2.1. Tình hình biến động giá vàng từ đầu năm 2008 đến tháng 07/2011
2.1.3. Biến động do tác động của chính sách nhà nước ban hành
Tình hình giá vàng trong nước đầu năm 2011 tiếp tục diễn ra theo chiều hướng cuối năm 2010. Đến tháng 04/2011 lại có sự khác biệt so với biến động của giá vàng thế giới. Trong khi giá vàng thế giới tăng liên tục, giá vàng trong nước khá ổn định, tăng giảm không đáng kể. Thậm chí, tại một số thời điểm giá vàng trong nước lại đi ngược hướng so với giá vàng thế giới: từ ngày 04/04/2011 đến ngày 07/04/2011, ngược lại với giá vàng thế giới liên tục phá vỡ kỷ lục, giá vàng trong nước vẫn dao động trong khoảng 36,79 triệu đồng/lượng đến 36,88 triệu đồng/lượng.
Từ xu hướng trên, giá vàng thế giới và trong nước thu hẹp khoảng cách. Đầu tháng 3/2011, giá trong nước cao hơn thế giới hơn một triệu đồng một lượng, ngày 08/04/2011, chênh lệch đã được thu hẹp cịn vài chục nghìn đồng (36,99 triệu đồng/lượng so với giá vàng quy đổi với tỷ giá 20,718 là 36,65 triệu đồng/lượng)
(Thanh Bình, 2011). Đến ngày 14/04/2011, giá vàng quy đổi và giá vàng trong nước
đã sát lại với nhau (37 triệu đồng/lượng nếu tính với tỷ giá 21.000 VND/USD) (Lệ
Ngày 20/04/2011, giá vàng thế giới đang trên đà tăng và lần đầu tiên phá mốc 1.500 USD/ounce, giá vàng trong nước vẫn chỉ điều chỉnh tăng nhẹ làm cho giá vàng quy đổi đã trở nên đắt hơn giá vàng trong nước. Bắt đầu từ ngày 16/04/2011, giá quy đổi là 37,55 triệu đồng/lượng so với 37,26 triệu đồng/lượng; Ngày 21/04/2011 là 38,10 triệu đồng/lượng so với 37,67 triệu đồng.lượng (Lệ Chi,
2011)
Nguyên nhân chủ yếu của diễn biến trên là: Tại nghị quyết số 11 ban hành ngày 24/02/2011 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới (Kỳ Duyên, 2011). Bên cạnh đó, có một số nguồn tin tiết lộ ý tưởng mua bán một chiều đang được đề xuất: hoạt động kinh doanh vàng miếng sẽ dần bị thu hẹp và tiến tới ngừng hồn tồn, theo đó, người dân chỉ có thể bán cho Ngân hàng Nhà nước hoặc các đầu mối do cơ quan này chỉ định, mà không được phép mua lại. Gây nên tâm lý lo ngại và thị trường đã phản ứng nhanh chóng với ý tưởng này, giao dịch vàng miếng trong nước trở nên ảm đảm (Song Linh, Lệ Chi, 2011)
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới
Việc chính sách của nhà nước được đưa ra có ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nước khơng chỉ có sự kiện “nghị quyết số 11” này mà cịn có sự kiện “Thơng tư 22” diễn ra gần cuối năm 2010. ngày 28/10/2010, NHNN ban hành Thông tư 22 về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với TCTD nhằm siết chặt huy động và cho vay vàng với nội dung là:
- Các tổ chức tín dụng khơng được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng
miếng.
- Không được chuyển đổi vốn bằng vàng thành VND, đối với số vốn bằng
vàng đã chuyển đổi thành tiền trước đây phải giảm dần và tất tốn chậm nhất là ngày 30/6/2011;
- Khơng được huy động và cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá
vàng.
(Nhật Minh, 2010)
Thơng tư 22 được đưa ra đã có thể hạn chế được việc đầu cơ do trước đây, tổ chức tín dụng được chuyển tối đa 30% vốn bằng vàng huy động được thành tiền, nhưng có hiện tượng tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn bằng tiền chuyển đổi để quay vòng đầu cơ vàng và ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối và tỷ giá ; nhưng Thơng tư 22 cũng đã có tác động lớn đến tâm lý của nhà đầu tư do lo ngại nhu cầu vàng sẽ tăng lên khi các hợp đồng vay vàng toàn hệ thống đáo hạn, trong khi cung vàng trên thị trường khan hiếm do nguồn cung từ phía ngân hàng đã bị chặn lại. Do đó, Thơng tư 22 cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng và USD tăng cao bên cạnh tác động của giá vàng thế giới và việc điều chỉnh tỷ giá và bắt đầu giai đoạn giá vàng giao dịch trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi với mức chênh lệch có khi lên đến gần 4 triệu đồng/lượng.
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới
cuối năm 2010
Đó là về các chính sách nhà nước can thiệp trực tiếp vào thị trường vàng trong nước, trực tiếp làm giá vàng trong nước biến động.
Còn về việc can thiệp bằng thuế và hạn ngạch, cách can thiệp này tỏ ra khơng có hiệu quả đối với thị trường vàng hiện nay. Cụ thể là vào nửa sau năm 2010, thị trường vàng trong nước đã phải đối mặt với tình trạng: giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi một cách bất hợp lý, có lúc chênh lệch gần 4 triệu đồng/lượng. NHNN phải 3 lần cho nhập vàng để bình ổn giá vàng trong nước, NHNN đã 3 lần cho phép nhập khẩu vàng và giảm thuế nhập khẩu vàng từ 1% còn 0% do bộ tài chính ký quyết định sửa đổi Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ngày 12/11/2011 và tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% lên 10% kể từ ngày 01/01/2011
(Hồng Anh, 2011; Song Linh - Thanh Bình, 2011)
Tuy nhiên, trong tháng 11, mặc dù NHNN đã cho phép nhập vàng nhưng giá vàng trong nước vẫn tiếp tục cao hơn giá vàng thế giới từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng/lượng.