Tƣởng xây dựng mơ hình SDSVaR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa giữa các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG III: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. tƣởng xây dựng mơ hình SDSVaR

Quay trở lại với khái niệm VaR, VaR đo lƣờng mức tổn thất tối đa của danh mục hoặc tài sản trong một thời gian nhất định với xác xuất cho trƣớc (α = ), tức:

prob[returnt < -VaRt|t-1] = , trong đó t-1 là trƣờng thơng tin về lợi suất của tài sản đến thời điểm t-1.

Trong nghiên cứu của mình, Adrian và Brunnermmeire (2009) cho rằng VaR chỉ là phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro của mỗi tổ chức tài chính riêng lẻ, chứ khơng cho biết nó đóng góp bao nhiêu vào rủi ro hệ thống, chính xác thì rủi ro của toàn bộ hệ thống sẽ bị đe dọa nhƣ thế nào? Các tác giả cũng cho rằng cần có một phƣơng pháp mới thay thể cho VaR để có thể đo lƣờng: Thứ nhất, khi một tổ chức khó khăn thì sẽ có bao nhiêu tác động lan tỏa lên các tổ chức khác; Thứ hai, có bao nhiêu rủi ro tài chính trong phân phối đi thì có liên quan giữa các tổ chức tài chính chính yếu. Tác giả đề xuất phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro CoVaR, ở đó Co- là tiêu chuẩn đo lƣờng cho Conditional (trong điều kiện các sự kiện hệ thống khác nhau); comovement (sự di chuyển qua lại); contagion (tác động lây lan), hoặc contributing (mức độ đóng góp bao nhiêu vào rủi ro hệ thống).

Các CoVaR sử dụng phƣơng pháp tiếp cận khái niệm tƣơng tự nhƣ VaR, tức là

Prob [returnt< -CoVart|t-1] = 

Tuy nhiên, để đo lƣờng rủi ro cho các tổ chức tài chính bằng CoVaR, các thơng tin thiết lập Ωt-1 không chỉ bao gồm dữ liệu lợi suất quá khứ, chẳng

hạn:

t-1(VaR)={ri,t-1,ri,t-2,…,ri0} mà còn bao gồm VaR của tổ chức j khác, tức

t-1(CoVaR)={ri,t-1,ri,t-2,…,ri0,VaRj,t}.

Sử dụng hồi quy phân vị, các ƣớc tính CoVaR đƣợc thực hiện bằng cách hồi quy các phân vị θ% của việc phân phối lợi nhuận của tổ chức i trên một hằng số và lợi nhuận của tổ chức j, Rj. Các CoVaR giữa các tổ chức i và j đƣợc cho bởi các giá trị đƣợc đệ quy từ phƣơng trình:

𝐶𝑜𝑉𝑎𝑅𝑖,𝑗 = 𝑅 𝑖,|𝑉𝑎𝑅𝑗 = 𝛼 + 𝛽 𝑉𝑎𝑅𝑗

Trong đó:

Ri là chuỗi lợi nhuận theo thời gian của tổ chức i. Trong mơ hình các điều kiện tổ chức j – trong tình trạng khủng hoảng lợi suất từ tổ chức j, Rj, đƣợc thay thế bằng các giá trị rủi ro của tổ chức j, VaRj.

Dựa trên phƣơng pháp CoVaR, bài nghiên cứu của Adams, Füss và Gropp (2010, 2012) xây dựng và phát triển phƣơng pháp đo lƣờng giá trị SDSVaR, cung cấp các phƣơng pháp để kiểm tra xem β, tham số đo lƣờng cƣờng độ lan tỏa của VaRi trên VaRi , liệu có phụ thuộc vào các tình trạng của nền kinh tế hay khơng. Nhóm tác giả đã đƣa ra giả thuyết rằng β trong thị trƣờng bình thƣờng có ý nghĩa kinh tế rất ít, trong khi hiệu ứng lan toả trở nên rất quan trọng trong thời gian khủng hoảng tài chính.

Tác giả đề xuất cách tiếp cận 2 bƣớc để ƣớc tính hệ số lan tỏa β. Trái ngƣợc với mơ hình CoVaR của Adrian và Brunnermeier (2010), dựa trên hồi quy điểm phân vị để đệ quy mơ hình phân phối lợi nhuận (xem Koenker và

Bassett (1978), Koenker (2005)), các SDSVaR đề xuất trong mơ hình nghiên cứu này đề xuất mơ hình VaR. Điều này có những tác động quan trọng đối với việc giải thích kết quả mỗi bài nghiên cứu. Trong mơ hình CoVaR, các điểm phân vị  đƣợc thiết lập với giá trị thấp từ 1-5%. Kết quả là một ƣớc tính VaR đƣợc đƣa ra từ những điểm phân vị khác nhau của phân phối. Cách VaR của một tổ chức có ảnh hƣởng đến VaR của tổ chức khác, tức là hệ số lan tỏa, đƣợc giả định là nhƣ nhau cho dù thị trƣờng đi qua một khoảng thời gian trầm lắng hoặc ảnh hƣởng bởi suy thoái kinh tế. Trong cách tiếp cận SDSVaR, tác giả cho rằng trong thời gian thị trƣờng trầm lắng, khi các tổ chức có nhiều lực đỡ để hấp thụ những cú sốc, tác động lan tỏa rủi ro giữa các tổ chức tài chính có thể sẽ biên. Trong giai đoạn thị trƣờng này VaR là gần bằng khơng (ví dụ, tại điểm phân vị cao của phân phối VaR) và cho thấy ít biến đổi. Cịn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, hành vi của các VaR thay đổi đáng kể. Nguy cơ cao hơn phải đối mặt trên thị trƣờng khơng chỉ đƣa ra VaR âm lớn mà cịn gây ra tình trạng VaR kém ổn định hơn. Trong thời gian này liên kết không hoạt động đã đƣợc xây dựng trong thời kỳ trầm lắng đột ngột hoạt động và dẫn đến tác động lan tỏa cao giữa các tổ chức. Bằng mơ hình điểm phân vị khác nhau của phân phối VaR, tác giả có thể xác định phản ứng của các tổ chức với các cú sốc trong một thay đổi tổ chức khác với tình trạng của thị trƣờng. Tác giả giả định chọn phân vị  = 0.75 tƣợng trƣng cho tình trạng thị trƣờng trầm lắng,  = 0.50 cho giai đoạn thị trƣờng bình thƣờng,  = 0.125

cho giai đoạn thị trƣờng khủng hoảng. Trong chƣơng 4 tơi sẽ lí giải ý nghĩa của việc lựa chọn các phân vị khác nhau sẽ ảnh hƣởng đến hệ số lan tỏa rủi ro nhƣ thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa giữa các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)