Một số ý kiến của tác giả về vấn đề hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp việt nam (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.3. Một số ý kiến của tác giả về vấn đề hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam

nghiệp Việt Nam

Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam và tình hình thực tế, tác giả có một số ý kiến về vấn đề hồn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, bài nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tương

quan âm đối với tỷ suất sinh lợi của tài sản. Kết quả này phù hợp với lý thuyết trật

tự phân hạng. Các doanh nghiệp nên cân nhắc, ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ khi có nhu cầu đầu tư. Trong tình hình kinh tế khó khăn, vấn đề vay nợ đang gặp nhiều rào cản vơ hình lẫn hữu hình từ phía các định chế tài chính và triển vọng kinh doanh khó nắm bắt như hiện nay, thì việc ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ là điều thiết thực và hợp lý, giúp ổn định và duy trì hoạt độnh kinh doanh lành mạnh, lâu

dài.

Thứ hai, kết quả thực nghiệm tìm thấy mối tương quan dương giữa cơ hội

tăng trưởng và cấu trúc vốn. Rõ ràng rằng, khi quyết định chọn nguồn tài trợ từ bên

ngồi, thì doanh nghiệp phải có khả năng tăng trưởng (và tăng trưởng cao) trong

tương lai nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Trong thời gian qua, dưới tác động của

cuộc khủng hoảng tài chính, có thời điểm lãi suất cho vay lên trên 20%/năm, do đó, nếu không cẩn trọng cân nhắc giữa vấn đề vay nợ và hiệu quả sử dụng vốn thì việc

gia tăng vốn vay sẽ gây thêm nhiều áp lực cho doanh nghiệp, thậm chí có thể lâm

vào tình trạng kiệt quệ tài chính.

Thứ ba, tính thanh khoản có mối tương quan âm đối với cấu trúc vốn. Điều này một lần nữa gợi ý các doanh nghiệp trước khi quyết định vay nợ nên tận dụng

mọi nguồn lực sẵn có của chính cơng ty mình để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Nếu

doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản thì nên phát huy thế mạnh này của mình: đẩy mạnh hoạt động bán hàng, giải phóng hàng tồn kho, phát triển thị trường, thúc đẩy việc thu hồi cơng nợ của các đối tác…. Chỉ có tự mình đứng vững

bằng thực lực của chính bản thân mình thì mới có thể tồn tại bền vững và lâu dài trong nền kinh tế đầy biến động và khó khăn như hiện nay.

Các doanh nghiệp cũng cần xem xét đến các yếu tố khác như: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, đặc điểm riêng của sản phẩm …. trước khi ra quyết định tài trợ. Các yếu tố này là đại diện cho tổng hợp các khía cạnh

khác nhau có liên quan đến tình hình chung của doanh nghiệp và việc xem xét đầy đủ các yếu tố là cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.

Ngoài ra, nhằm hạn chế các rủi ro tài chính có một số các yếu tố khác mà doanh nghiệp cần quan tâm như:

 Nhìn nhận nền kinh tế là một thực thể động, liên tục vận động và phát triển. Từ đó, các doanh nghiệp cần chủ động cập nhật các diễn biến mới, lý thuyết, tình hình phát triển mới của các vấn đề kinh tế để bảo vệ chính cơng ty của mình. Ví dụ vấn đề quản trị rủi ro: các tiêu chí nhìn nhận,

đánh giá và giảm thiểu tác hại ….

 Xây dựng cơ chế quản trị hiệu quả: từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế

2008, hơn lúc nào hết vấn đề quản trị rủi ro đã được nhắc đến thường

xuyên và thận trọng hơn. Theo đó, cần có cái nhìn khách quan và thực tế

đối với vấn đề rủi ro kinh tế, rủi ro kinh doanh từ đó có các biện pháp cần

thiết hiệu quả để giảm thiểu tác động của rủi ro. Cần quan tâm đến vấn đề phân quyền cho giám đốc quản trị rủi ro, xây dựng chính sách, chiến lược và quy trình quản trị rủi ro, khai thác tối đa thế mạnh của các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tài chính.

 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành nhằm phát hiện

nhanh chóng, kịp thời các rủi ro tiềm ẩn; minh bạch hố thơng tin; chuẩn hoá hệ thống kế toán. Khai thác thêm các kênh huy động vốn khác: vay

vốn từ các cán bộ công nhân viên công ty hoặc từ người thân, bạn bè; ln duy trì, đảm bảo mối quan hệ mua bán tốt với nhà cung cấp để có

thể tăng cường khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại từ các đối tác một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)