.4 Lộ trình thực thi các quy định của hiệp ước basel 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam theo chuẩn mực của basel 3 (Trang 44 - 52)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5% 4.0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5%

Vốn đệm dự phòng 0,625% 1.25% 1,875% 2,5%

Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng

vốn đệm dự phòng 3,5% 4% 4,5% 5,125% 5,76% 6,375% 7%

Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các

khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20% 40% 60% 80% 100% 100%

Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,5% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0%

Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8%

Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm

dự phòng bắt buộc 8% 8% 8% 8,625% 9,125% 9,875% 10,5%

Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2

các khoản không đủ tiêu chuẩn Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013 Vốn dự phòng chống hiệu ứng

chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%

(Nguổn: http://www.basel-iii-accord.com)

- Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel cung cấp một diễn đàn hợp tác thường

xuyên về các vấn đề liên qua đến giám sát ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban là nhằm tìm cách thúc đẩy cũng như tăng cường giám sát và thực hành quản lý rủi ro trên toàn cầu.

- Uỷ ban này gồm đại diện của Argentina, Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Saudi Arabia, Singapore, Hàn Châu Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Nhóm các Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan thanh

tra là cơ quan chủ quản của Ủy ban Basel, bao gồm thống đốc các ngân hàng trung ương (và không phải ngân hàng trung ương), cùng những người đứng đầu các cơ quan

giám sát từ các nước thành viên. Ban Thư ký Uỷ ban có trụ sở đặt tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế ở Basel, Thụy Sĩ.

Bảng 1.5: So sánh những điểm khác biệt về tỷ lệ an toàn vốn trong hiệp ước Basel 2 (2004) và Basel 3 (2010)

Basel II Các yêu cầu Basel 3*

8% Tỷ lệ vốn tối thiểu 10.50% 2% tỷ lệ vốn cổ phần tối thiểu 4.5%-7%

4% Tỷ lệ vốn cấp 1 6%

2% Tỷ lệ vốn lõi cấp 1 5%

Khơng có Phần vốn đệm dự phịng rủi ro tài chính 2.5%

Khơng có Tỷ lệ về khả năng chi trả (địn cân nợ) 3%

Khơng có Vùng vốn đệm phịng ngừa suy giảm theo chu kỳ kinh tế 0%-2.5%

Khơng có Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản tối thiểu Bắt đầu

từ 2015 Khơng có Tỷ lệ về nguồn vốn trung, dài hạn và vốn ổn định tối thiểu so với

các tài sản dài hạn đã được tài trợ

Bắt đầu từ 2018 Khơng có Vốn bổ sung thêm đối với các ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn Bắt đầu từ 2011 *Lộ trình áp dụng Basel 3 trong vòng 8 năm.

1.3.3 Mối quan hệ và điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn của Basel 3 vào trong quản trị rủi ro của NHTM.

 Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro trong NHTM với các tiêu chuẩn của Basel 3

Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại là q trình kiểm sốt và hạn chế rủi ro và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất để giảm thiểu mức thiệt hại thấp nhất trong quá trình hoạt động. Quản trị rủi trong NHTM được thiết lập thành một bộ máy quản lý thống nhất để đưa ra các quy trình quản lý rủi ro đối với từng loại rủi ro.

Quy trình và bộ máy quản lý rủi ro trong ngân hàng được xây dựng dựa trên đặc thù hoạt động của từng ngân hàng nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp về các điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động và các biện pháp xử lý rủi ro.

Đối với các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel 3 được xây dựng và đưa ra các quy định về tỷ lệ đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các quy định về rủi ro thị trường, rủi

ro hoạt động, rủi ro tín dụng, và các quy định về thanh tra, giám sát của các cơ quan

quản lý hoạt động ngân hàng, các quy định loại trừ các vốn không đủ tiêu chuẩn. Các

tiêu chuẩn của hiệp ước Basel 3 quy định khá chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro, và đảm bảo an toàn trong hoạt động của các định chế tài chính.

Như vậy hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại cũng đang bước vận dụng một cách linh hoạt các tiêu chuẩn quốc tế vào trong quản trị rủi ro để nâng cao tính an tồn trong hoạt động và từng bước tuân thủ các quy định

quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

 Các điều kiện áp dụng Basel 3 vào trong quản trị rủi ro ngân hàng thương mại:

- Các ngân hàng thương mại phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so vối

tổng tài sản “Có” rủi ro. Trong đó vốn tự có bao gồm vón cấp 1, vốn cấp 2 và các khoản loại trừ khỏi vốn tự có.

- Các ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo các giới hạn tín dụng: tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có

- Các ngân hàng thương mại phải đảm bảo khả năng chi trả theo các quy định

của NHNN và các tiêu chuẩn của Basel

- Các ngân hảng phải đảm bảo tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để

cho vay trung và dài hạn tối đa không vượt quá mức cho phép của NHNN và của Basel - Các ngân hàng thương mại phải hoàn thiện hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ theo các quy định của NHNN và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế

- Các ngân hàng thương mại phải minh bạch hóa thơng tin trong các báo tài chính năm và phải có kết luận của cơ quan kiểm tốn độc lập.

- Thu hẹp sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế trong việc lập báo cáo tài chính.

- Các ngân hàng thương mại phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu

để đáp ứng các yêu cầu đánh giá xếp hạn tín dụng khách hàng….

1.3.4 Các mơ hình quản trị rủi ro của các ngân hàng trên thế giới a. Bài học từ các ngân hàng thương mại Úc

Tại Úc, vấn đề liên quan đến LCR thật sự cấp bách do sự thiếu hụt của trái phiếu chính phủ lưu thơng trong thị trường và sự phụ thuộc quá nhiều vào tài trợ nước ngoài

của các ngân hàng thương mại. Từ năm 2001 đến năm 2008, trung bình chỉ có khoảng 60 tỷ A$ được phát hành mỗi năm. Văn phòng quản lý tài chính Úc dự báo rằng từ năm 2011đến năm 2014, mỗi năm sẽ có khoảng từ 175 – 190 tỷ đơ la Úc trái phiếu chính

phủ sẽ được phát hành.

Cơ quan quản lý Bảo hiểm liên bang Úc (APRA) đã nhận thức được vấn đề trong thời gian qua và sẽ sớm bắt đầu tham vấn với các ngân hàng trong nước về sự lựa chọn thứ nhất. Đó là một cơ sở thanh khoản được cam kết giữa Ngân hàng quốc gia Úc

(RBA) và các ngân hàng thương mại. RBA sẽ thu tiền lệ phí, nhưng chưa xác định được là bao nhiêu, đối với các ngân hàng có nhu cầu tham gia.

Để được phép sử dụng cơ sở thanh khoản này, các ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện mà RBA và APRA đưa ra. Đầu tiên là điều kiện về tài sản thế chấp, sẽ bao

gồm tất cả các tài sản đủ tiêu chuẩn cho các giao dịch mua lại với RBA trên thị trường. Nghiên cứu của ngân hàng Macquarie cho thấy rằng các ngân hàng sẽ có thể sử dụng một hỗn hợp của các chứng khốn có tài sản đảm bảo (ABS) và giấy tờ có giá của các ngân hàng khác.

Ngồi ra, các ngân hàng phải chứng minh với APRA rằng họ đã có những bước tiến trong việc đáp ứng yêu cầu thanh khoản bằng các phương tiện khác trước khi sử

dụng cơ sở này. Điều này sẽ chứng minh việc các ngân hàng không cố ý tận dụng lợi thế của cơ sở thanh khoản khi chỉ nắm giữ một số lượng tối thiểu tài sản mang lại tỷ suất sinh lợi thấp như trái phiếu chính phủ. Do đó, ngăn ngừa các ngân hàng thương mại sử dụng phần thanh khoản đó để mua tài sản có tỷ suất sinh lợi cao hơn.

Các nhà kinh tế học đánh giá cơ sở thanh khoản từ ngân hàng trung ương mà Úc

đang sử dụng là một cách giải quyết sáng tạo. Nó giúp làm giảm nhu cầu về tài sản

thanh khoản đang gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Do đó, có thể là thay vì nắm giữ 100% tiền mặt trong vịng 30 ngày theo yêu cầu của LCR, các ngân hàng chỉ cần phải giữ 70% và 30% khác là ở dạng cam kết với Ngân hàng Trung Ương. Đây

không phải là tài sản thanh khoản thực, đó chỉ là khả năng tiếp cận với nguồn tài sản

thanh khoản và có khả năng giúp các ngân hàng chi trả khi cần thiết.

Một số chuyên gia cũng cho rằng việc lựa chọn cơ sở thanh khoản từ ngân hàng trung ương làm gia tăng nguy cơ rủi ro đạo đức, vì nó dựa trên mức độ tín nhiệm đối

trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng các nhà quản lý ngân hàng Úc nhấn mạnh rằng nước này chưa bao giờ trải qua một thất bại tồi tệ trong lịch sử ngành ngân hàng, và nêu rõ quan điểm ủng hộ các giải pháp mà Uỷ ban Basel đưa ra.

Các ngân hàng Úc cảm thấy khả quan hơn khi sử dụng cơ sở thanh khoản từ ngân hàng quốc gia Úc khi trái phiếu địa phương không đủ để đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng. Ngân hàng thương mại Úc thường không nắm giữ nhiều tài sản ngoại tệ và tài sản cấp 2 có thể khơng có đầu đủ tính thanh khoản đối với thị trường.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là các ngân hàng thương mại Úc đang gặp phải tình huống khó khăn trong việc đáp ứng tỷ lệ LCR bởi chính sách khuyến khích cơng dân

gửi tiết kiệm trong hệ thống Quỹ hưu trí hơn hình thức tiền gửi tại ngân hàng.

Úc là một trong vài nước trên thế giới có tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự quản. Trong bối cảnh này, bảo hiểm hưu trí có vai trị sống cịn trong khn khổ chính sách thu nhập hưu trí, tính chất bắt buộc của bảo hiểm hưu trí, sự giảm thuế kèm theo, và nguồn sinh lợi ổn định hơn tiền gủi ngân hàng đã khiến người dân ưa chuộng việc gửi

tiền vào Quỹ hưu trí hơn trong 20 năm qua tại Úc

Hệ thống pháp luật hưu trí mang lại một khung pháp lý minh bạch và chặt chẽ để

đảm bảo rằng: tiền tiết kiệm hưu trí phải được đầu tư và quản lý cẩn thận, sử dụng vì

mục đích thu nhập khi về hưu, và những thành viên quỹ hưu trí được cung cấp thơng tin

đầy đủ và được thơng báo về kết quả và tình hình đầu tư quỹ hưu trí của họ. Do đó, các

ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc huy động tiền gửi từ công chúng, đây nguồn thanh khoản chất lượng cao có thể được dùng để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ LCR.

Để đối phó với tình trạng này, chính phủ Úc đã dự thảo mới về trái phiếu được

bảo hiểm lần đầu tiên tại quốc gia này, một loại chứng khoán nợ được tạo ra từ các

khoản vay thế chấp. Một thị trường trái phiếu được bảo hiểm sẽ cho phép các ngân

hàng của Úc dễ dàng thu hút thêm nguồn vốn đảm bảo thanh khoản.

b. Bài học từ các ngân hàng thương mại Hồng Kơng

Trong khi đó, tại Hồng Kông liệu pháp khác được đưa ra để giải quyết sự thiếu hụt trái phiếu chính phủ đó là việc các ngân hàng có thể mua trái phiếu kho bạc Mỹ và coi nó như là khoản nợ được đảm bảo với rủi ro không đáng kể. Mặc khác, kiềm chế tỷ giá USD/HKD giao động trong khoảng từ 7,75 - 7,85, mặc dù việc đó có thể khiến cho

Tuy nhiên, ông Gary Wang, giám đốc tài chính ngân hàng Dah Sing Hồng Kơng, khơng xem phương án này là một liệu pháp thanh khoản tốt nhất cho tất cả ngân hàng. Về mặt lý thuyết, điều này là khả thi nhưng thực tế nó khơng phải là một phương án

mang lại giá trị cao. Phần lớn các khoản nợ chính của các ngân thương thương mại ở

Hông Kông tôi đều dưới dạng đồng nội tệ. Các ngân hàng có thể dùng ngoại tệ để mua trái phiếu ở nước ngoài, nhưng nếu vượt quá khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng thì phải hốn đổi bằng đơ la Hồng Kơng.

Như vậy, Ủy ban Basel đã không đưa ra được quy định cụ thể về việc sử dụng ngoại tệ để tạo tính thanh khoản. Các nhà quản lý tại Hồng Kơng có khả năng sẽ cho

phép các ngân hàng áp dụng kết hợp các phương án, bao gồm việc cho phép các ngân hàng của giữ tài sản lưu động tính bằng đơ la Mỹ trong giới hạn thỏa thuận.

c. Bài học từ giải pháp xây dựng lộ trình kết hợp của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, sự ra đời của chuẩn mực vốn mới không gây nên áp lực đáng kể

đối với ngành ngân hàng trong nước, kể cả khi chuẩn mới được thực hiện ngay lập tức.

Tỷ lệ an toàn vốn hiện hành của các Ngân hàng thương mại Trung Quốc từ 7% và 10% (ngân hàng vừa và nhỏ) 11% (các ngân hàng lớn). Các ngân hàng hiện đang tập trung tăng vốn cấp 2 bởi tỷ lệ vốn cấp 1 của các ngân hàng Trung Quốc, bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, ở mức cao.

Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường, có tỷ lệ vốn cổ phần thường so với tổng tài sản là 9,8%. Tỷ lệ này của Ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc, ngân hàng lớn thứ 2 nước này, là 9,7%. Trong số các ngân hàng Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kơng, 7 ngân hàng có mức vốn hóa lớn nhất đều có tỷ lệ vốn cổ phần thường so với tài sản có quy đổi rủi ro vượt yêu cầu ít

nhất 7%.

Năm ngoái, các nhà điều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc đã yêu cầu chuẩn vốn khắt khe hơn sau khi các khoản vay mới năm 2009 trị giá 1.400 tỷ USD gây lo ngại về chất lượng tài sản và khả năng tài chính của các ngân hàng. Năm nay, các ngân hàng Trung Quốc đã công bố kế hoạch huy động 84 tỷ USD vốn trong năm thông qua những

Trong thực tế, các ngân hàng thương mại Trung Quốc chưa thực hiện quy định của hiệp ước Basel 2. Theo lịch trình thì sau khi kết thúc năm 2010, sẽ có hàng loạt các ngân hàng bắt đầu thực hiện Basel 2. Do đó, Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng lộ trình áp dụng kết hợp những tiến bộ của Basel 2 và Basel 3, nhằm hạn chế tối đa

những tác động xấu có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành ngân hàng trong

nước, chia sẻ những khó khăn thách thức mà các ngân hàng trong nước phải đối mặt, vừa đáp ứng được chuẩn mực chung của thế giới

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã trình bày cái nhìn từ khái quát đến chi tiết về rủi ro của các NHTM. Rủi ro là vấn đề thuộc về bản chất của hoạt động ngân hàng, chịu tác động của nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Rủi ro có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động và khả

năng tồn tại của các NHTM Việt Nam hiện nay. Những điều đó đã cho thấy rằng chúng ta ngày càng phải chú trọng việc xác định, đánh giá mức độ rủi ro, cũng như áp dụng

các biện pháp nhằm đảo bảo tính ổn định và an toàn cho hoạt động của các NHTM. Trong chương 1 của luận văn cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá an toàn hoạt động của các NHTM thông qua các tiêu chuẩn của Việt Nam, bên cạnh đó tác giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam theo chuẩn mực của basel 3 (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)