Giải pháp nhằm đảm bảo tính thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành và phát triển thị trường trái phiếu hiệu chỉnh lạm phát tại việt nam (Trang 37 - 40)

Chương 4 : Khuyến nghị chính sách

4.2. Giải pháp nhằm đảm bảo tính thanh khoản

4.2.1. Tái cấu trúc TTTP

Từ kinh nghiệm của thế giới, nghiên cứu đề xuất VBMA, UBCKNN, KBNN và Bộ Tài chính cần phối hợp với nhau nhằm thực hiện tái cấu trúc TTTP theo hướng: (1) Gộp các lô nhỏ trái phiếu lại với nhau thành những lô lớn và hướng các đợt phát hành tiếp theo sẽ phát hành những lô lớn, (2) Thống nhất các kỳ hạn trả lãi của trái phiếu vào những ngày xác định, (3) Xây dựng một lịch phát hành rõ ràng, cụ thể.

Trước mắt, việc gộp những lô nhỏ trái phiếu có thể làm bằng cách thực hiện nhóm các trái phiếu có những đặc điểm gần giống nhau (tổ chức phát hành, lãi suất coupon,…) thành một loại. Đối với các trái phiếu thiếu thanh khoản, Bộ Tài chính có thể tiến hành mua lại các loại trái phiếu này.

Trong ngắn hạn, việc thống nhất các kỳ hạn trả lãi có thể thực hiện được thống qua việc nhóm các loại trái phiếu lô nhỏ thành một lô lớn. Trong dài hạn, Bộ Tài chính có thể đưa ra quy định về việc thống nhất các kỳ hạn này. Những việc này nếu được thực hiện sớm thì sẽ tạo được tiền đề rất tốt để hình thành được đường cong lãi suất.

Xây dựng một lịch phát hành rõ ràng, cụ thể là điều cần thiết để thu hút lượng vốn đầu tư vào thị trường. Lịch phát hành cần phải đưa ra được thông tin: lượng vốn cần huy

động trong năm và từng thời điểm, loại trái phiếu nào sẽ được phát hành. Để thực hiện được điều này, Bộ Tài chính cần phải thống nhất với KBNN và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, hai tổ chức phát hành trái phiếu lớn nhất, về nhu cầu và thời điểm huy động vốn, từ đó, xác định nhu cầu vốn trong từng thời kỳ để xây dựng nên một kế hoạch phát hành chung. Đồng thời, Bộ Tài chính cần đưa ra quy định cụ thể về thời điểm và tỷ lệ phát hành TIPS tối thiểu trong năm. Điều này sẽ giúp làm giảm rủi ro thanh khoản của trái phiếu này.

4.2.2. Xây dựng chỉ số TTTP

Đây là việc cần phải thực hiện ngay trong ngắn hạn. VBMA cần phối hợp với UBCKNN và các Sở Giao dịch Chứng khoán để xây dựng chỉ số này. Trước mắt, vì TPCP là loại được giao dịch nhiều nhất và Chính phủ cũng là cơ quan phát hành lớn nhất (khoảng 80%) nên chúng ta có thể xây dựng chỉ số thị trường cho TPCP. Về dài hạn, chỉ số TTTP cần được xây dựng dựa vào một rổ các loại trái phiếu trên thị trường. Tỷ trọng của từng loại trái phiếu này trong chỉ số TTTP phụ thuộc vào kích cỡ của trái phiếu đó so với thị trường. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư có cơng cụ để định hướng thị trường dễ dàng hơn.

4.2.3. Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn

Theo các chuyên gia, việc xây dựng đường cong lãi suất chuẩn sẽ khá khó khăn vì vấp phải vấn đề cái vòng luẩn quẩn. Theo kinh nghiệm của các nước, trong ngắn hạn, việc xây dựng đường cong lãi suất cần dựa vào lợi suất chào mua, chào bán ở các kỳ hạn của các nhà tạo lập thị trường. Khi thanh khoản của thị trường gia tăng, lợi suất tham chiếu sẽ dựa vào lợi suất của các trái phiếu ở các kỳ hạn.

Do đó, nghiên cứu kiến nghị, để hình thành được đường cong lãi suất, bên cạnh việc tái cơ cấu lại TTTP, việc đầu tiên Bộ Tài chính cần thực hiện là hình thành những giải pháp để xây dựng được hệ thống các nhà tạo lập thị trường (được trình bày rõ hơn ở phần sau). Từ đó, căn cứ vào các lợi suất chào mua, chào bán của các nhà tạo lập thị trường này, đường cong lãi suất cho thị trường sẽ hình thành.

4.2.4. Hình thành các nhà tạo lập thị trường

Các nhà tạo lập thị trường thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro vì thị trường cịn q non trẻ, chất lượng hàng hóa chưa cao, thanh khoản kém,… Nếu để thị trường tự hình thành hệ thống tạo lập thị trường hiệu quả thì sẽ cần nhiều thời gian. Để nhanh chóng hình thành hệ thống các nhà tạo lập thị trường, Chính phủ nên chủ động xây dựng chính sách phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường như hệ thống tiêu chí lựa chọn các nhà tạo lập thị trường, hệ thống quyền lợi và trách nhiệm của các nhà tạo lập thị trường.

Trước mắt, việc phát triển các nhà tạo lập thị trường tại TTTP Việt Nam có thể thực hiện bằng cách HNX tổ chức một trung tâm giao dịch báo giá trái phiếu. Những thành viên của trung tâm này phải luôn sẵn sàng chào giá hai chiều và sẵn sàng thực hiện giao dịch ở khối lượng đủ lớn trên cơ sở mức giá đã chào. Việc hình thành trung tâm này sẽ giúp làm giảm chi phí giao dịch của các thành viên thị trường so với giao dịch thỏa thuận như hiện tại, đồng thời, giúp gia tăng hơn tính thanh khoản cho thị trường.

Về dài hạn, UBCKNN cần phải luật hóa các quyền và nghĩa vụ của họ thơng qua việc ban hành những luật, quy định cần thiết về các nguyên tắc hành xử, luật chơi, đi kèm là các biện pháp thưởng, phạt rõ ràng. Mục tiêu của những quy định này là làm cho thị trường ngày càng minh bạch, từ đó, người tham gia thị trường càng đơng và tính thanh khoản sẽ ngày càng được cải thiện.

4.2.5. Xây dựng thị trường bán lẻ trái phiếu

Đây là công việc cần phải làm để phát triển TTTP. Trước hết, VBMA và UBCKNN cần phối hợp để tạo điều kiện cho các thành viên thị trường có thể phát triển thành các nhà bán lẻ khi họ có đủ năng lực. Tiếp theo, UBCKNN cần ban hành quy định điều tiết để họ có thể xây dựng được các sàn giao dịch trái phiếu.

Việt Nam có thể áp dụng kinh nghiệm của Pháp trong việc luật hóa các quy định về sự tham gia của các nhà bán lẻ vào các đợt phát hành. Từ đó, các nhà bán lẻ sẽ phân phối cho các nhà đầu tư khác. Để thực hiện điều này, UBCKNN cần ban hành các quy định về việc bảo lãnh đấu giá của các nhà bán lẻ và phân phối cổ phiếu trên thị trường bán lẻ trái phiếu cho các nhà đầu tư nhỏ.

4.3. Xây dựng chỉ số giá đáng tin cậy

Chỉ số giá đáng tin cậy là chỉ số được thị trường và người dân tin tưởng. Chỉ số giá hiện tại của Việt Nam đang vấp phải hai nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến độ tin cậy. Đó là tính minh bạch và xung đột lợi ích. Do đó, giải pháp đề ra phải khắc phục được hai nguyên nhân trên. Giải pháp thường được các quốc gia trên thế giới áp dụng là thành lập một tổ chức thống kê độc lập, từ đó, xây dựng một chỉ số giá với tỷ trọng các loại hàng hóa được cơng bố rõ ràng. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, việc hình thành tổ chức như trên là khó có thể thực hiện được vì một tổ chức độc lập sẽ khó có thể xây dựng được một rổ hàng hóa phù hợp và được thị trường tin tưởng. Do đó, giải pháp đề xuất là VBMA phối hợp với GSO tiến hành xây dựng một chỉ số giá những hàng hóa cơ bản, với một tỷ trọng được công bố rõ ràng. Trong ngắn hạn, rổ hàng hóa này có thể bao gồm những loại như

vàng, xăng dầu, thực phẩm,… được phân bổ theo tỷ trọng phù hợp. Trong dài hạn, rổ hàng hóa cần phải phản ánh được nhu cầu thị trường hơn. Theo ông Lê Hồng Giang (2011), một chỉ số giá được xây dựng trên một rổ hàng hóa cơ bản với tỷ trọng được cơng bố rõ ràng sẽ vừa giải quyết được yêu cầu về tính minh bạch của chỉ số giá vừa làm giảm được xung đột lợi ích trong việc tính tốn và cơng bố chỉ số giá, từ đó, sẽ gia tăng được mức độ tin tưởng của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành và phát triển thị trường trái phiếu hiệu chỉnh lạm phát tại việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)