Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 84)

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các

3.2.4 Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng

Rõ ràng vấn đề quản trị rủi ro thị trường nói chung và QTRRLS nói riêng đối với một ngân hàng có ý nghĩa quan trọng, nó là một mắt xích khơng thể thiếu trong chuỗi quản trị chiến lược tổng thể của ngân hàng. Tuy nhiên quản trị rủi ro thị trường là một cơng việc có độ phức tạp cao bởi sự non trẻ của thị trường tài chính Việt Nam và sự biến động khó lường của các yếu tố thị trường gây nên. Do vậy,

ngoài một số vấn đề cần cải thiện về mặt cơ cấu tổ chức và hoàn thiện thêm về mặt khung cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, địi hỏi phải có hệ thống phần mềm hỗ trợ quản trị rủi ro thị trường mới đảm bảo đạt được hiệu quả cao. Kinh nghiệm từ

các ngân hàng lớn như HSBC, Calyon… cho thấy: hệ thống quản trị rủi ro hiện đại trên cơ sở ứng dụng phần mềm cơng nghệ thơng tin chính là một trong những cơ sở

để họ có thể phát triển thành những ngân hàng hàng đầu trên thế giới.

Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm tiên tiến sẽ giúp cho các ngân hàng kịp thời có được những đánh giá và xác định giá trị chịu tổn thất và các hạn mức với độ

chính xác tương đối cao. Ngồi ra cịn tiết kiệm thời gian, các chi phí thủ cơng khác phát sinh trong q trình thực hiện QTRRLS. Do vậy, yếu tố then chốt quyết định sự thành cơng của các NHTM trong triển khai chương trình QTRRLS là giải pháp phần mềm và khung pháp lý, quy trình, quy định.

Vấn đề tối quan trọng khi các NHTMVN triển khai mua sắm, trang bị phần mềm quản trị rủi ro đó là việc xác định các yêu cầu, hay các tính năng cần thiết đối với phần mềm quản trị rủi ro. Sở dĩ như vậy vì đa phần các NHTMVN đều đã và đang triển khai hiện đại hóa ngân hàng, xây dựng được hệ thống quản trị kinh doanh lõi

(Core Banking), do vậy việc trang bị phần mềm quản trị rủi ro phải tích hợp được với hệ thống Core Banking.

Bên cạnh đó, bài học kinh nghiệm mà khơng ít NHTMVN gặp phải là tình trạng

cơng nghệ, phần mềm khơng đồng bộ, các chức năng không phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng bán tự động, bán thủ công… đồng thời việc chỉnh sửa rất tốn kém và phụ thuộc vào đối tác nước ngồi do khơng có thỏa thuận ngay từ đầu. Vì vậy, các NHTMVN cần phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật cơng nghệ một cách tỷ mỷ, kỹ càng, kết hợp với các nguồn tư vấn có thể có và kinh nghiệm thực tiễn; từ đó xác định rõ các vấn đề:

3.2.4.1 Yêu cầu chung đối với nhà cung cấp hệ thống/giải pháp

Cần lựa chọn được nhà cung cấp hệ thống/giải pháp có uy tín lớn, có kinh nghiệm về quản trị rủi ro nói chung và QTRRLS nói riêng, có kinh nghiệm trong việc triển khai/hỗ trợ triển khai các dự án mua sắm thiết bị, phần mềm cho các định chế tài chính ở Việt Nam. Nhà cung cấp cần phải cam kết làm việc chặt chẽ với ngân hàng

nhất cho ngân hàng, đồng thời đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành và yêu cầu của Basel II về QTRRLS. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần tính đến việc thỏa thuận thực hiện các cam kết về hỗ trợ trong vấn đề chuyển giao cơng nghệ và đào tạo tồn bộ cán bộ ngân hàng thực hiện dự án QTRRLS sau khi hệ thống triển khai và hoạt động ổn định tại Ngân hàng.

3.2.4.2 Yêu cầu của giai đoạn triển khai hệ thống phần mềm

Các NHTM cần xác định rõ các yêu cầu cụ thể của mình với hệ thống phần mềm mà đối tác cung cấp, từ những vấn đề chung như giao diện, ngôn ngữ thể hiện, khả năng tích hợp với hệ thống Core - banking… cho đến những yêu cầu chi tiết về nghiệp vụ như: Thu thập dữ liệu làm cơ sở ban đầu để tính tốn hạn mức giao dịch, rủi ro; Quản trị rủi ro và cơ cấu tổ chức; Phân loại các yếu tố rủi ro; Đo lường RRLS theo từng phương pháp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)