2.2 HẠT ĐỘNG TN ỤNG V RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PVFC
2.2.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
2.2.3.1 Nguy n nhân khách quan
2.2.3.1.1 Do môi trường kinh tế
Từ đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên tồn nước Mỹ. Cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra khắp tồn cầu, từ châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga, châu Á. Việt Nam, cho dù có trễ hơn so với các quốc gia khác, cũng bị ảnh hưởng do độ mở khá lớn của nền kinh tế.
- Đối với ngành vận tải biển, PVFC cho vay ngành này chiếm khoảng 15%
tổng dư nợ cho vay của PVFC năm 2012, vì vậy nền kinh tế tồn cầu suy giảm, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khoản tín dụng này của PVFC.
Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến ngành Vận tải biển khu vực và thế giới. Cước vận tải biển giảm mạnh, nhiều công ty vận tải Việt Nam đã tạm ngừng khai thác để cắt giảm thu lỗ.
Một số công ty vận tải biển mà PVFC cho vay cũng lâm vào tình trạng khơng trả được nợ do kinh doanh thu lỗ. Vì vậy, PVFC đã tiến hành cơ cấu các khoản nợ này cho một số công ty vận tải theo thông tư số 780/QĐ – NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Một trong những doanh nghiệp điển hình kinh doanh vận tải đang vay tại PVFC đó là Tổng cơng ty vận tải dầu khí (PV Trans), doanh nghiệp này lợi nhuận kinh doanh rất thấp và suy giảm trong năm 2012 so với các năm trước, khả năng trả nợ cho PVFC vì thế cũng không đảm bảo.
- Ngành xây dựng đình trệ: Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, ngành
xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp xây dựng không thu hút được vốn đầu tư dẫn đến bị đình trệ hoặc tạm hỗn, hoặc dự án xây dựng xong nhưng không bán được trong khi vẫn phải trả lãi ngân hàng. Vì vậy, tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành xây dựng kinh doanh thu lỗ vẫn còn tương đối lớn. Một trong những doanh nghiệp đang có dư nợ lớn tại PVFC là Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), năm 2012 cơng ty lỗ 1.338 tỷ đồng.
2.2.3.1.2 Nguyên nhân do chính sách của Nhà nước
Chính sách của Nhà nước ảnh hướng đến tất cả các thành phần kinh tế, vì vậy cũng tác động đến hoạt động của PVFC. Một sự thay đổi về chính sách điều hành của Nhà nước sẽ làm cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đó gặp một số khó khăn, gây ra rủi ro. Nợ xấu phát sinh khi PVFC cho vay đối với các doanh
nghiệp này. Một ví dụ điển hình là từ năm 2007 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định phê duyệt “Đề án phát triển Nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” với mục đích thay thế một phần nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ mơi trường, theo đó từ năm 2011 sản xuất và tiêu thụ rộng rãi nhiên liệu sinh học. PVFC đã tài trợ cho Công ty TNHH Nhiên Liệu Sinh Học Phương Đông (OBF) để xây dựng nhà máy tại Bình Phước sản xuất xăng E5 phục vụ cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, năm 2012 công ty đã sản xuất được sản phẩm nhưng vẫn chưa tiêu thụ được trong nước, do Chính phủ đã thay đổi lộ trình áp dụng đến cuối năm 2014. Như vậy, Cơng ty OBF khơng có nguồn thu để trả nợ vay cho PVFC, PVFC đã tiến hành cơ cấu khoản vay này để tạo điều kiện cho công ty trả nợ, tổng khoản cơ cấu là 100 tỷ đồng.
2.2.3.1.3 Mức độ minh bạch tình hình kinh doanh và tài chính
Các cơ quan ban ngành của Nhà nước hiện nay đã quan tâm hơn đến hoạt động thống kê số liệu các ngành nghề của nền kinh tế nhằm phục vụ cho các yêu cầu phân tích và tính tốn các chỉ số kinh tế, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của nền kinh tế sau những giai đoạn nhất định, dự đoán và lập kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, các số liệu thống kê hiện nay có độ chính xác khơng cao. Do việc thu thập thông tin chưa được tổ chức một cách toàn diện nên số liệu thống kê thường khơng được thống kê đầy đủ. Ngồi ra, có rất nhiều hoạt động kinh tế còn chưa được ghi nhận bằng sổ sách chính thức gây ảnh hưởng khơng nhỏ cho hoạt động của PVFC nếu khơng có các phương pháp nhằm kiểm tra, xác thực số liệu thống kê để làm cơ sở cho các quyết định đầu tư hoặc cấp tín dụng của mình.
2.2.3.1.4 Vai trò của Trung tâm thơng tin tín dụng – CIC của NHNN chưa phát huy hết hiệu quả phát huy hết hiệu quả
Trung tâm thơng tin tín dụng đóng góp tích cực trong cơng tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an tồn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống các TCTD.
Mặc dù số lượng bản xếp hạng tín dụng được CIC cung cấp hàng năm tương đối lớn so với nguồn nhân lực của CIC đối với hoạt động này trong điều kiện hiện
tại (với hơn 20.000 bản xếp hạng tín dụng được CIC cung cấp hàng năm cho NHNN, các TCTD và các tổ chức khác). Song so với số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế, lĩnh vực ngành nghề trong hoạt động kinh doanh thì số lượng doanh nghiệp được xếp hạng vẫn cịn hạn chế. Vì vậy có một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được xếp hạng vào hệ thống đánh giá của CIC, gây khó khăn cho các TCTD vì bị thiếu thơng tin khi thẩm định khách hàng.
2.2.3.1.5 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn * Đối với khách hàng cá nhân * Đối với khách hàng cá nhân
Đa số khách hàng cá nhân vay tại PVFC là Cán bộ nhân viên trong ngành dầu khí, cho vay đảm bảo bằng lương. PVFC sẽ ký thỏa thuận hợp tác vay lương với công ty mà khách hàng đang làm việc và hàng tháng sẽ gửi thơng báo trích lương đến cơng ty để tiến hành thu hồi nợ. Khi khách hàng thôi việc tại công ty và chuyển ra khỏi ngành Dầu Khí, nguồn trả nợ của khách hàng sẽ khơng cịn đảm bảo, và vì vậy rủi ro tín dụng phát sinh. Nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tại PVFC cũng vì lý do này mà tăng lên.
* Đối với khách hàng doanh nghiệp
Một số khách hàng doanh nghiệp của PVFC đầu tư trái ngành, nên dẫn đến việc gặp rủi ro trong kinh doanh. Tín dụng nới lỏng và tăng trưởng nóng trong suốt một thập kỷ là nguyên nhân tiếp tay cho hoạt động đầu tư trái ngành tràn lan. Những doanh nghiệp thất bại tiêu biểu trong nền kinh tế vừa qua như Vinashin, Vinaline… đều xuất phát từ hoạt động đồng tư trái ngành. Các cơng ty tìm kiếm cơ hội đầu tư, song lại không dựa trên các năng lực cốt lõi, do đó, phần lớn đều gặp thất bại. Nguồn gốc của mọi sai lầm là ban lãnh đạo thiếu kinh nghiệm và kiến thức đối với lĩnh vực trái ngành, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, khơng có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, vì thế tất yếu là sẽ thất bại trong kinh doanh trái ngành.
2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Cán bộ nghiệp vụ k m, chưa tiếp xúc nhiều với thực tế: Một số bộ phận cán bộ của PVFC có trình độ nghiệp vụ kém, khơng được đào tạo bài bản nên khả năng chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Khi tiến hành thẩm định khoản vay, cán
bộ khơng có đủ kiến thức để kiểm tra tính xác thực thơng tin mà khách hàng cung cấp, từ đó dẫn đến cho vay thiếu thơng tin và phát sinh rủi ro tín dụng sau này.
Cán bộ vi phạm đạo đức kinh doanh: cán bộ lợi dụng sự tin tưởng của lãnh
đạo để thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, hoặc tìm biện pháp để đảo nợ cho khách hàng nhằm trục lợi cá nhân, gây ra thiệt hại cho PVFC.
Nguyên nhân do tài sản đảm bảo: Như đã phân tích ở phần trên, đa số khoản
vay của PVFC được đảm bảo bằng tài sản, tuy nhiên chất lượng tài sản tại PVFC không cao. Khi xử lý tài sản không đủ để thu hồi nợ vay.
Một nguyên nhân gây ra rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo nữa là tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản đảm bảo khá cao, cụ thể như sau:
Bảng 2.8 Tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị TSĐB tại PVFC
STT Tên tài sản đảm bảo Tỷ lệ c p tín dụng/giá trị TSĐ
1 Bất động sản 85% giá trị TSĐB
2 Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải 70% giá trị TSĐB 3 Hàng hóa, hàng tồn kho luân chuyển 70% giá trị TSĐB 4 Quyền địi nợ đã hình thành 80% giá trị TSĐB
5 Tài sản hình thành trong tương lai 90% tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị TSĐB tương ứng đối với từng loại TSĐB
6 Tài sản khác 50% giá trị TSĐB
Nguồn: Quy chế cho vay của PVFC Như vậy, với tỷ lệ cấp tín dụng tối đa/giá trị TSĐB cao như vậy sẽ gặp rủi ro khi giá trị tài sản đảm bảo giảm xuống, khơng cịn đủ giá trị để đảm bảo cho khoản vay. Đặc biệt là những tài sản đảm bảo như ô tơ, tàu biển, lơ thép … thì giá trị tài sản đảm bảo bị khấu hao và giảm dần theo thời gian, chưa kể đến là những tài sản này khó quản lý và tính thanh khoản thấp. Vì vậy, đối với những khoản vay này mặc dù có tài sản đảm bảo những vẫn có rủi ro.
2.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PVFC 2.3.1 Mơ hình Quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC 2.3.1 Mơ hình Quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC
Mơ hình QTRR TD tại PVFC được tiến hành trên cơ sở ba nội dung chủ yếu, đó là: cơ cấu tổ chức bộ máy QTRR TD, chính sách quản trị rủi ro tín dụng và quy
2.3.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy QTRR TD
Nguồn: Báo cáo QTRR tại PVFC
Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu bộ máy QTRR TD tại PVFC năm 2012
Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của PVFC khá quy mơ theo những nguyên tắc chặt chẽ và nhiều cấp quản lý, cụ thể như sau:
* Hội đồng quản trị: là người phê duyệt chính sách QTRR TD phù hợp với
chiến lược phát triển dài hạn của PVFC, phê duyệt mức tăng trưởng dư nợ TD, tỉ lệ nợ quá hạn tối đa được chấp thuận, và phê duyệt cơ cấu, các tỉ lệ, giới hạn, hạn mức của danh mục TD trong từng thời kỳ.
* Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ: do đại hội đồng cổ đơng bầu ra có nhiệm
vụ thực hiện giám sát hoạt động quản trị, điều hành thông qua việc phối hợp hoạt động giữa Ban Kiểm soát và các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Tổng giám đốc trong các lĩnh vực kiểm soát, điều hành và giám sát các hoạt động của PVFC.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát, Ban Kiểm toán nội bộ tăng cường kiểm tra, kiểm tốn quy trình, kiểm tốn tn thủ, phát hiện rủi ro trong hoạt động của PVFC nói chung đặc biệt là hoạt động tín dụng nói riêng; cảnh báo kịp thời các rủi ro, kiến nghị chỉnh sửa các lỗi, các sai phạm của các đơn vị và việc này
Ban QTRR Hội đồng Quản trị
Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng Tổng Giám đốc
Phó TGĐ phụ trách tín dụng Phịng QTRRĐT Phịng QTRRTT Phịng QTRRTD Bộ phận QTRRTD Chi nhánh
đã mang lại hiệu quả tích cực. Đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng của PVFC, các quy định nội bộ, các quy trình, quy tắc tác nghiệp tín dụng, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
* Ban Quản trị rủi ro: là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành của
tổng cơng ty, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo trong công tác QTRR của PVFC. Ban QTRR là cơ quan có chức năng kiểm sốt, theo dõi và quản trị độc lập với bộ phận kinh doanh, tham gia vào quá trình QTRR ngay từ trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành và có cơ chế để có thể báo cáo trực tiếp lên Ban điều hành cấp cao - những người không tham gia vào việc nhận rủi ro. Với chức năng, nhiệm vụ của đó, Ban là nơi ban hành các chính sách, quy trình, quy chế điều hành hoạt động của Tổng cơng ty.
Về cơ cấu tổ chức, Ban QTRR được chia làm 03 phịng (Phịng QTRR Tín dụng, Phịng QTRR Đầu tư và Phịng QTRR Thị trường). Trong đó nhiệm vụ chính của Phịng QTRR Tín dụng là:
Tham mưu xây dựng, soạn thảo chính sách QTRR TD; tham mưu xây dựng hệ thống thẩm quyền, cơ chế phê duyệt tín dụng của Hội sở và các đơn vị trong toàn hệ thống; hướng dẫn, triển khai các quy định về QTRR TD của NHNN trong toàn hệ thống.
Tổng hợp, phân tích cơ cấu danh mục tín dụng, cảnh báo chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống theo định kỳ và đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng tín dụng.
Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chính sách, quy định về QTRR TD, thực hiện cơ cấu, các giới hạn, tỉ lệ, hạn mức của danh mục tín dụng và có những cảnh báo phù hợp.
Giám sát hạn mức rủi ro tín dụng đã được thiết lập, xem các hạn mức đó có bị vi phạm khơng và báo cáo tới ban lãnh đạo.
Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại PVFC và đề xuất các giải pháp phịng ngừa, khắc phục rủi ro tín dụng.
2.3.1.2. Chính sách Quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC
Chính sách QTRR TD của PVFC được thể hiện qua các quy định của PVFC về chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, cơ cấu dư nợ tín dụng, thực hiện kiểm tra giám sát khoản vay … sau đây, tác giả sẽ đi vào phân tích cụ thể từng nội dung.
2.3.1.2.1 Thực hiện mơ hình phân cấp mức phán quyết tín dụng
Hệ thống phê duyệt tín dụng của PVFC được phân cấp theo thẩm quyền phê duyệt với các hạn mức tín dụng cụ thể. Cơ chế phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được xây dựng trên cơ sở năng lực của từng cấp cũng như đặc thù tín dụng của từng đơn vị. Ngoài ra, việc xây dựng mức phân cấp phán quyết tín dụng cũng dựa vào việc phân cấp để phục vụ ngành dầu khí, đó là phân chia thẩm quyền phê duyệt đối với công ty trong ngành và cơng ty ngồi ngành dầu khí.
Cấp phê duyệt tín dụng cao nhất là Hội đồng quản trị. Hàng năm hoặc khi xét thấy cần thiết, căn cứ vào quy mô và định hướng hoạt động của Tổng công ty, HĐQT sẽ quyết định mức phán quyết của Tổng Giám Đốc. Trong hạn mức phán quyết này, Tổng Giám Đốc có quyền phân cấp hạn mức phê duyệt tín dụng cho các cấp Phó Tổng Giám Đốc, Giám Đốc Chi nhánh. Tại PVFC hiện nay, thẩm quyền phê duyệt tín dụng ngắn hạn của Tổng Giám Đốc tối đa là 300 tỷ đồng, và của Giám đốc chi nhánh tối đa là 80 tỷ đồng và được thực hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau:
Tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật, NHNN;
Tuân thủ quy định của PVFC về phê duyệt cấp tín dụng;
Tuân thủ tỷ trọng, hạn mức tín dụng; đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng; đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của KH;
Quyết định cấp tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc quyết định cao nhất, nghĩa là các cấp trung gian phải nêu rõ quan điểm đồng ý/không đồng ý/ý kiến khác