CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QTDND VIỆT NAM
3.3. Bất lợi của Hệ thống QTDND
Hệ thống QTDND Việt Nam có một số bất lợi so với NHTM, cụ thể thiếu dịch vụ thanh toán hiện đại, năng lực kiểm soát nội bộ yếu và gây ra những bất cập cho các cơ quan quản lý nhà nước thực thi vai trò kiểm tra giám sát hệ thống QTDND.
3.3.1. Thiếu dịch vụ thanh toán hiện đại
Các QTDNDCS và QTDTW là các pháp nhân độc lập với nhau, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quy mô của từng QTDNDCS là rất nhỏ so với một NHTM nên các QTDND riêng lẻ không thể đầu tư vào một hệ thống thanh tốn hiện đại có khả năng cạnh tranh với các NHTM.
Vốn pháp định của một NHTM là 3 nghìn tỷ đồng trong khi vốn pháp định của QTDNDCS chỉ ở mức 100 triệu đồng. Hình 3-6 cho thấy đến cuối năm 2012, vốn CSH trung bình cũng chỉ ở mức trên dưới 2,5 tỷ đồng/QTDNDCS.
Hình 3-6: Vốn CSH bình quân một QTDNDCS
Hầu hết các QTDNDCS chưa hội đủ các điều kiện để trở thành thành viên tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng (Thông tư số 23/2010/TT-NHNN) về việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch của NHNN, duy trì số dư trên tài khoản, duy trì hạn mức nợ, cơ sở hạ tầng cơng nghệ, trình độ nghiệp vụ của nhân viên.
Để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thanh toán cho cả hệ thống QTDNDCS, QTDTW đứng ra làm đầu mối xây dựng trung tâm thanh toán cho cả hệ thống. Năm 2008, QTDTW bắt đầu đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán chuyển tiền nội bộ và hệ thống thẻ ghi nợ nội địa nhằm kết nối giữa hệ thống QTDTW với các QTDNDCS từ nguồn vốn tài trợ khơng hồn lại của Quỹ Gates Foundation và vốn tự có của QTDTW. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu của QTDTW và các QTDNDCS là độc lập với nhau (vì các pháp nhân độc lập) nên việc xây dựng hệ thống thanh toán tốn kém hơn so với NHTM (vì các chi nhánh và ngân hàng cùng là một pháp nhân).
Đến 31/12/2012, QTDTW mới chỉ kết nạp 38 QTDNDCS làm thành viên hệ thống thanh toán nội bộ. Số lượng các QTDNDCS tham gia làm thành viên thanh toán của QTDTW chưa nhiều nên QTDTW thường chịu lỗ trong hoạt động này. Số liệu trong bảng 5-4, Phụ lục 1 cho thấy QTDTW lỗ ở mảng cung cấp dịch vụ.
Trong khi đó, trên thị trường các NHTM khác đều cung cấp đầy đủ các dịch vụ thanh toán chuyển tiền rất cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của hệ thống QTDND Việt Nam hiện nay ở khu vực nông thôn là mạng lưới của Agribank. NHTM này là đối thủ cạnh tranh quan trọng nhất cả về lĩnh vực cho vay, gửi tiết kiệm cũng như lĩnh vực chuyển tiền, thẻ. Ở khu vực thành thị thì có nhiều cạnh tranh hơn như: NHTM cổ phần Á Châu, BIDV, Đơng Á, Vietcombank, Vietinbank, Sài Gịn Thương Tín…
3.3.2. Năng lực kiểm soát nội bộ yếu
Sơ đồ tổ chức của QTDNDCS điển hình tại hình 3-2 cho thấy mỗi QTDNDCS đều có một ban kiểm sốt gồm 1 trưởng ban và 2 thành viên, trong đó chỉ có một người chuyên trách. Bộ phận này trực tiếp kiểm soát các hoạt động và các chỉ tiêu an tồn của QTDNDCS. Các QTDNDCS chưa có kiểm tốn nội bộ và chưa được kiểm toán độc lập. Thành viên của Ban kiểm soát thường được bầu từ các thành viên của QTDNDCS vốn
xuất thân từ địa phương nên kiến thức, kỹ năng về tài chính ngân hàng cũng như kiểm soát nội bộ cịn hạn chế và cơng tác đánh giá rủi ro chưa được chuyên nghiệp hóa.
Thơng tư 44/2011/TT-NHNN về kiểm sốt nội bộ và kiểm tốn nội bộ có hiệu lực từ 12/2/2012, các QTDNDCS phải xây dựng đội ngũ kiểm toán nội bộ và làm quen với khái niệm kiểm toán nội bộ, trong khi đó, các NHTM đã được biết đến và thực thi việc xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định của Luật Các Tổ chức Tín dụng 1997. Việc thành lập bộ phận kiểm tốn nội bộ trong QTDNDCS sẽ làm tăng chi phí cho các QTDNDCS.
Hệ thống QTDND được thành lập từ những năm 1990, đã trải qua nhiều biến cố trong những năm qua. Khi rủi ro xảy ra, mặc dù thất thoát vốn ở mức độ thấp hơn nhiều các NHTM nhưng phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của vụ việc và hiệu ứng lan tỏa sang các QTDNDCS khác lại rộng. Một số nơi còn xảy ra việc trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách cùng tham gia vào các vụ việc sai phạm như trường hợp QTDNDCS xã Ninh Vân (Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình) giả mạo chữ ký, lập hồ sơ vay vốn giả, theo Vũ Văn Đạt (2013). QTDNDCS Phương Tú (Huyện Ứng Hòa, Hà Nội) bị thất thoát 14 tỷ đồng do sai phạm của các cán bộ nhân viên của QTDND bị NHNN Hà Nội phát hiện theo Nam Anh (2011).
Ở nhiều QTDNDCS đã xuất hiện tình trạng phân chia lợi ích cục bộ theo nhóm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trong thực hiện quy chế làm việc, quy trình nghiệp vụ và mất đồn kết, kiện tụng tố cáo nội bộ, làm mất ổn định hoạt động của QTDND, gây hoang mang, mất niềm tin đối với thành viên. Ví dụ trường hợp QTDNDCS Liên nghĩa (Đức Trọng - Lâm Đồng) là một trong những QTDNDCS lớn trong hệ thống và rất cạnh tranh với NHTM ở Đức Trọng. Vụ việc phao tin đồn thất thiệt và sự cấu kết chia bè phái trong nội bộ quỹ xảy ra năm 2011 đã làm cho nhiều người đến rút tiền, dẫn đến tình trạng mất thanh khoản theo Diệu An (2011). Nhờ có sự hỗ trợ điều chuyển vốn kịp thời của QTDTW và NHNN tỉnh, QTDND Liên Nghĩa đến nay đã khắc phục được sự cố và đã ổn định hoạt động của quỹ.
Những năm gần đây trình độ cán bộ của các QTDNDCS tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Còn nhiều cán bộ chủ chốt làm việc ở QTDND, nhất là ở vùng nông thôn chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn trong lĩnh vực kinh
doanh ngân hàng. Nhiều người từ các vị trí làm việc trong bộ máy chính quyền, đồn thể ở địa phương sang. Một số cán bộ được đào tạo trung cấp, sơ cấp nhưng ở các ngành, lĩnh vực khác. Phần lớn các cán bộ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ QTDND, số có trình độ đại học, cao đẳng về hoạt động ngân hàng không nhiều. Độ tuổi của cán bộ làm việc ở các QTDND tương đối cao. Mặt khác do cơ chế lãnh đạo theo nhiệm kỳ (họ được bầu cử qua Đại hội thành viên) nên đội ngũ cán bộ chủ chốt dễ thay đổi, do đó cơng tác đào tạo cũng chưa được cập nhật kịp thời dẫn đến việc hạn chế khả năng quản lý điều hành hoạt động QTDND có hiệu quả và đảm bảo an toàn.
3.3.3. Bất cập trong vai trò thanh tra giám sát hệ thống QTDND Việt nam
Về công tác thanh tra giám sát, hiện nay NHNN cấp tỉnh có chức năng thanh tra giám sát các QTDNDCS, và NHNN trung ương có chức năng thanh tra giám sát QTDTW và các NHTM.
Tính đến cuối năm 2012, bình qn mỗi tỉnh cũng có khoảng 20 QTDNDCS với các tỉnh có số lượng QTDNDCS lớn như Hà Nội (98 QTDNDCS), Thái Bình (85), Hải Dương (71), Thanh Hóa (66), Hưng Yên (65), Nghệ An (54), Ninh Bình (39), Nam Định (41)… , trong khi đó, số lượng cán bộ nhân viên của phòng thanh tra giám sát ngân hàng của NHNN cấp tỉnh thì chỉ có hạn (NHNN Đắc Lắc có 7 cán bộ).
Mặc dù khơng có số liệu thống kê về số hợp đồng vay vốn cũng như số sổ tiền gửi tiết kiệm, nhưng với số lượng thành viên là trên 1,7 triệu thì số hợp đồng vay sẽ vơ cùng lớn, chưa kể số lượng khách hàng vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm và số hộ nghèo không phải là thành viên được vay vốn. Ngoài ra số lượng sổ tiền gửi tiết kiệm cũng ở một con số đáng kể, vì các QTDND thường huy động các khoản tiền tiết kiệm nhỏ lẻ. Trụ sở và địa bàn hoạt động của các QTDNDCS nằm rải rác ở những địa bàn xa cũng tạo ra gánh nặng cho công tác thanh tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
NHNN cấp tỉnh phải tổng hợp số liệu từ của 1132 QTDNDCS và 1 QTDTW nên mất nhiều thời gian hơn so với việc tổng hợp số liệu của 39 NHTM và các chi nhánh nước ngoài. Các chỉ tiêu về an toàn của hệ thống QTDND lại khác so với NHTM. Ví dụ, hệ thống QTDND được áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 8% trong khi
NHTM phải đạt tối thiểu 9%. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động áp dụng đối với NHTM tối đa là 80%, trong khi tỷ lệ này không áp dụng đối với các QTDNDCS…
Đối với các QTDNDCS, việc tổng hợp báo cáo theo Thông tư 21/2010/TT- NHNN ngày 8/10/2010 (quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh NH nước ngồi) sẽ tốn kém nhiều thời gian, cơng sức so với các NHTM. Thủ tục giao nhận báo cáo cũng địi hỏi cơng sức của cả các QTDNDCS lẫn phía NHNN. Các QTDNDCS nộp báo cáo lên NHNN chi nhánh tỉnh, sau đó NHNN tỉnh nộp báo cáo tổng hợp của tỉnh lên NHNN trung ương.
QTDTW đã thực hiện kiểm toán độc lập từ năm 2007, còn các QTDNDCS lại chưa có kiểm tốn độc lập. Thông tư 39/2011/TT-NHNN ra đời cuối năm 2011 và có hiệu lực năm 2012 đã quy định các QTDNDCS phải có kiểm tốn độc lập. Việc này sẽ giúp cho công tác giám sát hệ thống QTDNDCS. Tuy nhiên, nó sẽ làm tăng chi phí đối với các QTDNDCS.
Từ những phân tích so sánh giữa hệ thống QTDND và NHTM ở Việt Nam, tác giả đã trả lời được câu hỏi thứ nhất của Luận văn về những lợi thế của hệ thống QTDND là lựa chọn, sàng lọc khách hàng và giám sát khách hàng, và những bất lợi của hệ thống QTDND là thiếu hệ thống thanh toán hiện đại, năng lực kiểm sốt yếu và những khó khăn bất cập trong cơng tác thanh tra giám sát của NHNN so với NHTM.
Trong phần tiếp theo, luận văn sẽ xem xét đánh giá vai trò của QTDTW trong việc giảm thiểu những bất lợi của hệ thống QTDND Việt Nam, để trả lời cho câu hỏi về việc chuyển đổi sang mơ hình NHHTX có phát huy thế mạnh và giảm thiểu những bất lợi của hệ thống QTDND Việt Nam hay không.