.1 Các loại vốn cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo quy định của hiệp ước Basel 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam theo chuẩn mực của basel 3 (Trang 32)

Vốn tự có Nguồn vốn

Cấp 1 - Vốn nòng cốt

- Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn.

- Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại).

- Lợi ích thiểu số (Minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính.

- Lợi thế kinh doanh (goodwill).

Cấp 2 – Vốn bổ sung

- Lợi nhuận giữ lại khơng cơng bố.

- Dự phịng đánh giá lại tài sản.

- Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung.

- Công cụ vốn hỗn hợp.

- Vay với thời hạn ưu đãi.

- Đầu tư vào các công ty con và các tổ chức tài chính

khác.

Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường)

- Vay ngắn hạn

Vốn bắt buộc >= 8% x Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền

Tiêu chuẩn 3: Vốn tính theo rủi ro gia quyền

Tài sản tính theo rủi ro gia quyền (RWA) = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định

cho từng tài sản trong bảng CĐKT) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng) - Basel 1 đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100%... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này.

- Những thiếu sót của Basel 1: Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm

1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và

đến năm 1996, Bsael 1 đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro

thị trường.

- Mặc dù vậy, Basel 1 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm

hạn chế cơ bản của Basel 1 là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (khơng có u cầu vốn dự phịng rủi ro vận hành). Ngồi ra, cịn một số điểm hạn chế khác, như: không phân biệt theo loại rủi ro, khơng có lợi ích từ việc đa dạng hóa…

1.3.2.2 Những nội dung cơ bản của Basel 2

Nhằm khắc phục các hạn chế của hiệp ước Basel 1 và đáp ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động của hệ thơng ngân hàng thì Hiệp ước Basel 2 đã ra đời. Hiệp ước Basel 2 là hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Hiệp ước Basel 2

đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới tỷ lệ vốn an tồn tối

thiểu, q trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường. Basel 2 bao gồm những khuyến nghị về luật và quy định ngành ngân hàng,

được ban hành bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng. Về bản chất, hiệp ước Basel 2 đơn thuần làm tinh xảo hơn, hoàn thiện hơn cách thức đo lường và tính tốn những rủi

ro nhằm giúp các ngân hàng quản lý rủi ro.

Ngồi rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được qui định tại Basel 1, Basel 2 bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động (rủi ro hoạt động là rủi ro xảy ra tổn thất do các qui trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt

hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài. Đây là một trong những rủi ro trầm trọng mà ngân hàng thường phải đối mặt trong quá trình hoạt động). Basel 2 vẫn qui định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay đổi cách tính ở mẫu số trong cơng

thức tính tỉ lệ đủ vốn. Theo đó, mẫu số phải bao gồm cả ba loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Basel 2 đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel 1 và thay bằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, S&P. Hệ thống đo lường theo Basel 2 phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an tồn vốn.

Về mặt định lượng cơng tác đo lường rủi ro tín dụng, Hiệp ước này đưa ra một

chọn lựa giữa các phương pháp “được tiêu chuẩn hóa”, “cơ bản” và “nâng cao”. Nó khắc phục những hạn chế của các “tỷ số Cook”, bằng một số nâng cao hạn chế các trọng số và một trọng số duy nhất cho mọi đối tác rủi ro 100%. Khơng có thay đổi nào

đối với định nghĩa về vốn và vốn cấp 1/cấp 2 lẫn hệ số 8%.

Basel 2 sử dụng khái niệm “ba trụ cột”: Yêu cầu về vốn tối thiểu.

Giám sát.

Quy luật thị trường - để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính.

 Trụ cột thứ I: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Lượng vốn duy trì được tính tốn theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác khơng được coi là có thể lượng hố hoàn toàn ở bước này.

 Trụ cột thứ II: Giám sát

Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “cơng cụ” tốt hơn so với Basel 1. Trụ cột này

cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp

ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

đầy đủ của những biện pháp đánh giá này. Với cột trụ này, Basel 2 nhấn mạnh 4 nguyên

tắc của cơng tác rà sốt giám sát:

Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức

vốn đó.

Các giám sát viên nên rà sốt và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và

đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả của quy trình này.

Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.

 Trụ cột thứ III: Quy luật thị trường

Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hồn

thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng

định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý. Với cột trụ này, Basel 2 đưa ra một

danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này

đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách

minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.

Bảng 1.2: Trọng số rủi ro theo phân loại tài sản trong quy định của hiệp ước Basel 2

Trọng số rủi ro Phân loại tài sản

0% - Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính. 20% - Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mơ lớn

Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nước 50% - Các khoản vay thế chấp nhà ở,…

100%

- Tất cả các khoản vay khác như trái phiếu của doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế cấp cổ phiếu, bất động sản,…

Các trọng số về rủi ro xác định tỷ lệ vốn quy định đối với rủi ro tín dụng. Các

ngân hàng đã dựa vào các trọng số quy định và tiền phạt khơng gắn với rủi ro, dẫn tới sự bóp méo trong đánh giá rủi ro, giá cả và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động đã

điều chỉnh với rủi ro v.v… Hiệp ước Basel 2 cung cấp một khung “nhạy cảm với rủi ro”

hơn và sẽ tạo ra một động cơ lớn giải quyết “ sự khơng đầy đủ” của dữ liệu rủi ro tín

dụng. Từ quan điểm kinh tế, hiệp ước này gặp phải những hạn chế về sự chính xác của các chỉ tiêu đo lường dựa trên tiền phạt, một hạn chế được làm giảm nhẹ bởi nhu cầu làm cân đối giữa tính chính xác và thực tiễn.

Basel 2 cho phép tổ chức tín dụng sử dụng các phương pháp nội bộ để tính tốn các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng cũng qui định các tổ chức tín dụng phải công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường hiểu biết về mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó so với các thành viên tham gia thị trường. Công bố thông tin phải phản ánh được tình hình tài chính của ngân hàng, trong đó yêu cầu đầu tiên là đủ vốn và sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng nhằm đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro hệ thống,

góp phần củng cố sự lành mạnh và an tồn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.

Các phương pháp đo lường và qui chuẩn của Basel 2 cũng khuyến khích các ngân hàng tự quản lý bằng việc áp dụng những phương pháp đánh giá nội bộ về nhu

cầu sử dụng vốn, chú ý đến tình trạng rủi ro của ngân hàng, đưa nhiều hơn yếu tố thị trường vào hệ thống ngân hàng thông qua yêu cầu công bố thông tin, cho phép các bên tham gia đánh giá được rủi ro và mức vốn hóa thực sự của những chủ thể khác nhau.

Trụ cột thứ 2 và thứ 3 liên quan đến quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và công bố thông tin. Tuy không trực tiếp tác động đến việc tuân thủ tỷ lệ an toàn

vốn tối thiểu song những quy định này đòi hỏi sự công khai, minh bạch, nhất quán và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Vì vậy, các quy định này có ảnh hưởng gián tiếp đến việc phân loại tài sản, phân loại vốn, tỷ lệ rủi ro và đặc biệt là các chuẩn mực kế toán liên quan đến các khoản mục vốn và tài sản trên bảng cân đối cũng như các tài khoản ngoại bảng. Theo đó, các quy định này trước hết sẽ ảnh hưởng đến việc xác định các khoản

mục và cách tính hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thuộc các quốc gia là thành viên của WTO. Vì thế, việc đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel 2 về an toàn vốn tối thiểu cũng hồn tồn khơng đơn giản

1.3.2.3 Những nội dung cơ bản của Basel 3

Năm 2008 hệ thống tài chính tồn cầu đã trải qua một cuộc khủng hoảng rất

nghiêm trọng mặc dù hệ thống ngân hàng các nước phát triển đã ứng dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến nhất nhưng sự đổ vỡ hàng loạt các định chế tài chính lớn tại Mỹ và Châu Âu vẫn xảy ra, chính những diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường của hệ thống tài chính – tiền tệ, Ủy ban Basel lại một lần nữa dự thảo và thông qua

phiên bản thứ 3 (Basel 3) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Basel 3 tiếp tục kế thừa những nội dung của phiên bản Basel 2 trước đó khi giữ lại kết cấu ba trụ cột (yêu cầu về vốn tối thiểu, quá trình thanh tra giám sát và kỷ luật thị trường). Tuy nhiên, c ác quy định về vốn tối thiểu đã được cập nhật lại chặt chẽ hơn, đồng thời ủy ban còn đề

xuất thêm tỷ lệ đòn bẩy cũng như tỷ lệ thanh khoản toàn cầu nhằm giúp hệ thống ngân hàng hoạt động ngày càng an toàn và linh hoạt trước các biến động của thị trường.

Basel 3 quy định 4 nội dung chính liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) như sau:

Thứ nhất : Nâng cao chất lượng, nhất quán và minh bạch của cơ sơ vốn

Tỳ lệ khả năng thanh toán cốt lõi vẫn giữ ở mức 8% so với tổng tài sản có rủi ro, tuy nhiên các quy định của Basel 3 chú trọng vào lượng vốn cổ phần phổ thơng. Theo

đó, tỷ lệ vốn cổ phần phổ thơng tối thiểu được nâng từ 2% lên 4,5%, yêu cầu vốn vốn

tối thiểu 8% và yêu cầu vốn cấp 1 có thể đươc bù đắp bằng nguồn vốn cấp 2 hoặc các hình thức vốn đáng tin cậy.

Thứ hai: Yêu cầu về vốn đệm dự phòng rủi ro tài chính (Capital Conservation Buffer)

Theo quy định của Basel 3, từ sau năm 2015 các ngân hàng phải xây dựng cho mình phần vốn đệm dự phịng tài chính được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu (phần đệm bảo toàn vốn chủ sở hữu) nhằm đối phó với những căng thẳng đe dọa vốn chủ sở hữu trong tương lai. Tỷ lệ này được xây dựng theo lộ trình bắt đầu từ đầu năm 2016 là

0.625%, năm 2017 là 1.25%, năm 2018 là 1.875%, và đến ngày 1 tháng 1 năm 2019 phải xây dựng được quỹ dự phòng là 2.5%, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu đối với vốn chủ sỡ hữu là 7%.

Mục đích của phần vốn đệm dự phịng tài chính để đảm bảo rằng các ngân hàng duy trì một quỹ dự trữ có thể được sử dụng để bù đắp cho các thiệt hại trong những giai

đoạn căng thẳng tài chính và kinh tế. Các ngân hàng có thể rút phần vốn này để sử

dụng, tuy nhiên, khi rút (giảm tỷ lệ an tồn vốn xuống), tỷ lệ an tồn vốn cịn lại càng gần mức tối thiểu theo quy định ở trên thì ngân hàng đó càng bị hạn chế trong việc phân bổ lợi nhuận.

Ngân hàng nào không xây dựng quỹ dự phòng hoặc tỷ lệ dự trữ không đạt mức tối thiểu mà Basel 3 quy định, cơ quan quản lý sẽ bắt buộc họ phải trích lợi nhuận để gia tăng vốn, giảm nguồn tiền dùng để chia cổ tức, mua lại cổ phần, hay hạn chế những khoản tiền thưởng cho các nhà quản trị. Quy định mới có thể buộc nhiều ngân hàng phải thu hẹp dư nợ tín dụng hoặc bán bớt tài sản để cải thiện tình trạng vốn.

Thứ ba: Yêu cầu về vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế (Countercyclical Capital Buffer)

Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam theo chuẩn mực của basel 3 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)