Phân tích phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí dự án giao thông công cộng đại lộ võ văn kiệt (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 6 ỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC TÀI TR DỰ ÁN

6.3. Phân tích phân phối

Một Dự án bền vững ln cần có ủng hộ của các bên liên quan. Đối với một Dự án BOT thì điều này lại càng quan trọng vì mục tiêu của các bên hồn tồn khác nhau. Chắc chắn rằng mục tiêu của các nhà đầu tư chính là lợi nhuận và của Chính phủ là cung cấp dịch vụ cơng. Trong khi đó, những người đi đường và hành khách sẽ kỳ vọng chi phí cho việc đi lại sẽ giảm. Sự khác biệt về mục tiêu này dễ gây ra sự chênh lệch kỳ vọng giữa các bên là nguyên nhân dẫn đến thất bại của hầu hết các Dự án PPP. Chính vì vậy, mục đích của phân tích phân phối là xác định phân phối lợi ích rịng của Dự án tới các bên liên quan để xây dựng những chính sách hợp lý làm tăng tính vững mạnh của Dự án.

6.3.1. Các nhóm đối tượng chịu tác động của Dự án

Các nhóm đối tượng chịu tác động của Dự án: (1) Chủ đầu tư, (2) Người lao động, (3) Chính phủ, (4) Người thuê mướn dịch vụ ngoài vé, (5) Hành khách, và (6) Những người lưu thơng cịn lại trên đường.

6.3.2. Kết quả phân tích phân phối của hai phương án BOO và BOT

Phân tích phân phối cho hai phương án BOO và BOT được trình bày trong Phụ lục 12.1 và Phụ lục 12.2. Kết quả được tóm tắt trong Bảng 6.3.

Bảng 6.3: Kết quả phân phối phương án hợp đồng BOO và BOT

Nhóm liên quan Kết quả

BOO BOT

Lao động cơ bản 28.75 28.75 Hành khách 2448.44 1820.64 Doanh nghiệp -1860.72 -1860.72 Người đi xe máy -2818.19 -2818.19 Người sử dụng phương tiện khác 7083.34 7083.34 Chính phủ 1359.47 1553.78 FNPV @ WACC 178.7 1006.7 FNPV @ WACC - FNPV @ EOCK -504.3 -899.9 NPV ngoại tác @ EOCK 6241.1 5808.6

Tổng 5915.5 5915.5

6.3.3. Nhận xét kết quả phân tích phân phối

Chủ đầu tư sẽ nhận được một khoản lợi nhuận đầu tư tương ứng với suất sinh lợi mà họ yêu

cầu cho khoản vốn đóng góp vào Dự án.

Người lao động gồm có nhóm lao động có kỹ năng và nhóm lao động cơ bản. Những người

lao động có kỹ năng được cho là khan hiếm và có nhiều khả năng kiếm được việc làm tương tự64. Họ không phải là những người hưởng lợi từ Dự án tuy nhiên chênh lệch giữa mức lương kinh tế và tài chính của nhóm lao động này (khoảng 59 tỷ VND từ thuế, bảo hiểm) chính là nguồn lợi ích của Chính phủ. Trong khi đó, Dự án đem đến cơ hội tiếp cận nghề nghiệp đối với nhóm lao động cơ bản. Đây chính là tác động giảm nghèo của Dự án do một phần lợi ích sẽ được chuyển cho những người này thông qua chênh lệch giữa tiền lương tài chính và chi phí cơ hội của họ tương đương với 29 tỷ VND.

64

Trong hai phương án BOT và BOO, lợi ích của Chính phủ lần lượt là 1,553 tỷ VND và 1,359 tỷ VND chủ yếu từ thuế VAT và thuế TNDN. Tuy nhiên, nếu Dự án được thực hiện bởi các nhà đầu tư trong nước thì Chính phủ sẽ chịu thiệt do việc nhập khẩu thiết bị đòi hỏi một lượng ngoại tệ lớn mà giá trị của chúng trên thị trường không phản ánh giá trị thực trong nền kinh tế.

Người thuê mướn dịch vụ ngoài vé phải chịu một khoản chi phí tài chính tương đương với 1,860 tỷ VND. Mặc dù những lợi ích từ việc thuê mướn này không thể đo lường nhưng khả năng rất lớn những lợi ích mà họ nhận được sẽ lớn hơn chi phí mà họ bỏ ra65

.

Hành khách là người hưởng lợi trực tiếp từ Dự án. Họ phải chi trả một khoản tiền tài chính

tương đương với giá vé nhưng bù lại lợi ích chính mà họ nhận được là tiết kiệm chi phí thời gian, chi phí vận hành VOC và các lợi ích từ ngoại tác tích cực. Chênh lệch giữa lợi ích và chi phí này chính là thặng dư tiêu dùng mà các hành khách nhận được. Do giá vé trong phương án BOO thấp hơn BOT nên thặng dư người tiêu dùng trong phương án BOO sẽ cao hơn trong phương án BOT và giá trị này xấp xỉ 630 tỷ VND.

Những người lưu thơng cịn lại trên đường gồm có nhóm người sử dụng phương tiện thơ sơ

(xe đạp, xe máy) và nhóm người sử dụng các phương tiện cịn lại. Nhóm phương tiện thơ sơ chịu thiệt với mức độ thiệt hại vào khoảng 2,818 tỷ VND tương ứng với chi phí cơ hội mặt bằng Dự án. Trong khi đó, những người lưu thông bằng các phương tiện còn lại hưởng lợi nhiều nhất với lợi ích xấp xỉ 7,100 tỷ VND từ việc lưu thông thơng thống hơn.

6.3.4. Kết luận và lựa chọn phương án tài chính

Tóm lại, phương án BOT đem lại lợi ích nhiều hơn cho Chính phủ và ít hơn cho hành khách so với phương án BOO. Việc tăng lợi ích cho Chính phủ có thể giúp tái phân phối cho một bộ phận dân cư khác đang cần các dịch vụ cơng cung cấp bởi Chính phủ. Ngồi ra, những lợi ích trong việc học hỏi công nghệ và cách thức quản lý cũng là một ưu điểm của hợp đồng BOT so với BOO. Do đó, đề tài đề xuất thực hiện Dự án Tramway theo hình thức hợp đồng BOT.

65 Theo Crampton (2003) thì 30% doanh thu từ kinh doanh trong khu vực sẽ chuyển sang cho những dịch vụ kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí dự án giao thông công cộng đại lộ võ văn kiệt (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)