Tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt nga (Trang 28 - 31)

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.2.4 Tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ rủi ro tín dụng là để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng, chứ khơng phải là xóa hồn tồn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản tín dụng được tài trợ rủi ro thì chuyển sang theo dõi ngoại bảng và ngân hàng tiếp tục sử dụng các biện pháp khắc phục xử lý để tận thu hồi nợ. Nguồn vốn để tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm: Trích lập dự phịng rủi ro, quỹ dự phịng tài chính, trợ cấp của chính phủ. Trong các nguồn đó thì nguồn hình thành từ việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro là nguồn chủ yếu và sử dụng trước để tài trợ rủi ro tín dụng, nếu sử dụng nguồn này khơng đủ thì tiếp tục sử dụng quỹ dự phịng tài chính để tài trợ rủi ro tín dụng. Trường hợp quỹ dự phịng tài chính khơng đủ để tài trợ cho rủi ro tín dụng thì phần thiếu được hạch tốn vào chi phí bất thường.

Xét về mặt quá trình thực hiện thì hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng phải gồm hai giai đoạn: Giai đoạn xây dựng phương án tạo nguồn, và giai đoạn thực hiện tài trợ. Dựa theo thời gian mà quỹ tài trợ được chuẩn bị, tài trợ rủi ro có thể phân thành: Tài trợ rủi ro quá khứ; tài trợ rủi ro hiện tại; tài trợ rủi ro tương lai. Dựa vào người gánh chịu tổn thất, tài trợ rủi ro có thể chia thành: Lưu giữ tổn thất (sử dụng nguồn bù đắp tổn thất là nguồn vốn tự có, hoặc nguồn mượn từ bên ngoài); và chuyển giao tài trợ (sử dụng nguồn kinh phí của bên ngồi để tài trợ, bù đắp tổn thất thơng qua các hợp đồng bảo hiểm hoặc phí bảo hiểm).

Cũng như đối với các loại rủi ro khác, kỹ thuật tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm các phương án:

- Tự khắc phục: Là việc ngân hàng dùng nguồn tài chính tự có của mình để bù

đắp cho khoản mất mát, tổn thất mà rủi ro gây ra. Nguồn vốn tự có dùng để bù đắp tổn thất ở đây chủ yếu từ việc thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng thường xuyên từ lợi nhuận hàng năm của ngân hàng.

- Chuyển giao rủi ro: Là việc chuyển giao tồn bộ hoặc một phần kinh phí bù

đắp tổn thất cho đối tượng khác bên ngoài gánh chịu (chuyển giao trách nhiệm tài chính). Ở đây cũng cần làm rõ thêm về cụm từ “chuyển giao”. Chuyển giao có thể là các phương pháp kiểm sốt rủi ro, hoặc phương án tài trợ rủi ro.

+ “Chuyển giao kiểm sốt rủi ro” có nghĩa là:

(1) Chuyển tài sản hoặc hoạt động của nó cho người khác kiểm soát;

(2) Loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm của người chuyển giao đối với tổn thất cho người được chuyển giao;

(3) Xóa bỏ bổn phận được giả định là của người chuyển giao đối với các tổn thất.

+ “Chuyển giao tài trợ rủi ro”, ngược lại, là cung cấp một nguồn kinh phí bên ngồi được dùng để thanh tốn tổn thất khi rủi ro xuất hiện. Nó được thực hiện thông qua các hợp đồng bảo hiểm (theo hợp đồng này, người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, và người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng những khoản phí bảo hiểm cũng như chi phí dịch vụ cho

người bảo hiểm); hoặc hợp đồng phi bảo hiểm (là hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng có một số thỏa thuận chuyển giao trách nhiệm tài chính đối với tổn thất tài sản trực tiếp, hoặc thu nhập. Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm khác với bảo hiểm ở chỗ người nhận chuyển giao không phải là công ty bảo hiểm về mặt pháp lý).

Đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, phương pháp chuyển giao tài trợ rủi ro được thực hiện chủ yếu là bằng các hợp đồng bảo hiểm.

- Trung hòa rủi ro: là việc thực hiện trao đổi những đặc điểm có lợi cho nhau

với một đối tượng khác để hai bên cùng có lợi, hạn chế mức độ tổn thất. Phương pháp trung hịa được mơ tả như là hành động mà nhờ đó một khả năng thắng được bù trừ từ khả năng thua. Hay nói cách khác, trung hịa một rủi ro là sử dụng việc đánh cược có kết quả ngược với rủi ro. Trong quản trị rủi ro tín dụng, nó được thực hiện bằng các hợp đồng tương lai (Future) hoặc hợp đồng hốn đổi (SWAP).

 Trích lập Dự phịng rủi ro

Việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro là nhằm giúp ngân hàng chủ động đối phó với những tổn thất tín dụng dự kiến.

Ở Việt Nam, các NHTM thực hiện trích dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Dự phịng rủi ro (DPRR): Là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.

+ Dự phòng rủi ro cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định tại điều 6 hoặc điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để dự phịng cho những tổn thất tín dụng có thể xảy ra.

+ Dự phịng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất chưa xác định được trong q trình phân loại nợ, trích lập dự phịng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản vay suy giảm. Trích dự phịng chung được xác định bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

 Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro

Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể.

Mọi khoản tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng bằng dự phịng rủi ro hạch tốn theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng.

Việc tổ chức thu hồi nợ đã xử lý rủi ro là vấn đề vô cùng phức tạp, địi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ để chuẩn bị tiến hành tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt nga (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)