Vai trò của NHHTX trong hệ thống QTDND Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã (quỹ tín dụng nhân dân) trong bối cảnh kinh tế xã hội việt nam, phát triển bền vững hay thoái trào (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QTDND VIỆT NAM

3.4. Ngân hàng HTX trong hệ thống QTDND Việt Nam

3.4.4. Vai trò của NHHTX trong hệ thống QTDND Việt Nam

Từ cơ sở pháp lý trên cho thấy tên gọi là QTDTW hay NHHTX có thể thay thế cho nhau theo Quyết định số 200/QĐ-NH5 của Thống Đốc NHNN ngày 20/07/1995. Việc thay đổi tên gọi từ QTDTW sang NHHTX đã thể chế hóa theo đúng luật định.

Như phần 2.3 đã phân tích về tổ chức Apex, so sánh với trường hợp của Việt Nam, hiện nay chức năng liên kết hệ thống được thực hiện bởi 2 tổ chức là QTDTW (đến nay gọi là NHHTX) và Hiệp hội QTDND Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp hội QTDND Việt Nam mới ra đời năm 2006, không hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nên không thể đảm đương được chức năng làm tổ chức Apex của hệ thống. NHHTX cho thấy có đủ năng lực và tư cách để trở thành tổ chức Apex hơn.

Cũng giống như các tổ chức Apex trên thế giới, tại Việt Nam, NHHTX đã được Nhà nước hỗ trợ nhiều để đủ khả năng tương trợ hệ thống. Về thể chế, Luật các Tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư 31/2012/NHNN cho phép NHHTX có khn khổ pháp lý tương đối rõ ràng. Về năng lực tài chính, Nhà nước đã bỏ vốn thành lập QTDTW trước đây, và đến nay đã có kế hoạch nâng vốn điều lệ của NHHTX lên 3000 tỷ đồng.

Nhà nước cũng đã tạo điều kiện cho NHHTX được hoạt động trong phạm vi rộng khắp tồn quốc chứ khơng bó buộc trong phạm vi nhỏ hẹp như QTDTW trước đây. Cho phép NHHTX có một sân chơi bình đẳng với các NHTM khác trên thị trường. Thực tiễn hoạt động của QTDTW trước đây cho thấy, tổ chức này hoạt động chưa hiệu quả bằng một NHTM hay QTDNDCS trong hoạt động cho vay và huy động đối với khách hàng ngoài hệ thống.

NHHTX hay QTDTW trước đây đã thực hiện chức năng đảm bảo khả năng thanh khoản và khả năng chi trả của hệ thống QTDND thơng qua điều hịa vốn. Tuy nhiên, chức năng là ngân hàng bán buôn, cung cấp các sản phẩm đa dạng cho cả hệ thống còn chưa rõ nét, QTDTW mới chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán, cho vay hợp vốn, dịch vụ ngân quỹ, chưa có các sản phẩm dịch vụ đa dạng như bảo hiểm, dịch vụ kiểm toán, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo …. cho các QTDNDCS.

NHNN Việt Nam hiện nay chưa ủy quyền cho NHHTX thực hiện chức năng thanh tra giám sát các QTDNDCS như các mơ hình trên thế giới. Trong cơ cấu tổ chức của QTDTW chưa có bộ phận thanh tra giám sát các QTDNDCS, chưa có bộ phận kiểm tốn độc lập.

Mặc dù vậy, NHHTX sẽ được tiếp cận với hệ thống thông tin của NHNN để thu thập thơng tin liên quan đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, QTDTW được phép yêu cầu QTDND cung cấp báo cáo phục vụ cho mục đích điều hịa vốn và giám sát an toàn hệ thống, được phép kiểm tra giám sát hoạt động nghiệp vụ, thực hiện các quy định về an tồn của QTDND và được kiểm tốn, hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán nội bộ của các QTDND thành viên. NHHTX sẽ được tham gia vào việc quản trị QTDND thơng qua việc góp ý vào phương án nhân sự của quỹ trước khi QTDND tiến hành bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội Đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc QTDND; tham gia xử lý QTDND thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an tồn hoạt động.

Các QTDNDCS được hưởng lợi rất nhiều lợi ích từ việc là thành viên của một hệ thống liên kết nhưng lại chưa tương xứng với sự đóng góp của các QTDNDCS vào hệ thống liên kết này. Theo Thơng tư 31, các QTDNDCS chỉ góp vốn xác lập tư cách thành viên là 10 triệu đồng/quỹ và mỗi năm góp thêm tối thiểu 1 triệu đồng/quỹ, số tiền đóng góp sẽ được quyết định bởi Đại hội thành viên. Với tổng số QTDNDCS hiện nay là 1132 QTDNDCS, số vốn góp xác lập tư cách mới chỉ dừng ở 11,32 tỷ đồng. Mỗi năm tăng 1,13 tỷ đồng, quá ít so với trọng trách NHHTX phải đảm đương cho hệ thống QTDND.

Nhà nước khơng có quy định nào hạn chế việc NHHTX cho vay ngoài hệ thống trên địa bàn có QTDNDCS, ngồi quy định về tổng dư nợ cho vay ngồi hệ thống khơng được vượt 50% tổng nguồn vốn hoạt động.

Từ việc phân tích ở chương này, tác giả nhận thấy rằng để phát huy thế mạnh và giảm thiểu những bất lợi của hệ thống QTDND thì cần thiết phải có NHHTX, đóng vai trị là Tổ chức Apex. Trong phần tiếp theo, Luận văn đưa ra những khuyến nghị về chính sách đối với NHHTX để phát huy hơn nữa lợi thế và giảm bất lợi của hệ thống QTDND Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã (quỹ tín dụng nhân dân) trong bối cảnh kinh tế xã hội việt nam, phát triển bền vững hay thoái trào (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)