà cung cấp tư nhân thường
dưới hình thức hợp tác xã (HTX). Trong đó, hình thức sở hữu NPO thường được
xem là có cấu trúc yếu hơn vì thiếu chủ sở hữu có quyền lợi tài chính (Jansson và Westley, 2004). Điều này, dẫn đến một vấn đề là hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mơ sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận thì thấp hơn khi sở hữu bởi các công ty cổ phần. Gutierrez - Nieto và các cộng sự (2007) đã cho thấy điều này khi
điều tra 30 tổ chức tài chính vi mơ ở Mỹ Latinh. Chính vì vậy, các nghiên cứu khác
nữa của Ledgerwood và White (2006), Hishigsuren (2006), Fernando (2004) lập luận cho rằng cần thiết chuyển đổi hình thức sở hữu NPO trở thành SHF. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính vi mơ cịn có nghĩa vụ phải tiếp cận với khách hàng
người nghèo. Do đó, hình thức sở hữu SHF trong các tổ chức tài chính vi mơ có
hiệu quả tài chính tốt hơn nhưng tiếp cận khách hàng nghèo ít hơn hình thức sở hữu NPO. Vì vậy, việc chuyển đổi hình thức sở hữu trong các tổ chức tài chính vi mơ cần thiết có những nghiên cứu thêm.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính vi mơ có thêm những tranh luận cho vấn đề này. Trước hết, các tổ chức tài chính vi mơ cần thực hiện tốt để tồn tại trong
kinh doanh. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính vi mơ sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận (NPO) có một lợi ích bù đắp là làm giảm lựa chọn bất lợi của khách hàng và rủi ro đạo đức (Hansmann, 1996; Desrochers và Fischer, 2002). Bởi vì, hình thức sở hữu NPO giúp cho các tổ chức tài chính vi mơ có thể để khai thác tốt hơn vào các mạng lưới thông tin địa phương.
Trong khi đó, Crespi và các cộng sự (2004), Bohren và Josefsen (2007) cho thấy hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng tiết kiệm là ngang bằng với các
ngân hàng thương mại ở Tây Ban Nha và Na Uy. Bên cạnh đó, Valnek (1998) báo cáo rằng những tổ chức xã hội hỗ tương đã vượt trội so với các cổ phiếu ngân hàng bán lẻ ở Anh. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát của các ngân hàng tại 15 quốc gia châu Âu, Iannotta và các cộng sự (2007) thấy rằng các ngân hàng tương hỗ và các tổ chức tài chính vi mơ sở hữu nhà nước, thể hiện một lợi nhuận thấp hơn so với các
ngân hàng tư nhân.
Bằng chứng lịch sử cung cấp trong Cull và các cộng sự (2006) cho thấy, trong các quốc gia Bắc Đại Tây Dương, xuất hiện các trung gian tài chính khác ngồi các tổ chức tài chính vi mơ, để cung cấp các khoản vay đối với doanh nghiệp nhỏ và cá
nhân. Ở Pháp, cơng chứng viên đóng vai trị này. Trong khi đó, ở các nước Anh và Mỹ vai trò này được đảm nhận bởi các ngân hàng thương mại nhỏ cũng như các cơng đồn tín dụng. Và ở Đức và các nước Bắc Âu, chức năng này được lấp đầy bởi
các ngân hàng tiết kiệm.
Tóm lại, những so sánh trong hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mơ với các loại hình sở hữu khác nhau đều cho thấy kết quả khả quan. Chính vì vậy, một giả thuyết có thể là cả hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng trong các tổ chức tài chính vi mơ của hai loại hình sở hữu NPO và SHF đều tốt.
Ở Việt Nam các tổ chức tài chính vi mơ cịn khá non trẻ nên chỉ chủ yếu là được sở
hữu bởi các tổ chức phi chính phủ, cịn các hình thức sở hữu khác là ít hơn nhiều. Chính vì vậy, bài luận văn chia các hình thức sở hữu các tổ chức tài chính vi mơ ở
Việt Nam làm hai loại: một là, các tổ chức tài chính vi mơ được sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận; hai là, các loại hình thức sở hữu khác. Do đó, bài luận văn thực hiện hồi quy với biến giả, các tổ chức tài chính vi mơ có hình thức sở hữu khác nếu biến giả là 1 và hình thức sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận nếu biến giả là 0.