Ngoại Thƣơng Việt Nam khi thực hiện bao thanh toán
2.2.4.1 Những thành cơng bƣớc đầu khi thực hiện bao thanh tốn tại NHNT
Việc NHNT nghiên cứu, xây dựng và phát triển hoạt động BTT là một hướng đi đúng đắn nhằm đa dạng hóa sản phẩm cho ngân hàng và đón đầu xu thế hội nhập. Qua hơn sáu năm áp dụng BTT ngân hàng NHNT đã đạt được những thành công bước đầu như sau:
- Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo về hoạt động BTT, ngân hàng NHNT đã giới thiệu thành cơng một hoạt động mới, đó là hoạt động BTT. Sự ra đời của hoạt động này bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều DN, đơn vị kinh tế hoạt động tại Việt Nam. Hoạt động BTT cũng đã phần nào đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của một số DN, thúc đẩy nhiều cơ hội kinh doanh mua bán. Quan trọng hơn, hoạt động BTT ra đời khẳng định được vị thế của các ngân hàng thương mại Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm dịch vụ để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi.
- Sự ra đời của hoạt động BTT góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng NHNT trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. NHNT không những khẳng định là ngân hàng hoạt động hiệu quả, cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất trong hệ thống các ngân hàng hiện nay, mà còn khẳng định là một trong những ngân hàng hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại hóa cơng nghệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với mức có thể. Ngồi ra đây cũng là một yếu tố thuận lợi nâng cao hình ảnh NHNT trong mắt các đối tác nước ngoài, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, liên doanh hợp tác,…tạo điều kiện thuận lợi cho định hướng phát triển lâu dài của NHNT.
- Sự ra đời hoạt động BTT đã khẳng định NHNT nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại khác luôn đặt vấn đề cung cấp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn là nhiệm vụ hàng đầu của mình.
Ngân hàng sẽ luôn theo sát sự biến động, phát triển kinh tế xã hội nhằm xây dựng, phát triển dịch vụ phù hợp với thực tế, có tính cạnh tranh cao, đảm bảo nguồn tài trợ vốn kịp thời cho hoạt động của DN.
2.2.4.2 Những hạn chế khi thực hiện bao thanh toán tại NHNT
Trải qua hơn sáu năm thực hiện hoạt động BTT, bên cạnh những thành công nhất định nêu trên, việc cung cấp hoạt động BTT của NHNT còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục và hoàn thiện hơn nữa:
- Do hiện nay các văn bản quy định về nghiệp vụ BTT còn chung chung và nhiều bất cập nên NHNT thực hiện BTT chủ yếu dựa trên quy trình riêng và kinh nghiệm hoạt động của hệ thống. Tuy nhiên, quy trình hướng dẫn thực hiện hoạt động BTT của ngân hàng vẫn chưa được xây dựng một cách chặt chẽ, còn chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng.
- Ngân hàng chưa có phịng ban chun về hoạt động BTT, số lượng nhân viên quản lý và phát triển hoạt động cịn ít, trình độ chun mơn các nhân viên cịn hạn chế, các nhân viên quản lý sản phẩm BTT hiện đang kiêm nhiệm quản lý các sản phẩm khác.
- Công tác marketing hoạt động BTT chưa đạt yêu cầu. Điều quan trọng nhất đối với sự thành công của một sản phẩm dịch vụ mới là phải tạo được sự nhận thức về sản phẩm đối với khách hàng, đồng thời phải tạo ra môi trường hiệu quả cho sản phẩm đó tồn tại và phát triển. Trên thực tế, công tác Marketing hoạt động BTT tại NHNT chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức về hoạt động BTT của nhân viên ngân hàng và khách hàng còn chưa rõ ràng, chưa thực sự hiểu hết công dụng và lợi ích của sản phẩm. NHNT đã tổ chức các cuộc hội thảo tại nhiều chi nhánh trong cả nước, tuy nhiên thành viên tham dự còn hạn chế, chưa thực hiện quảng cáo thông qua việc phát tờ rơi, in catalogue…do đó, số lượng khách hàng biết về dịch vụ BTT cịn ít.
- Đối tượng khách hàng được BTT tại NHNT hiện hay còn khá hạn chế. Hiện nay, hơn 90% DN Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ có ít vốn và ít, thậm chí khơng có tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, các khách hàng mà NHNT đã và đang chú trọng triển khai dịch vụ chủ yếu là những DN lớn, đã từng và đang có quan hệ tín dụng và tài sản thế chấp tại ngân hàng. Như vậy, vấn đề tiếp thị sẽ gặp khó khăn do thị trường bị co cụm, số lượng khách hàng có đủ điều kiện sử dụng sản phẩm BTT bị thu hẹp rất nhiều trong khi nhu cầu sử dụng sản phẩm này khá lớn.
- Hoạt động BTT chưa đa dạng. Hiện nay, NHNT chủ yếu thực hiện nghiệp vụ
BTT trong nước và xuất nhập khẩu có truy địi. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của NHNT như Duestche Bank, Citi Bank…đã thực hiện BTT miễn truy địi và đó cũng chính là hình thức mà các đơn vị BTT trên thế giới đang áp dụng. Qua đó cho thấy NHNT còn khá dè dặt trong lĩnh vực này, khiến cho khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm đi đáng kể khi mà các khách hàng ln mong muốn tìm kiếm những ngân hàng giúp họ giảm rủi ro ở mức thấp nhất.
- Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của sản phẩm, chưa có chương trình quản lý chung cho tồn hệ thống, hiện phải có nhân viên theo dõi tổng hợp số liệu bằng tay, chưa thuận tiện trong quá trình sử dụng hoạt động BTT.
- Đồng thời, NHNT chưa có phầm mềm quản lý chuyên nghiệp dành cho hoạt động BTT. Đối với những hợp đồng mua bán mà giá trị hợp đồng được thể hiện trên nhiều hóa đơn khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau, thì việc quản lý theo dõi các khoản phải thu dựa trên các hóa đơn sẽ rất phức tạp. Điều này dễ dẫn đến tình trạng trễ hạn, quá hạn của các khoản phải thu và như vậy ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng.
Mục đích cuối cùng khi phát triển một hoạt động là thu được doanh thu và lợi nhuận cao, mặc dù doanh thu BTT đã tăng qua các năm tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu phát triển của ngân hàng. Vì vậy, qua các hạn chế nêu trên thì việc phân tích và tìm ra ngun nhân cơ bản của những hạn chế đó là hết sức cần thiết.