Tổng vốn đầu tư theo đề xuất của tư vấn Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của dự án đầu tư phước an tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 3 : DỰ BÁO LƯU LƯỢNG GIAO THÔNG VÀ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ

3.2 Tổng vốn đầu tư

3.2.2 Tổng vốn đầu tư theo đề xuất của tư vấn Nhật Bản

Do nguồn vốn TPCP hàng năm bố trí khơng đủ để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh BR- VT nên UBND tỉnh BR-VT đề xuất với Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn ODA Nhật

2

Nguồn: Nhịp sống số (2012), Lãi suất giảm, huy động 4.000 tỷ đồng TPCP, truy cập ngày 20/03/2012 tại địa

chỉ: http://ndhmoney.vn/web/guest/s09/-/journal_content/lai-suat-giam-huy-%C4%91ong-4-000-ty-%C4%91ong- trai-phieu-chinh-phu.

Bản như đã trình bày tại mục 1.2. Theo đề xuất của tư vấn Nhật Bản, tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 6.164,7 tỷ đồng, quy đổi khoảng 26.457,6 triệu JPY (tỷ giá hối đoái 2010 là 233 VND/JPY) kể cả chi phí nguyên vật liệu cho cầu, chi phí tư vấn và chi phí dự phịng lần lượt chiếm 10% trong tổng chi phí xây lắp.

Bảng 3- 4: Tổng vốn đầu tư theo đề xuất của tư vấn Nhật Bản

Đvt: Tỷ đồng Tổng vốn đầu tư Năm 2010 Quy đổi ra tỷ VND Quy đổi ra triệu JPY Chi phí xây lắp 5.137.5 22.048,0

trong đó: chi phí ngun vật liệu cho cầu 189.2 812,0 Chi phí tư vấn 513.7 2.204,8 Chi phí dự phòng 513.7 2.204,8

Tổng số 6.164.7 26.457,6

Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh BR-VT (2010), Báo cáo đề xuất vốn ODA với Tổ chức xúc tiến thương mại

Nhật Bản.

Do chi phí quản lý dự án và chi phí khác chưa được đưa vào tổng mức đầu tư, nên tác giả bổ sung 2 loại chi phí này theo tỷ lệ với chi phí xây lắp trong tổng mức đầu tư sử dụng nguồn vốn TPCP. Bên cạnh đó, như tổng mức đầu tư sử dụng vốn TPCP, tác giả bổ có sung thêm chi phí đền bù GPMB và chi phí đầu tư 01 trạm thu phí. Việc bổ sung thêm các khoản mục chi phí này vào tổng mức đầu tư giúp cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng giữa hai nguồn vốn mang tính khách quan hơn, trong điều kiện cùng các hạng mục chi phí đầu tư.

Sau khi bổ sung thêm các hạng mục chi phí đầu tư: chi phí quản lý dự án, chi phí khác, chi phí đền bù GPMB, chi phí đầu tư 01 trạm thu phí và điều chỉnh trượt giá năm 2011, năm 2012, tổng mức đầu tư của dự án năm 2012 khoảng 8.139 tỷ đồng, tăng 1.974,3 tỷ đồng (tăng 32%). Bảng 3- 5: Tổng vốn đầu tư theo đề xuất của tư vấn Nhật Bản sau khi bổ sung, điều chỉnh

Tổng vốn đầu tư Năm 2012 Quy đổi ra tỷ VND Quy đổi ra triệu JPY Chi phí xây lắp 6.432 25.051

trong đó: chi phí nguyên vật liệu cho cầu 237 923 Chi phí tư vấn 643 2.505 Chi phí hành chính và quản lý 43 168

Chi phí khác 305 1.189 Chi phí đền bù GPMB 6 22 Chi phí dự phịng 708 2.758

Trạm thu phí 2 7

Tổng số 8.139 31.700

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Do vốn TPCP hàng năm phân bổ cho địa phương ít, nên khả năng dự án không đảm bảo được tiến độ phát triển hạ tầng phục vụ vận chuyển hàng hoá ra vào cảng, cũng như kịp kết nối để phát huy các tuyến đường trong khu vực. Do đó, dự án đang được xem xét sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản, theo hình thức vay vốn STEP.

Tỷ lệ vốn vay tối đa theo STEP trên tổng chi phí dự án là 85% tổng vốn đầu tư. Do đó để thực hiện dự án cần phải có khoản nguồn vốn đối ứng 15% tổng vốn đầu tư, giả định là nguồn vốn TPCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của dự án đầu tư phước an tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)