Sáp nhập, hợp nhất, mua lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam đến năm 2015 (Trang 85 - 86)

3.2. Những giải pháp tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phầ n-

3.2.3. Sáp nhập, hợp nhất, mua lại

Song song với việc yêu cầu các NHTM phải tăng vốn theo lộ trình thì ngày

11/02/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp

nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng như một lời cảnh báo xu thế mà các Ngân hàng nhỏ, yếu tiềm lực tài chính phải trãi qua.

Khi một ngân hàng có kế hoạch tăng vốn, các yếu tố thường được xem xét: Một là nội lực cổ đông, hai là bán cổ phiếu ra bên ngoài và ba là chào bán cổ phần

cho các nhà đầu tư/ ngân hàng nước ngoài. Hai phương án đầu đã được các ngân hàng trong nước áp dụng nhưng khơng thành cơng, chỉ cịn phương án bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài hoặc sáp nhập với các ngân hàng khác (xu thế

M&A) là khả thi nhất trong hoàn cảnh hiện tại.

Xu hướng mua lại, sáp nhập, hợp nhất khơng cịn là mới tại các nước phát

triển, nhưng ở Việt Nam thì vẫn chưa có những thương vụ thực sự đáng kể, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chính vì vậy, theo nhận định chung của đại diện NHNN, Nghị định 141/NĐ-CP sẽ tạo ra một cuộc sáp nhập để đáp ứng đủ vốn điều lệ, qua đó nâng cao năng lực của khối các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vốn nhỏ bé, ít sản phẩm dịch vụ và thiếu sức cạnh tranh khu vực.

NHNN tỏ ra hết sức cương quyết với các trường hợp khơng có khả năng tăng vốn để đảm bảo vốn pháp định. Nếu hạn cuối ngày 30/9/2010, ngân hàng nào không bổ sung kịp vốn điều lệ sẽ phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân và tự chọn cho mình các hình thức như: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, tự giải thể…. Tuy việc tăng vốn đã được NHNN gia hạn đến hết năm 2011, nhưng theo tình hình hiện

nay, xu hướng mua lại, sáp nhập, hợp nhất rất có khả năng diễn ra mạnh mẽ sau năm 2011.

Bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội NH, cho biết cái khó của NH

là ở lộ trình tăng vốn tiếp theo từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng trong một tương lai không xa. Nhưng tâm lý của các NH không ai muốn thương hiệu bao nhiêu năm gầy dựng của mình bị mua bán, sáp nhập. TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Kinh

doanh Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, cho rằng mua bán, sáp nhập NH thường được xem như là điều nhạy cảm và dễ gây tâm lý “dị ứng” nhưng đó là điều rất

bình thường, thậm chí sẽ tốt nếu các NH đuối sức trong việc tăng vốn.

TS Lê Thẩm Dương cũng cho biết thông tư hướng dẫn việc mua bán, sáp nhập, giải thể của NH đã được hướng dẫn cụ thể nhưng vấn đề khơng phải dễ dàng. Bởi việc tăng vốn cịn phải chịu thêm một áp lực khác đó là quản trị sao cho tốt vì vốn lớn, quy mơ lớn đồng nghĩa với rủi ro cao, địi hỏi phải có sự điều hành quản lý chuyên nghiệp.

Mặt khác, nếu hai NH cùng nhỏ, nhập lại với nhau thì gần như là một người

“đi hai chiếc dép trái” nên cũng khơng mấy thuận lợi. Cịn nếu như một NH nhỏ sáp

nhập NH lớn thì dễ xảy ra chuyện NH lớn muốn thơn tính... Chưa kể, về mặt kỹ thuật, hình thức sáp nhập cũng nhiêu khê, như đánh giá năng lực nội tại của NH, các khoản nợ xấu, nợ quá hạn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam đến năm 2015 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)