Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 49 - 57)

6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

6.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM

Bảng 6.6 Tổng hợp kết quả ước lượng mơ hình Tobit phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM

Variable TE PTE SE SIZE 0,034837 0,051644 0,013588 NIM 1,934840 3,838834 * 0,432449 LOTA -0,158521 -0,202419 -0,019454 ROA 0,946363 -5,226714 2,097212 LODE 0,189544 ** 0,237404 ** 0,075892 NPL -1,841394 ** -0,938512 -1,537850 ** NIE -9,963140 ** -11,50455 ** -6,221087 ** NII 5,677640 ** 10,87912 ** 2,336516 EQTA 0,866081 ** 1,343405 ** 0,475291 * CONC -6,766758 ** 1,010632 -7,256986 ** MS 0,878917 -0,229671 1,157727 OWN -0,048504 0,059646 -0,082059 ** GDP 0,044951 0,176192 -0,000935 CPI -0,456894 ** -0,240390 -0,433072 **

**, * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%

Nguồn: Tác giả tự tính tốn dựa trên kết quả ước lượng được

Bảng 6.7 Kết quả hồi quy mơ hình Tobit với biến phụ thuộc TE

`

Method: ML - Censored Normal (TOBIT) (Quadratic hill climbing) Date: 09/28/13Time: 00:05

Sample: 2009 2012

Included observations: 104 Left censoring (value) series: 0 Right censoring (value) series: 1

Convergence achieved after 7 iterations

QML (Huber/White) standard errors & covariance

Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C 2,276684 2,050253 1,110440 0,2668 SIZE 0,034837 0,029410 1,184527 0,2362 NIM 1,934840 1,328201 1,456738 0,1452 LOTA -0,158521 0,130983 -1,210239 0,2262 ROA 0,946363 2,113359 0,447801 0,6543 LODE 0,189544 0,060010 3,158553 0,0016 NPL -1,841394 0,703035 -2,619207 0,0088 NIE -9,963140 1,765302 -5,643873 0,0000 NII 5,677640 2,067501 2,746137 0,0060 EQTA 0,866081 0,259100 3,342653 0,0008 CONC -6,766758 1,841008 -3,675572 0,0002 MS 0,878917 0,859631 1,022435 0,3066 OWN -0,048504 0,029539 -1,642012 0,1006 GDP 0,044951 0,101658 0,442181 0,6584 CPI -0,456894 0,169183 -2,700598 0,0069 Error Distribution SCALE:C(16) 0,069585 0,007359 9,456382 0,0000 Mean dependent var 0,928567 S.D. dependent var 0,078208 S.E. of regression 0,054248 Akaike info criterion -0,753438 Sum squared resid 0,258970 Schwarz criterion -0,346608 Log likelihood 55,17876 Hannan-Quinn criter. -0,588619 Avg. log likelihood 0,530565

Left censored obs 0 Right censored obs 43

Bảng 6.8 Kết quả hồi quy mơ hình Tobit với biến phụ thuộc PTE

Dependent Variable: PTE

Method: ML - Censored Normal (TOBIT) (Quadratic hill climbing) Date: 09/28/13Time: 00:07

Sample: 2009 2012

Included observations: 104 Left censoring (value) series: 0 Right censoring (value) series: 1

Convergence achieved after 8 iterations

QML (Huber/White) standard errors & covariance

Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C -3,004839 2,646787 -1,135278 0,2563 SIZE 0,051644 0,033004 1,564764 0,1176 NIM 3,838834 1,596089 2,405150 0,0162 LOTA -0,202419 0,169237 -1,196066 0,2317 ROA -5,226714 2,862243 -1,826091 0,0678 LODE 0,237404 0,075501 3,144390 0,0017 NPL -0,938512 0,739215 -1,269605 0,2042 NIE -11,50455 2,732301 -4,210572 0,0000 NII 10,87912 2,582552 4,212546 0,0000 EQTA 1,343405 0,357571 3,757031 0,0002 CONC 1,010632 2,257267 0,447723 0,6544 MS -0,229671 1,030709 -0,222828 0,8237 OWN 0,059646 0,036888 1,616943 0,1059 GDP 0,176192 0,142768 1,234116 0,2172 CPI -0,240390 0,200494 -1,198986 0,2305 Error Distribution SCALE:C(16) 0,073080 0,009455 7,728974 0,0000 Mean dependent var 0,969962 S.D. dependent var 0,052038 S.E. of regression 0,044477 Akaike info criterion -0,223933 Sum squared resid 0,174080 Schwarz criterion 0,182896 Log likelihood 27,64451 Hannan-Quinn criter. -0,059114 Avg. log likelihood 0,265813

Left censored obs 0 Right censored obs 64

Bảng 6.9 Kết quả hồi quy mơ hình Tobit với biến phụ thuộc SE

Dependent Variable: SE

Method: ML - Censored Normal (TOBIT) (Quadratic hill climbing) Date: 09/28/13Time: 00:09

Sample: 2009 2012

Included observations: 104 Left censoring (value) series: 0 Right censoring (value) series: 1

Convergence achieved after 7 iterations

QML (Huber/White) standard errors & covariance

Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C 3,603812 1,727136 2,086582 0,0369 SIZE 0,013588 0,026724 0,508480 0,6111 NIM 0,432449 0,989144 0,437195 0,6620 LOTA -0,019454 0,103692 -0,187617 0,8512 ROA 2,097212 1,598533 1,311960 0,1895 LODE 0,075892 0,049583 1,530607 0,1259 NPL -1,537850 0,578451 -2,658567 0,0078 NIE -6,221087 1,306494 -4,761667 0,0000 NII 2,336516 1,569074 1,489105 0,1365 EQTA 0,475291 0,225167 2,110840 0,0348 CONC -7,256986 1,650712 -4,396277 0,0000 MS 1,157727 0,728315 1,589597 0,1119 OWN -0,082059 0,024885 -3,297530 0,0010 GDP -0,000935 0,080347 -0,011636 0,9907 CPI -0,433072 0,143074 -3,026922 0,0025 Error Distribution SCALE:C(16) 0,059937 0,006020 9,955826 0,0000 Mean dependent var 0,957365 S.D. dependent var 0,062046 S.E. of regression 0,044521 Akaike info criterion -0,835671 Sum squared resid 0,174426 Schwarz criterion -0,428842 Log likelihood 59,45490 Hannan-Quinn criter. -0,670853 Avg. log likelihood 0,571682

Left censored obs 0 Right censored obs 46

NIM: ở mức ý nghĩa 5%, NIM có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kỹ thuật

thuần PTE. Kết quả cho thấy tăng chênh lệch đầu ra và đầu vào nhờ vào các khoản thu từ lãi và đầu tư làm tăng hiệu quả kỹ thuật thuần của các NHTM. Tuy nhiên, kết quả này ngược với nghiên cứu của Gelos (2006), Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), việc tăng tỷ lệ lãi cận biên sẽ gặp khó khăn trong mơi trường cạnh tranh thu hút khách hàng từ các ngân hàng, chi phí đầu vào tăng và giảm biên độ lãi suất, vì vậy lãi biên lớn cho thấy sự cạnh tranh của các ngân hàng thấp và mức độ hiệu quả thấp.

LODE: tỷ lệ cho vay/tiền gửi. Ở mức thống kê 1%, LODE có ý nghĩa và ảnh

hưởng cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM. Điều này cho thấy, khi LODE tăng đồng nghĩa với hiệu quả của các Ngân hàng thương mại gia tăng. Tuy nhiên, việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản, một sự gia tăng tỉ lệ LODE cho thấy ngân hàng đang có ít hơn số tiền để tài trợ cho hoạt động cho vay và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột. Với mức trung bình LODE của tồn bộ mẫu trong khoảng thời gian nghiên cứu là 86,53% cho thấy hệ thống NHTM vẫn đang đảm bảo đủ nguồn huy động để đáp ứng các khoản cho vay, đồng thời hệ số ảnh hưởng đến hiệu quả không lớn, do đó các Ngân hàng cần phải quản trị tốt mức tỷ lệ này, đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Đáng chú ý, mức tỷ lệ cao nhất của LODE trong mẫu quan sát là 254% đối với Mê Kông thời điểm 2011, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng này phải sử dụng các nguồn khác để tài trợ hoạt động cho vay và đảm bảo nguồn sử dụng đem lại hiệu quả thanh khoản cho hoạt động ngân hàng.

Hình 6.3 Giá trị trung bình từng năm NIM, ROA, NPL, NIE, NII giai đoạn 2009-2012

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên số liệu Báo cáo tài chính của 26 NHTMCP nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2012

NIE: đúng như kỳ vọng, NIE ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả hoạt động

của NHTM nhưng chỉ có ý nghĩa đối với TE và PTE, kết quả giống với nghiên cứu của J.G. Garza-Garcia (2011). Hệ số ảnh hưởng khá lớn cho thấy việc giảm các khoản chi phí ngồi lãi (bao gồm cả chi phí hoạt động) giúp các Ngân hàng nâng cao được hiệu quả hoạt động.

Hình 6.4 Giá trị trung bình từng năm LOTA, LODE và EQTA giai đoạn 2009- 2012

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên số liệu Báo cáo tài chính của 26 NHTMCP nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2012

NII: cũng có ý nghĩa với TE và PTE như NIE, hệ số NII khá lớn cho thấy sự

chắc chắn khi tăng thu nhập ngoài lãi giúp các ngân hàng tăng được hiệu quả đồng thời giảm phụ thuộc vào các khoản thu từ lãi. Ngày nay, do sức ép của quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại không những bị cạnh tranh bởi các ngân hàng trong và ngoài nước mà cịn bị cạnh tranh bởi các tổ chức tài chính khác, vì vậy các dịch vụ Ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Phát triển nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ sẽ góp phần đem lại cho Ngân hàng những khoản thu nhập khá quan trọng. Tuy nhiên, nhìn vào Hình 6.3, có thể thấy giá trị trung bình NII các ngân hàng trong mẫu giai đoạn 2009-2012 hầu như giảm qua các năm. Sự suy giảm này có nguyên nhân là do các Ngân hàng đa số thực hiện các hoạt động đầu tư kém hiệu quả, dẫn đến thu nhập từ dịch vụ khơng đủ bù đắp để tăng thu nhập ngồi lãi. Đáng chú ý, theo Bảng 5.3, ở

mức tỷ lệ thấp nhất, có ngân hàng phải chấp nhận lỗ đối với các khoản thu ngoài lãi, với mức tỷ lệ -1,28%.

NPL: với mức ý nghĩa 1% đối với hiệu quả TE và SE, NPL có tác động ngược

chiều đối với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng làm xói mịn tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, số lượng các doanh nghiệp xin phá sản và giải thể tăng cao là một trong những thách thức cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

EQTA: có tác động dương đối với TE, PTE ở mức 1% và SE ở mức 5%, tuy

nhiên mức độ ảnh hưởng của biến này đến hiệu quả hoạt động là không lớn. Hầu hết các Ngân hàng ở Việt Nam đều theo đuổi chính sách tăng tổng tài sản, do đó kết quả này gợi ý, để hoạt động hiệu quả đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ EQTA, có nghĩa là các ngân hàng nên tăng vốn chủ sở hữu, với tỷ lệ tăng cao hơn tăng tổng tài sản. Trong ngắn hạn, việc tăng vốn của các ngân hàng góp phần tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, tăng khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản. Nhưng các Ngân hàng cũng cần phải thận trọng vì tăng vốn chủ sở hữu khơng phải là phương thức hiệu quả nhất để tăng hiệu quả hoạt động trong điều kiện hiệu suất giảm theo quy mô (Nguyễn Việt Hùng (2008)). Trường hợp EQTA quá lớn thì Ngân hàng cần phải xem xét lại việc lựa chọn chi phí vốn nhờ vào tài trợ bằng nợ hay vốn chủ sở hữu sẽ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng, từ đó có thể xem xét giảm hay tăng tỷ lệ này.

CONC: mức độ tập trung của các ngân hàng ở Việt Nam khá cao. Số lượng các

Ngân hàng quốc doanh ít nhưng Tổng tài sản của các Ngân hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng tài sản của toàn hệ thống. Mức độ này được tìm thấy có tác động ngược chiều với mức ý nghĩa 1% đối với TE và SE. Vì vậy, giảm mức độ tập trung sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nhìn vào Hình 6.4, Mức độ tập trung các ngân hàng nhìn chung giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Cùng với xu hướng sáp nhập, tái cơ cấu trong tương lai, kỳ vọng sẽ góp phần làm giảm đáng kể mức độ tập trung và đem lại hiệu quả hoạt động cho NHTM.

OWN: chỉ có ý nghĩa ở mức 1% đối với hiệu quả theo quy mô SE, biến động

ngược chiều với hiệu quả theo quy mô nhưng hệ số này khá nhỏ, điều này cho thấy các Ngân hàng có quy mơ lớn khơng đóng góp cho hiệu quả hoạt động của ngành. Có thể thấy được trong Bảng 6.2, khơng có ngân hàng có quy mơ lớn nào hoạt động có hiệu suất tăng theo quy mơ và số lượng các ngân hàng có hiệu quả giảm theo quy mô chiếm tỷ lệ cao trong mẫu nghiên cứu.

CPI: với mức ý nghĩa 1%, CPI tác động ngược chiều đến hiệu quả và có ý

nghĩa đối với TE, SE. Tuy nhiên, hệ số hồi quy thấp cho thấy mức độ tác động không lớn của biến vĩ mô CPI đối với hiệu quả hoạt động của NHTM. Với kết quả này, cho thấy mức độ hiệu quả hoạt động của các NHTM khơng hồn tồn chịu ảnh hưởng nhiều từ việc tăng giá cả tiêu dùng – một trong những chỉ số tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ vậy, các NHTM có nhiều lợi thế để gia tăng hiệu quả hoạt động nhờ vào việc cải thiện các biến vi mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)