CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Hiệp hội và địa phương
Đồ gỗ là một trong những ngành xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong những năm qua và chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới. Để giúp DN chế biến gỗ thoát khỏi bối cảnh khủng hoảng hiện nay và phát triển bền vững ngành gỗ trong tương lai thì việc hỗ trợ một cách hợp lý cho các DN là hết sức cần thiết. Chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau:
- Về phía Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước (Bộ, ngành có liên quan)
Một là, Nhà nước cần quy định ngắn gọn các thủ tục đăng ký trồng rừng và
rút ngắn thời gian đăng ký cho các DN có nhu cầu đầu tư trồng rừng. Điều này là cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Khi đã ổn định nguồn nguyên liệu thì DN sẽ chủ động hơn trong chu trình chi phí. Do đó, DN sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn
Hai là, Bên cạnh việc hỗ trợ vay vốn đối với các DN trồng rừng, Nhà nước
cũng cần có chính sách hỗ trợ vay vốn cho các DN chế biến gỗ. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ là một trong năm ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của đất nước nhưng lại chưa được áp dụng một chính sách ưu đãi vay vốn nào khi mà ngành này vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, rất nhiều DN đang muốn chuyển sang sản xuất cả mặt hàng nội thất nhằm giảm bớt các chi phí sản xuất, tăng doanh thu xuất khẩu, nhưng giá trị đầu tư trang thiết bị ban đầu lại cao hơn nhiều so với đầu tư làm hàng ngoại thất nên đã trở thành gánh nặng về tài chính đối với các DN.
Ba là, Chính phủ nên sớm hình thành trung tâm kiểm nghiệm chất lượng đồ
gỗ quốc tế tại Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên kết hợp với HĐQT rừng thế giới tiến hành nhanh chóng việc thẩm định và xác nhận các khu rừng có đủ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững để được cấp chứng chỉ rừng FSC.
Bốn là, Bộ Công thương nên quan tâm nhiều hơn đối với công tác xúc tiến
thương mại sản phẩm gỗ. Tổ chức những hội chợ triển lãm về đồ gỗ với quy mô lớn nhằm gây ấn tượng đối với người tiêu dùng trong nước và các DN nước ngồi.
Năm là, Nhà nước cần Nâng cao vai trị, chức năng của Hiệp hội chế biến gỗ.
Cần nghiên cứu triển khai xây dựng những cụm chế biến gỗ tập trung để các DN có thể liên kết với nhau hình thành các chợ nguyên liệu, nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhau với chi phí thấp nhất.
- Về phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định
+ Hiệp hội cần phát huy vai trò trong việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định, các rào cản kỹ thuật thương mại quốc tế, nội dung cam kết WTO, chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu, dự báo chính xác tình hình cung – cầu, xây dựng kênh thông tin mở, chia sẻ thơng tin thị trường, cơng tác tìm kiếm thị trường mới, phân công thị phần,... tránh chống chéo khách hàng nhằm giúp DN chủ động hội nhập kinh tế, giảm rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa.
+ Hướng dẫn các DN phát động phong trào tái cơ cấu sản phẩm, bộ máy quản lý, cân đối nguồn vốn và kế hoạch tài chính đầu tư phù hợp, tiến hành thay thế dần thiết bị kém hiệu quả hoặc đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tiết kiệm NVL, năng lượng, tham gia sản xuất sạch hơn, hạn chế ơ nhiễm mơi trường.
+ Thực hiện rà sốt, điều chỉnh bổ sung Đề án phát triển sản phẩm đồ gỗ nội thất đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 phù hợp tình hình mới; đề xuất các giải pháp thiết thực mang tính khả thi, định hướng chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.
+ Thường xuyên phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức các hội thảo tìm giải pháp nâng cao chất lượng quản trị DN; phối hợp với các ngân hàng thương mại tổ chức các buổi tọa đàm triển khai các giải pháp hỗ trợ cho các DN; tổ chức thành đoàn các DN đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mơ hình quản ký sản xuất tiên tiến chuyên ngành chế biến gỗ ở nước ngoài như Đài Loan, Đức, Ý,...
+ Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản của tỉnh cần phát huy vai trò của hiệp hội trong việc liên kết các DN cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung cấp thông tin về thị trường gỗ nhập khẩu, nhà xuất khẩu và những yêu cầu cần thiết cho DN.
- Về phía các sở ngành và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định
+ Cần tăng cường việc trồng rừng bằng cách giao khoán rừng cho các DN và người dân. Có chính sách ưu đãi về vốn vay để đầu tư đổi mới công nghệ, phối hợp với các cơ quanTrung ương trong việc xúc tiến thương mại, chủ trì phối hợp với các bên để tăng cường sự liên kết giữa các DN.
+ Cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gỗ; triển khai thực hiện quy hoạch các K- CCN (Khu – Cụm công nghiệp) nhằm sớm giải quyết mặt bằng cho DN đầu tư sản xuất công nghiệp (SXCN), nhất là các DN đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất. Tiếp tục đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có tại KCN Phú Tài và Long Mỹ để chuyển sang sản xuất gỗ nội thất. Phấn đấu đến năm 2015 đưa tổng công suất thiết kế các nhà máy lên 400,000m3/năm.
+ Cần tạo điều kiện cho DN đầu tư trồng rừng được thuê đất trồng rừng trong thời gian dài khoảng 50 – 100 năm với giá ưu đãi nhằm góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường và trợ giúp các DN chế biến gỗ thốt khỏi tình trạng thiếu NVL phải nhập khẩu đến 80% như hiện nay.
+ Cần Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển sản phẩm gỗ nội thất tỉnh Bình Định đến năm 2015 và đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất phù hợp tình hình thực tế (Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 13/5/2011) để chuyển đổi mạnh
mẽ từ đồ gỗ ngoài trời sang đồ nội thất.
+ Cần tập trung phát triển vùng nguyên liệu gỗ cứng trong tỉnh, trong nước và các tỉnh Nam Lào và tìm kiếm, gắn kết nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ nhập khẩu ổn định. Khuyến khích các DN nhận đất trồng rừng nguyên liệu gỗ lâu năm, không chỉ trồng rừng nguyên liệu gỗ mọc nhanh như hiện nay.
+ Phối hợp các trường dạy nghề, cơ sở sản xuất tổ chức đào tạo công nhân, cán bộ quản lý ngành công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt đào tạo công nhân sản xuất chế biến gỗ nội thất đáp ứng nhu cầu phát triển của các DN.
+ Nâng cấp, mở rộng phát triển Sàn giao dịch Thương mại điện tử chuyên ngành đồ gỗ Bình Định (www.binhdinhwood.com); hỗ trợ cộng đồng DN ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ. Triển khai thực hiện tốt chính sách xúc tiến thương mại góp phần tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng.
+ Thông qua Cục Xuất Nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Uỷ Ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (Bộ Công Thương) khai thác các thông tin về thị trường, xu hướng tiêu dùng, các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu, dự báo và cung cấp đến các DN sản xuất hàng xuất khẩu để chủ động xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp, kịp thời chuyển đổi cơ cấu sản phẩm có lợi thế, có thị trường.
+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến đồ gỗ thông qua việc đầu tư nhà máy, các cơ sở sản xuất nguyên liệu và vật tư hỗ trợ cho việc sản xuất các mặt hàng đồ gỗ nội, ngoại thất nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Sở Công thương cần phát huy vai trị của mình trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của DN nhằm giúp cho DN trong việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tạo cơ hội mở rộng thị trường.
+ Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh thường xuyên phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề tổ chức đào tạo, dạy nghề cho lao động nhằm bổ sung lực lượng lao động có tay nghề cao cho DN.