Năng lực tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 26 - 28)

Bảng 2.27 : Kết quả hồi quy NIM với GDP, CPI

1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của cácNHTMCP NY

1.2.1.1 Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính của ngân hàng biểu hiện khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời, khả năng phòng ngừa và quản trị rủi ro. Tiềm lực về vốn chủ sỡ hữu ảnh hưởng đến quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng như khả năng huy động vốn và cho vay, khả năng đầu tư…các NHTMCP NY bắt buộc phải công khai tài chính hàng năm theo quy định nhằm giúp các nhà đầu tư có thể phân tích, đánh giá trước khi góp vốn vào ngân hàng thơng qua việc mua bán cổ phiếu và NHNN kiểm soát được mọi hoạt động kinh doanh. Do đó, nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì giúp ổn định tâm lý của nhà đầu tư, giữ vững niềm tin

của khách hàng tiền gửi, giữ vững nguồn vốn huy động, có khả năng gia tăng khả năng sinh lời vì khi đó, tổng tài sản tăng thì nguồn vốn cho vay tăng. Lúc đó, hoạt động cho vay tạo ra thêm lợi nhuận cho NHTMCP NY và thường chiếm một tỷ lệ khác lớn trong tổng lợi nhuận. Hoạt động cho vay được phản ánh bởi tỷ lệ cho vay.

Tỷ lệ cho vay = Dư nợ tín dụng

x 100 (1.5) Tổng tài sản

Khi ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao thì khả năng sinh lợi được cải thiện. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao thì rủi ro của ngân hàng cũng tăng theo vì khi ấy ngân hàng hầu như khơng có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn tiền gửi của khách hàng, đặc biệt là nợ xấu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Ngồi ra, chất lượng tín dụng có tầm ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời, nếu ngân hàng tồn đọng nợ xấu quá lớn, làm gia tăng chi phí trích dự phịng rủi ro, giảm thu nhập dẫn đến lợi nhuận giảm, được thể hiện qua chỉ số dự phòng rủi ro trên dư nợ tín dụng (LLR – Loan loss reserve to gross loans)

LLR = Dự phòng rủi ro x 100 (1.6)

Tổng dư nợ tín dụng

LLR cao cho thấy ngân hàng đang phải đối đầu với rủi ro cao nếu chất lượng tín dụng khơng tốt, mặc khác LLR cao có thể làm gia tăng lợi nhuận nếu chất lượng tín dụng tốt. Để phản ánh đúng LLR, địi hỏi các NHTMCP NY phải phân loại nợ chính xác, phải trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ cho các khoản nợ theo đúng quy định nhằm đánh giá tổng thể hoạt động cho vay của NHNN được chính xác. Vì mọi thơng tin đều phải được cơng khai minh bạch trên TTCK nên tỷ lệ nợ xấu cao thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh lời của NHTMCP NY. Vì vậy, ảnh hưởng uy tín của ngân hàng đối với các nhà đầu tư trên TTCK, có thể giá cổ phiếu sụt giảm, ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

Mặt khác, nếu năng lực tài chính của NHTMCP NY yếu kém thì khả năng thanh khoản kém. Khả năng thanh khoản có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, và được thể hiện qua tỷ số thanh khoản.

Tỷ số thanh khoản = Tài sản dự trữ x 100 (1.7) Nợ ngắn hạn phải trả

Nợ ngắn hạn phải trả bao gồm tiền gửi và tiền vay của TCTD trong nước, tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.

Nếu ngân hàng có khả năng thanh khoản cao sẽ làm gia tăng uy tín đối với khách hàng, qua đó có thể cải thiện được tình trạng huy động vốn. Tuy nhiên, nếu tài sản dự trữ quá cao điều đó có nghĩa là ngân hàng ít tập trung vào các tài sản có sinh lời như tổng dư nợ cho vay thấp, hoạt động đầu tư nhỏ lẻ, chưa đa đạng, điều này có thể làm giảm khả năng sinh lời trong hoạt động của ngân hàng. Như vậy, năng lực tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTMCP NY.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)