Giới thiệu sơ lƣợc về trƣờng Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu trường đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM (Trang 39 - 43)

6. Kết cấu đề tài

2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về trƣờng Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trƣờng Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đƣợc thành lập từ năm 1982 với tiền thân là trƣờng Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. Ngày 09/09/1982, Trƣờng đƣợc thành lập theo Quyết định số 986/CNTP của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm với tên gọi: Trƣờng Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. Trƣờng có nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật cho các cơ sở thuộc ngành Công nghiệp Thực phẩm ở phía Nam. Ngày 03/05/1986, trƣờng đổi tên thành: Trƣờng Trung học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM theo quyết định số 25/CNTP/TCCB của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm. Trƣờng có nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kinh tế, kỹ thuật hệ Trung học cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp thuộc ngành Công nghiệp Thực phẩm ở các tỉnh, thành phố phía Nam.

Ngày 02/01/2001, trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đƣợc thành lập theo Quyết định số 18/QĐ-BGD&DT-TCCB của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở nâng cấp trƣờng Trung học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. Nhiệm vụ của trƣờng giai đoạn này là đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kinh tế, kỹ thuật có trình độ Cao đẳng và các trình độ cấp thấp hơn nhƣ Trung cấp chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 23/02/2010, trƣờng Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đƣợc thành lập theo Quyết định số 284/QĐ-TTg, ngày 23/02/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp từ Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. Khi chính thức trở thành trƣờng đại học, các nhiệm vụ chính của trƣờng giai đoạn này là: Đào tạo các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề; đào tạo lại và đào tạo nâng cao; đào tạo sau đại học khi đủ điều kiện; nghiên cứu – triển khai ứng dụng công nghệ; hợp

tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trƣờng chú trọng vào nhiệm vụ phát triển và bồi dƣỡng đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành Công nghiệp – Thực phẩm cho xã hội, tham gia tích cực vào cơng cuộc Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc.

2.1.2. Tình hình hoạt động của trường

2.1.2.1. Về quy mô đào tạo

Nhà trƣờng chú trọng các điều kiện để phát triển quy mô gắn liền với nâng cao chất lƣợng đào tạo. Trƣờng thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho các ngành và nhu cầu học tập ngày càng lớn của xã hội. Lƣu lƣợng sinh viên hiện nay khoảng 17.000 em và sẽ tiếp tục tăng ở cả ba hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (xem hình 2.1). Nhìn vào hình 2.1 có thể thấy lƣợng sinh viên có sự tăng dần qua các năm, chứng tỏ trƣờng đã từng bƣớc khẳng định đƣợc giá trị thƣơng hiệu của mình đối với xã hội. Đối tƣợng tuyển sinh của trƣờng qua các năm chủ yếu là sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, thể hiện mục tiêu đào tạo của trƣờng là cung ứng đội ngũ nhân lực kỹ thuật chất lƣợng cao, tay nghề giỏi. Kể từ năm 1999, trƣờng mới bắt đầu đào tạo cử nhân cao đẳng. Hình 2.1 cịn thể hiện ở cột mốc năm 2006, số lƣợng sinh viên có sự giảm sút. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 – 2012 sau đó, lƣu lƣợng sinh viên nhập học vào trƣờng bắt đầu tăng trở lại. Năm 2010 trƣờng bắt đầu tuyển sinh hệ đại học.

Hình 2.1: Lƣu lƣợng sinh viên giai đoạn 1990 – 2012 của nhà trƣờng

(Nguồn: Phịng Cơng tác Chính trị Học sinh Sinh viên trường ĐHCNTP TP.HCM)

2.1.2.2. Về đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên chính là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị thƣơng hiệu của trƣờng. Hiện tồn trƣờng có 549 cán bộ, trong đó số giảng viên cơ hữu có 365 ngƣời. Số giảng viên đạt trình độ Phó giáo sƣ –Tiến sĩ là 7 ngƣời, Tiến sĩ và Nghiên cứu sinh là 26 ngƣời, Thạc sỹ và Cao học là 204 ngƣời, Cử nhân đại học là 125 và Thợ bậc cao là 3 (xem hình 2.2).

2.1.2.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nhà trƣờng luôn quan tâm, coi trọng việc xây dựng, bồi dƣỡng trình độ đội ngũ giảng viên đầu ngành và những cán bộ trẻ có năng lực, đặc biệt chú ý nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp. Nhà trƣờng đã có những hoạt động nhƣ tổ chức mở lớp bồi dƣỡng Nghiệp vụ sƣ phạm dành cho giảng viên theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mở lớp rèn luyện kỹ năng dạy nghề cho các giáo viên phụ trách khối lớp nghề. Ngồi ra, nhà trƣờng cịn cử giảng viên, cán bộ nhân viên đi học tập ở nƣớc ngồi nhằm khảo sát, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm đào tạo của các nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore… Cho đến nay, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ đã có những thành tựu nhất định. Chất lƣợng giảng viên, cán bộ nhân viên đƣợc nâng cao rõ rệt, phƣơng pháp giảng dạy mới với phƣơng tiện dạy học tiên tiến đang nhanh chóng thay thế cho phƣơng pháp giảng dạy lạc hậu, thụ động. Trình độ đội ngũ và cán bộ quản lý ngày càng đƣợc nâng lên rõ rệt. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp nâng cao giá trị thƣơng hiệu của trƣờng ĐHCNTP TPHCM.

2.1.2.4. Về cơng tác thực hiện chế độ, chính sách

Nhà trƣờng đã thực hiện các chính sách về nâng ngạch, nâng bậc lƣơng, tiền thƣởng, chế độ ƣu đãi, chế độ dạy thêm giờ đối với giảng viên, cán bộ nhân viên của trƣờng theo đúng chế độ, chính sách ban hành. Thu nhập bình quân của giảng viên, cán bộ công nhân viên năm sau đều tăng hơn năm trƣớc. Hàng năm nhà trƣờng đều tổ chức cho toàn thể giảng viên, cán bộ viên chức đi tham quan, du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nhà trƣờng thực hiện quy chế dân chủ trong tất cả các tiêu chuẩn thi đua, chỉ tiêu phấn đấu, mức độ khen thƣởng, kỷ luật đối với giảng viên, cán bộ, công nhân viên và sinh viên, bảo đảm tính cơng khai dân chủ thơng qua các kỳ Hội nghị Công chức và Đại

hội Cơng đồn hàng năm.

2.1.2.5. Về kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất

Đây chính là một thế mạnh của trƣờng trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Trong các năm qua, trƣờng đã thực hiện kết hợp công tác đào tạo với lao động sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm khoa học gắn với ngành nghề nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện, đồng thời có thêm nguồn thu phục vụ cho dạy và học.

Trƣờng đã đầu tƣ cải tạo lại Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm, trang bị thêm các thiết bị, dụng cụ tiên tiến để cho sinh viên thực tập thực hành, thƣờng xuyên tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực tế, thực tập tốt nghiệp tại các công ty, nhà máy. Nhờ vậy sinh viên sẽ có cơ hội làm quen với thực tế sản xuất, kỹ năng thực hành nghề đƣợc nâng cao.

2.1.2.6. Về cơng tác biên soạn chương trình, giáo trình

Công tác này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và khả năng cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ đào tạo của trƣờng. Trong những năm qua nhà trƣờng đã tập trung biên soạn lại tồn bộ chƣơng trình đào tạo các bậc học (trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng liên thông, đại học) theo hƣớng gắn với nhu cầu thực tế của xã hội phù hợp với xu thế thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu trường đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)