Nghĩa của việc hoàn thiện hệ thống XHTD KHDN đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 39 - 42)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4 nghĩa của việc hoàn thiện hệ thống XHTD KHDN đối vớ

Việc hồn thiện hệ thống XHTD nói chung và XHTD KHDN nói riêng chính là q trình chỉnh sửa, sửa đổi bổ sung mơ hình XHTD hiện tại với các giải pháp đề xuất và kiến nghị để dần hoàn chỉnh hệ thống XHTD. Kết quả thể hiện của quá trình hồn thiện XHTD là việc khắc phục được các hạn chế làm sai lệch kết quả XHTD, góp phần làm cho kết quả XHTD phản ánh chính xác, đúng bản chất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, rủi ro và triển vọng của doanh nghiệp. Qua đó, thể hiện khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp được XHTD đối với NHTM.

Thơng qua việc sàng lọc, phân loại KHDN, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro một cách chính xác, q trình hồn thiện hệ thống XHTD KHDN của các NHTM có ý nghĩa giúp hạn chế và giới hạn rủi ro tín dụng ở mức mục tiêu, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Khi các NHTM cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm xuống, và tất yếu dẫn đến tài sản rủi ro tín dụng giảm. Kết quả là hệ số an tồn vốn tăng, điều này dẫn đến hình ảnh ngân hàng trở nên đẹp hơn đối với thị trường, nhà đầu tư và các cơ quan giám sát.

Kết luận các vấn đề nghiên cứu chương I:

Trong chương này, đề tài đã trình bày khái qt về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra sự cần thiết phải XHTD trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

Trong hoạt động tín dụng, các NHTM sẽ gặp phải rủi ro đó là điều khơng thể tránh khỏi. Rủi ro tín dụng xảy ra do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân khách quan, có những nguyên nhân chủ quan. Biện pháp để nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các NHTM.

Để quản trị rủi ro tín dụng có nhiều cơng cụ, XHTD là một cơng cụ quản trị rủi ro tín dụng khoa học đã được sử dụng phổ biến tại các định chế tài chính trên thế giới và hiện nay cũng đang được các NHTM trong nước triển khai áp dụng.

Đề tài cũng trình bày những cơ sở lý luận về XHTD, các mơ hình XHTD của các tổ chức XHTD hàng đầu trên thế giới, yêu cầu đối với một hệ thống XHTD theo Basel II và một cơng trình nghiên cứu điển hình về XHTD với chỉ số Z-score của Altman. Đồng thời, đề tài cũng đã trình bày các hướng dẫn về XHTD doanh nghiệp của NHNN, một số mơ hình XHTD của các NHTM trong nước làm cơ sở để so sánh với mô hình XHTD đang áp dụng tại LienVietPostBank sẽ được trình bày trong Chương II của đề tài này.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHDN CỦA LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã xây dựng và triển khai ứng dụng XHTD khách hàng doanh nghiệp từ cuối năm 2008 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính trong nước. Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sữa nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đang thay đổi và các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện. Hiện tại, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một trong số các yêu cầu đối với hệ thống XHTD của NHTM bao gồm:

a) Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng đó.

b) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và khả năng quản lý của tổ chức tín dụng.

c) Hàng năm, tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

Như vậy, nhằm có thể đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ, và nâng cao hợn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thì LienVietPostBank phải thường xuyên xem xét điều chỉnh hệ thống XHTD của mình để có thể sàng lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn.

Ngân hàng TMCP Liên Việt chính thức được thành lập theo giấy phép số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập sau 15 năm hạn chế thành lập NHTM của NHNN. Các cổ đông pháp nhân sáng lập của LienVietPostBank bao gồm Công ty CP Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Công ty TNHH DV HK Sân bay Tân Sơn Nhất.

Đến tháng 07/2011, với sự sáp nhập của Công ty DV Tiết kiệm Bưu điện, Ngân hàng TMCP Liên Việt đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, đồng thời nâng vốn điều lệ của LienVietPostBank lên thành 6.010 tỷ đồng. LienVietPostBank đã và đang phát triển mạng lưới giao dịch trải rộng trên 3 miền của cả nước, ngoài Hội sở Ngân hàng tại tỉnh Hậu Giang và Trung tâm điều hành chính tại Hà Nội, LienVietPostBank cịn có hơn 30 chi nhánh và gần 100 phòng giao dịch tại các tỉnh thành trong nước.

Trong hơn 3 năm hoạt động, từ một ngân hàng non trẻ, đến nay LienVietPostBank đã đạt được nhiều thành tựu và tiêu chí đáng khích lệ về tổng tài sản, huy động vốn và cho vay thị trường 1. Một số chỉ tiêu tóm tắt tình hình hoạt động của LienVietPostBank trong thời gian qua trình bày theo Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tóm tắt tình hình hoạt động của LienVietPostBank trong thời gian qua

Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Tổng tài sản Tỷ đồng 17.367 35.521 56.132 Huy động vốn TT1 Tỷ đồng 8.315 13.454 26.662 Dư nợ cho vay TT1 Tỷ đồng 5.423 14.047 17.399 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 540 759 1.086 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 540 683 977 Vốn điều lệ Tỷ đồng 3.300 3.650 6.010 Tỷ lệ nợ quá hạn % 1,49% 0,99% 3,19% Tỷ lệ nợ xấu % 0,26% 0,42% 0,47%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)