Các yếu tố phi tài chính Tỷ trọng Điểm
trọng số
1 Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ 20% 17,8 2 Các nhân tố bên ngoài 10% 6,4 3 Quan hệ với Ngân hàng 35% 28,6 4 Các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 35% 27,4
Tổng điểm đã nhân trọng số 80,2
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt)
Tổng điểm XHTD của Công ty CP B là 67,48 điểm tương đương mức xếp hạng BBB như trình bày tại Bảng 2.12. Doanh nghiệp được đánh giá hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển, có một số hạn chế về tài chính và quản lý, rủi ro trung bình, có thể mở rộng tín dụng. Hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.
Bảng 2.12: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD của Công ty CP B
TT Chỉ tiêu Điểm chưa
nhân tỷ trọng Điểm đã nhân tỷ trọng Tỷ trọng 1 Chỉ tiêu tài chính 48,4 19,36 40% 2 Chỉ tiêu phi tài chính 80,2 48,12 60%
Tổng điểm 67,48 100%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt)
Tổng dư nợ vay ngân hàng của Công ty CP B đến hết quý III/2011 là 93.545 triệu đồng, tăng 34.133 triệu đồng so với thời điểm XHTD theo số liệu năm 2010 để thẩm định cho vay. Đến tháng 09/2011, Công ty CP B đã phát sinh nợ quá hạn tại LienVietPostBank do chậm trả lãi vay. Hiện doanh nghiệp này đã trả hết lãi vay cho ngân hàng và đang trong giai đoạn thử thách để có thể chuyển về nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Tình hình lạm phát, lãi suất cao, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, những biến động bất lợi của kinh tế thế giới; các yếu tố đó tác động lan truyền đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP B trong năm 2011 và giai đoạn sau đó. Bên cạnh đó, tình hình thanh tốn chậm cơng nợ các đối tác lớn của công ty sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp, đặt ngân hàng vào tình huống phải xem xét đến việc cơ cấu lại nợ vay khi đến hạn.
2.6 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của LienVietPostBank
Hệ thống XHTD của LienVietPostBank đã góp phần rất đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại khách hàng doanh nghiệp, từ đó giúp cho ngân hàng giảm được tỷ lệ rủi ro tín dụng trong mức cho phép. Kết quả XHTD doanh nghiệp được Ban điều hành và Hội đồng kinh doanh của ngân hàng sử dụng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất cho vay, các quy định về tài sản đảm bảo và một số chính sách ưa đãi khách hàng khác.
Kể từ khi áp dụng hệ thống XHTD từ cuối năm 2008 và sửa đổi lần đầu hệ thống XHTD vào năm 2010, hoạt động cấp tín dụng tại LienVietPostBank đã ghi nhận được nhiều kết quả tích cực. Nhờ việc đánh giá hợp lý mức XHTD của khách hàng, các đơn vị kinh doanh của LienVietPostBank đã chủ động có chính sách ưu đãi khách hàng vay, sàng lọc và tiếp thị KHDN có mức XHTD cao, nhờ đó gia tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác theo phân khúc thị trường KHDN cả về mức lãi suất cho vay, ưu đãi về tài sản đảm bảo, phí dịch vụ, thời gian thẩm định, .... Do đó dư nợ của LienVietPostBank tăng trưởng khá tốt qua các năm, từ mức dư nợ cho vay thị trường 1 năm 2009 là 5.423 tỷ đồng, đến năm 2010 là 14.047 tỷ đồng và đến năm 2011 là 17.399 tỷ đồng.
Bên cạnh những mặt tích cực như trên thì trong một số trường hợp, thực trạng XHTD KHDN của LienVietPostBank vẫn chưa đánh giá chính xác mức XHTD, rủi ro tín dụng hiện tại cũng như dự báo triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến số liệu về tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng chưa phản ánh được chính xác theo thơng lệ quốc tế, mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng chưa đảm bảo được vai trị chống đỡ rủi ro tín dụng hiện tại và trong tương lai cho ngân hàng.
Nhìn chung thì hệ thống XHTD doanh nghiệp hiện nay của LienVietPostBank là tương đối phù hợp và khắc phục được chủ quan trong chấm điểm các chỉ tiêu định lượng bằng cách đưa vào các chỉ tiêu phi tài chính. Tuy nhiên, từ thực tế
nghiên cứu như trên cũng cho thấy hệ thống XHTD doanh nghiệp có những hạn chế cần phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
2.6.1 Những kết quả đạt được
Mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ nói chung và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nói riêng là một cơng cụ tối ưu quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và chấm điểm tín dụng. Thơng qua tư vấn của các chuyên gia tài chính ngân hàng trong nước, LienVietPostBank đã xây dựng được và đang dần hồn thiện mơ hình XHTD doanh nghiệp áp dụng tại các đơn vị kinh doanh, mơ hình này tương đối phù hợp với các tiêu chuẩn đang sử dụng của các tổ chức tín nhiệm trên thế giới và hướng dẫn của NHNN. Mơ hình XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank tuân theo các trình tự, tiêu chí khá nghiêm ngặt và chặt chẽ, bao gồm: hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số; cách xác định giá trị của từng tiêu chí đánh giá; cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá; cách XHTD khách hàng doanh nghiệp và quan điểm cấp tín dụng, các ưu đãi kèm theo đối với từng mức xếp hạng.
Hệ thống XHTD của LienVietPostBank được xây dựng theo đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển của riêng ngân hàng này. Với hệ thống XHTD, việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank được thực hiện thống nhất. Nhìn chung thì mơ hình chấm điểm khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống XHTD của LienVietPostBank vẫn bám sát khung hướng dẫn của NHNN nhưng có sự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm xếp hạng của các NHTM trong nước và các tổ chức tín nhiệm trên thế giới. Mơ hình chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh đã có đưa vào nhóm chỉ tiêu dự báo ảnh hưởng của thay đổi chính sách Nhà nước và dự báo tác động của cạnh tranh đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đây là điểm tiến bộ nhằm tăng cường khả năng dự báo nguy cơ gặp khó khăn về tài chính trong tương lai của khách hàng được xếp hạng.
Thông qua mơ hình này, LienVietPostBank tiến hành chấm điểm tín dụng đối với từng khách hàng để làm cơ sở quyết định giới hạn cấp tín dụng. Đây là một trong những công cụ giúp LienVietPostBank nâng cao chất lượng cấp tín dụng của ngân hàng, giúp lượng hóa được rủi ro khi giải quyết hồ sơ vay vốn, hạn chế được rủi ro trong q trình cấp tín dụng nhất là đối với khách hàng mới, tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank cũng mang lại nhiều lợi ích cho chính khách hàng, cải thiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Thời gian xử lý các giao dịch sẽ nhanh chóng hơn thơng qua việc chấm điểm tự động. Các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được chính sách ưu tiên cấp tín dụng, đặc biệt đối với khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và được xếp hạng cao có thể áp dụng cho các ưu đãi về tín dụng bao gồm nới lỏng các điều kiện cho vay, giảm lãi suất, nới lỏng các yêu cầu về tài sản đảm bảo và các ưu đãi khác. Hệ thống XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank đồng thời cũng chính là bộ lọc đối với những khách hàng có mức XHTD thấp (xếp hạng từ B, CCC xuống đến C), tùy theo mức độ xếp hạng rủi ro tín dụng để LienVietPostBank tăng dần các yêu cầu về điều kiện cho vay và tài sản đảm bảo, thậm chí có thể áp dụng các biện pháp nhằm tập trung thu hồi nợ trước hạn.
Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống XHTD doanh nghiệp cịn có chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phịng trực tiếp. Theo lộ trình hiện đại hóa các chuẩn mực ngân hàng, LienVietPostBank sẽ hoàn chỉnh hệ thống XHTD doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu phân loại nợ theo hướng định tính. Sau khi được NHNN phê duyệt, Ngân hàng sẽ tiến tới việc áp dụng trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đồi với NHTM.
2.6.2 Những hạn chế tồn tại cần khắc phục
Mơ hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank còn một số hạn chế, không thống nhất và trùng lắp giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
Theo mơ hình, nhóm chỉ tiêu tài chính đo lường khả năng sinh lời trong đó có chỉ số Biên lợi nhuận ròng, chỉ số này đo lường hiệu quả kinh doanh dựa trên lợi nhuận sau thuế có thể dẫn đến sai lệch nếu doanh nghiệp đang được áp dụng các ưu đãi về thuế. Chỉ tiêu tài chính này nên sử dụng tiêu chí lợi nhuận trước thuế để đo lường và so sánh với mức bình quân ngành, và được gọi là Tỷ suất lợi nhuận gộp. Phần chỉ tiêu tài chính thiếu các chỉ tiêu về lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, thể hiện khả năng phát triển và tiềm năng trong của doanh nghiệp.
Ngồi ra, nhóm chỉ tiêu phi tài chính đang được LienVietPostBank sử dụng là tương đối phù hợp và ở mức chấp nhận được. Trong số các nhóm chỉ tiêu này, chỉ tiêu Tình hình cung cấp thơng tin theo yêu cầu của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trong 12 tháng qua, là chỉ tiêu chưa thật sát với việc đo lường nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp. Hoặc có chỉ tiêu đang tính ngược như Mức độ quan hệ tín dụng với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, nếu mức độ quan hệ tín dụng càng cao hoặc doanh nghiệp chỉ có quan hệ tín dụng tại với LienVietPostBank thì điểm số là cao nhất. Thực tế thì những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, quy mơ lớn, thị trường càng đa dạng thì càng có xu hướng thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều TCTD để tìm kiếm mức ưu đãi tín dụng tốt nhất, đa dạng hóa nguồn vốn vay ngân hàng và tránh phụ thuộc vào một NHTM đơn lẻ. Ngồi ra, cũng có chỉ tiêu trùng lắp như Số lần cơ cấu lại nợ trong 12 tháng qua tại các TCTD, Số lần chậm trả lãi trong 12 tháng qua tại các TCTD, Số lần các cam kết mất khả năng/chậm thanh toán trong 12 tháng qua tại các TCTD, Lịch sử trả nợ của DN với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Mơ hình XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank đã phân chia quy mô doanh nghiệp theo ba cấp độ là quy mô lớn, vừa và nhỏ; tương ứng là bộ chi tiêu tài chính cho từng quy mơ doanh nghiệp. Tuy nhiên, mơ hình XHTD này chưa phân chia doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể mở rộng lên, tức doanh nghiệp quy mơ rất nhỏ, do loại doanh nghiệp này có đặc thù hoạt động kinh doanh khác so với doanh nghiệp quy mô thông thường.
Mơ hình XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank cịn thiếu phân định và chấm điểm đánh giá giữa doanh nghiệp đã kiểm tốn và chưa kiểm tốn. Mơ hình
chưa phân chia các hình thức sở hữu dẫn đến tính chất và hiệu quả hoạt động khác nhau giữa ba loại doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp khác) nhưng khơng có tiêu chí đánh giá khác nhau cho các doanh nghiệp này.
Những hạn chế trong mơ hình XHTD KHDN của LienVietPostBank có nguyên nhân chủ yếu từ nguồn lực nội tại của ngân hàng. Là một NHTM hoạt động chỉ hơn 3 năm, do đó qua thời gian, LienVietPostBank sẽ dần hoàn thiện hệ thống XHTD để hướng đến các chuẩn mực cho việc hội nhập với mơi trường tài chính quốc tế.
Kết luận các vấn đề nghiên cứu của chương II:
Trong chương này, đề tài đã giới thiệu tổng thể quá trình hình thành và phát triển, tình hình tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh đặc biệt là tình hình hoạt động tín dụng của LienVietPostBank.
Bên cạnh đó, đề tài đã đi sâu vào trình bày thực trạng mơ hình XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank, kết hợp với việc phân tích 2 tình huống XHTD thực tế tại ngân hàng để làm căn cứ đánh giá mơ hình XHTD hiện tại có phản ánh chính xác mức xếp loại của doanh nghiệp hay khơng.
Từ đó đề tài so sánh với các mơ hình XHTD trên thế giới và Việt Nam, để cho thấy những thành tựu và hạn chế cần bổ sung sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank với mơ hình sửa đổi bổ sung sẽ được trình bày trong Chương III của đề tài.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA LIENVIETPOSTBANK
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc các NHTM đương đầu với rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi, và thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên là môi trường khách quan hợp lý, yêu cầu đặt ra đối với nhà quản trị ngân hàng là làm thế nào để có thể hạn chế rủi ro ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Tại Việt Nam, để quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, các NHTM cần vận dụng một cách có hiệu quả các mơ hình lượng hóa rủi ro tín dụng như mơ hình chất lượng và mơ hình điểm số Z của Altman. Các mơ hình này được xem như là những cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định đúng trước khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó cũng cần những biện pháp hỗ trợ như thiếp lập quỹ dự phịng rủi ro, phân cấp mức phán quyết tín dụng, đào tạo đội ngũ chuyên môn, kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng sẽ giúp cho hệ thống các NHTM tại Việt Nam phát triển vững mạnh hơn trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế luôn là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của các NHTM, NHNN đã ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn về quản trị rủi ro tín dụng bao gồm quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung trong đó quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính (Điều 7) và lộ trình u cầu các NHTM phải để trình đề án XHTD nội bộ để NHNN xem xét, phê duyệt đã thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.
Mỗi NHTM đều có những kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh riêng biệt nên hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp sẽ có những đặc trưng khác nhau về tiêu chí đánh giá, số mức xếp hạng. Hầu như rất khó khăn để có thể xác lập một chuẩn XHTD doanh nghiệp cho tất cả các NHTM. Do vậy, các NHTM sẽ phải tự xây dựng hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với đặc thù riêng và có tham khảo hướng dẫn
của NHNN, tham khảo kinh nghiệm của các NHTM và các tổ chức xếp hạng trong nước cũng như trên thế giới.
Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống XHTD của các NHTM là phải cho phép thay đổi linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của mơi trường kinh doanh. Ngồi ra, cùng với tiến trình hồn thiện mơ hình XHTD doanh nghiệp của các NHTM, cũng cần phải chú ý đến vai trị kinh nghiệm và chun mơn của chính đối tượng cán bộ tác nghiệp.
Hệ thống XHTD doanh nghiệp nội bộ của LienVietPostBank đã phản ánh được tương đối chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế. Kết quả XHTD khách hàng doanh nghiệp là một trong những căn cứ để LienVietPostBank ra quyết định