Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống (Hành vi bầy đàn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực nghiệm hiệu ứng bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 28)

2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯƠC ĐÂY

2.2 Ba luận cứ về Lý thuyết tài chính hành vi

2.2.3 Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống (Hành vi bầy đàn)

Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi khơng hợp lý, thì ảnh hưởng của giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho

dù là tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư có cùng một hành vi khơng hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài.

Một nghiên cứu của Rober Shiller về hành vi có tính đầu cơ và xã hội học. Ông nhấn mạnh rằng: “Đầu tư vào các tài sản mang tính đầu cơ là một hoạt động xã hội. Các nhà đầu tư dành một phần đáng kể thời gian rảnh của họ để bàn luận về đầu tư, đọc sách về đầu tư hay bàn tán về những thành công hay thất bại của người khác trong đầu tư. Vì thế, có thể nói những quyết định của nhà đầu tư (bao gồm cả giá của tài sản đầu cơ) sẽ bị ảnh hưởng bởi trào lưu xã hội. Thái độ hay phong cách dường như sẽ thay đổi theo nhiều chủ đề phổ biến khác nhau: chẳng hạn như chủ đề về thực phẩm, quần áo, y tế hay chính trị. Những thay đổi trong thái độ thường xảy ra rộng rãi hơn và thường xuất hiện mà khơng có bất kỳ lý do hợp lý rõ ràng nào. Thái độ hay phong cách liên quan đến đầu tư cũng sẽ thay đổi một cách tự nhiên hoặc theo phản ứng xã hội với một số sự kiện được ghi nhận rộng rãi”.

Người ta nói chung là khá tin bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp hơn là thông tin đại chúng. Những phương tiện truyền thơng như tivi, radio,… có khả năng lan truyền thơng tin nhanh nhưng nó vẫn chưa có khả năng chúng tạo ra hành vi chủ động vẫn còn hạn chế. Giao tiếp giữa các cá nhân với nhau là một trong những giao tiếp xã hội nhất mà con người có thể. Trong số những người được hỏi điều gì cuốn hút họ đầu tiên khi đầu tư vào một cơng ty, thì chỉ có 6% trả lời là báo trí và thời gian. (Shiller và Pound, 1986). Thậm chí nếu một người đọc rất nhiều, thì sự quan tâm và hành động của họ xuất hiện tương đồng với giao tiếp mang tính cá nhân.

Rủi ro mang tính hệ thống này hàm ý có sự tồn tại của hiệu ứng bầy đàn. Tuy nhiên hành vi bầy đàn, khác với các loại thuật toán hay sự trải nghiệm khác ở chỗ nó dẫn dắt người ta lạc hướng khi họ theo khuynh hướng chung của thị trường. Tức là hành động theo đám đơng, khi đó các nhà đầu tư không thật sự “độc lập” nữa.

- Thứ nhất, đó là áp lực tuân theo xã hội. Hầu hết mọi người đều muốn hòa

đồng và được chấp nhận bởi xã hội thay vì bị ruồng bỏ, do đó họ thường cư xử theo hành vi của đám đông. Khi áp lực lớn tới mức buộc phải tuân theo thì một người thay đổi quan điểm riêng khơng phải chỉ vì anh ta thực sự tin vào quan điểm đám đông mà chỉ là việc thay đổi quan điểm riêng dễ hơn việc thoát ra khỏi xã hội.

- Thứ hai, đó là trí tuệ đám đơng. Ngay cả khi bạn tin rằng hành động của

đám đông là sai, bạn vẫn thực hiện theo họ bởi tin rằng họ có thơng tin gì mà bạn chưa biết. Khi người ta bị đương đầu với những đánh giá của một nhóm lớn, họ có khuynh hướng thay đổi những câu trả lời “sai” của họ. Họ nghĩ đơn giản rằng tất cả những người khác không thể sai hay “đám đông ln đúng”.

- Thứ ba, đó là áp lực từ chính nhà đầu tư. Họ hoài nghi về khả năng của

mình và có phần quá tin vào khả năng của đám đông. Mâu thuẫn trong lựa chọn của họ nên theo đám đông hay tách lập với đám đông, kết quả là họ thiên về đám đông. Họ bán theo tâm lý bầy đàn bởi họ được an ủi rằng nếu mình mất tiền thì những người khác cũng sẽ mất.

Hành vi bầy đàn có 02 loại:

 Hành vi “gượng ép”: Chẳng hạn, mọi người cảm thấy không thể thắng được đám đông, nên để tránh bị dậm chân mà họ gượng ép theo đám đông.

 Hành vi “tự nguyện”: Thể hiện ở những người khôn ngoan nhất, họ tham gia vào hành vi bầy đàn chủ yếu với mục đích đầu cơ mang tính cá nhân mang tính lợi dụng, khi họ đưa vào “tài khoản ảo” trong đầu mình quan điểm/đánh giá của người khác, và thậm trí họ biết việc hành xử trong bầy đàn là sai hay khơng có cơ sở.

Hành vi bất hợp lý, dù là hành vi cá nhân hay hành vi của nhóm, đều gây ra sự xáo trộn trong thị trường, người ta gọi hiện tượng này là những “kẻ náo loạn thị trường” hay “những người giao dịch nhiễu”. Một nhà đầu tư thiếu thông tin nội bộ,

họ thường hành động một cách thiếu lý lẽ dựa trên lời đồn như thể họ đang nắm bắt thơng tin đó.

Trên đây là những tìm hiểu về Lý thuyết tài chính hành vi, phần tiếp theo sẽ là các ứng dụng của nó trong việc giải thích các hiện tượng liên quan đến hành vi con người trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giới hạn trong bài nghiên cứu này là phân tích thực nghiệm hiệu ứng bầy đàn dưới góc nhìn của Tài chính hành vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực nghiệm hiệu ứng bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)