Bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39 - 45)

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

2.2.1 Bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp

Bộ máy QLRRTN của BIDV hiện tại được mô tả theo sơ đồ sau: Hội đồng quản trị

Ban kiểm sốt

Ban Tổng giám đốc

Ban QLRRTT& TN

Phịng QLRRTN Phịng QLRRTT

Cấp HSC

2.2.2 Các cơng cụ quản lý rủi ro tác nghiệp đã được triển khai thực hiện

tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.2.1 Công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp

 Công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp được sử dụng nhằm mục đích:

+ Xác định tất cả các dấu hiệu rủi ro trong các mặt nghiệp vụ của BIDV.

+ Xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro tác nghiệp chủ yếu của BIDV.

+ Là căn cứ xây dựng ma trận rủi ro tác nghiệp làm cơ sở cho kiểm toán nội bộ

thực hiện việc kiểm toán theo định hướng rủi ro.

+ Xây dựng các phương án để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp.  Tần suất thực hiện báo cáo dấu hiệu RRTN:

Từ năm 2005 đến năm 2007: Định kỳ 6 tháng 1 lần Từ năm 2008 đến nay: Định kỳ hàng quý

 Phạm vi báo cáo dấu hiệu RRTN:

Năm 2005: 5 mặt nghiệp vụ (Huy động tiền gửi; Chuyển tiền; Dịch vụ ATM;

Ngân quỹ; Luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng từ hạch toán kế toán).

Năm 2006: 8 nghiệp vụ (thêm các nghiệp vụ : Điện tốn; Tín dụng, CIF). Đến quý I/08: 9 nghiệp vụ (thêm nghiệp vụ thanh toán quốc tế).

Đến quý IV/08: 10 nghiệp vụ (thêm nghiệp vụ TCCB)

Quý IV/2010 đến nay : 14 nghiệp vụ (bổ sung các nghiệp vụ: kinh doanh ngoại tệ, QLRR, tài chính, kiểm tra nội bộ) và đánh giá RR đối với 18 Ban/Trung tâm tại HSC

Ban Quản lý RRTT&TN phối hợp với các Ban/Trung tâm nghiệp vụ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá cho các nghiệp vụ.

Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh tự thực hiện đánh giá rủi ro và báo cáo về Phòng QLRR.

Phòng QLRR tổng hợp báo cáo bàng file excel và nhập thông tin vào chương trình, bản giấy được gửi về Ban QLRRTT & TN, thông tin nhập vào chương trình QLRRTN của BIDV sau khi duyệt tại Chi nhánh số liệu sẽ được chuyển về HSC.

Ban QLRRTT&TN tổng hợp báo cáo toàn hệ thống và báo cáo Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo BIDV chỉ đạo thực hiện các giải pháp

Các chi nhánh triển khai thực hiện các giải pháp và báo cáo kết quả về Hội sở chính.

 Thời gian Chi nhánh gửi báo cáo về Ban QLRRTT& TN: Đối với báo

cáo quý I, II, III: số liệu chốt đến hết ngày 20 tháng cuối quý, thời gian nhập dữ liệu vào chương trình chậm nhất 25 tháng cuối quý; quý IV số liệu chốt đến ngày 10/12, thời gian nhập dữ liệu vào chương trình chậm nhất 15/12.

2.2.2.2 Công cụ báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp

 Công cụ báo cáo sự cố RRTN được sử dụng nhằm mục đích:

Xây dựng bộ dữ liệu về tổn thất rủi ro tác nghiệp của BIDV qua các năm.

Làm cơ sở cho việc lượng hoá tần xuất xảy ra và mức độ tổn thất của các nhóm

rủi ro cơ bản của BIDV.

Cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo về tổn thất từ các sự cố rủi ro tác nghiệp, tham mưu về các biện pháp khắc phục, ngăn chặn, phòng ngừa.

Làm cơ sở dữ liệu về tổn thất rủi ro tác nghiệp của BIDV để phục vụ cho việc

tính tốn vốn dự phịng rủi ro tác nghiệp trong tương lai của BIDV.  Tần suất thực hiện báo cáo sự cố RRTN:

Từ năm 2005 đến năm 2007: Định kỳ 6 tháng 1 lần Từ năm 2008 đến nay: Định kỳ hàng quý

 Phạm vi báo cáo sự cố RRTN:

Thực hiện thu thập và báo cáo tất cả các sự cố rủi ro tác nghiệp của các mặt nghiệp vụ bao gồm cả sự cố xác định được giá trị tổn thất và sự cố không xác định

 Phương pháp thực hiện:

Ban Quản lý RRTT&TN xây dựng mẫu biểu báo cáo

Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh tự thực hiện báo cáo về phòng QLRR Phòng QLRR tổng hợp báo cáo gửi về HSC

Ban QLRRTT&TN tổng hợp báo cáo sự cố toàn hệ thống và báo cáo Ban lãnh

đạo BIDV.

Ban lãnh đạo BIDV chỉ đạo thực hiện các giải pháp

Các Chi nhánh triển khai thực hiện các giải pháp và báo cáo kết quả về Hội sở

chính (Ban QLRRTT& TM làm đầu mối).

2.2.2.3 Công cụ báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp

 Công cụ báo cáo ma trận RRTN được sử dụng nhằm mục đích:

Giúp Ban lãnh đạo nhận biết được trong số các mặt nghiệp vụ hoạt động của

BIDV, nghiệp vụ nào có mức độ rủi ro cao, đang ở mức báo động đỏ.

Chỉ ra trong mỗi mặt nghiệp vụ của BIDV, dấu hiệu rủi ro nào có tần suất xảy ra cao trong tồn hệ thống và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chỉ ra trong hệ thống, những chi nhánh nào có dấu hiệu rủi ro cao, đang ở mức

báo động, cần phải có biện pháp kiểm sốt kịp thời để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra. Là cơ sở để kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán theo mức độ rủi ro.

 Các loại ma trận RRTN:

Ma trận rủi ro cho mỗi mặt nghiệp vụ: là Bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức

độ ảnh hưởng của các dấu hiệu rủi ro của từng mặt nghiệp vụ.

Ma trận rủi ro toàn hệ thống cho tất cả các mặt nghiệp vụ: là Bảng mô tả tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ ảnh hưởng của tất cả các mặt nghiệp vụ.

Ma trận rủi ro xếp hạng chi nhánh: là Bảng mô tả tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ ảnh hưởng của tất cả các mặt nghiệp vụ của các chi nhánh trong hệ thống.

Sử dụng phương pháp cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 5. Mỗi dấu hiệu sẽ được tính điểm tổng cộng bằng tổng điểm tần suất xảy ra và điểm ảnh hưởng:

Khả năng xảy ra:

1-2 = thấp (xanh) 3-4 = Trung bình (vàng) 5 = Cao (đỏ)

Ảnh hưởng:

1-2 = thấp (xanh) 3-4 = Trung bình (vàng) 5 = Cao (đỏ) Tổng cộng

1-4 = thấp (xanh) 5-8 = Trung bình (vàng) 9-10 = Cao (đỏ)

Dấu hiệu có điểm tổng cộng càng cao thì càng nhiều rủi ro và ngược lại.  Phương pháp xây dựng Ma trận rủi ro cho tất cả các mặt nghiệp vụ

Điểm tổng cộng của mỗi mặt nghiệp cụ sẽ được tính theo cơng thức sau :

Điểm tổng cộng của nghiệp vụ (i) = điểm tổng cộng của các dấu hiệu rủi ro của nghiệp vụ (i)/n

Trong đó:

+ Điểm tổng cộng của các dấu hiệu rủi ro của mỗi nghiệp vụ được lấy từ kết quả

của Ma trận rủi ro toàn hệ thống cho mỗi mặt nghiệp vụ + n: là số các dấu hiệu rủi ro trong mỗi mặt nghiệp vụ. Tổng cộng 1-4 = thấp (xanh)

5-8 = Trung bình (vàng) 9-10 = Cao (đỏ)

Những nghiệp vụ nào có điểm tổng cộng càng cao thì càng nhiều rủi ro và ngược lại, điểm tổng cộng thấp thì rủi ro thấp

 Phương pháp xây dựng Ma trận rủi ro cho từng đơn vị

Xác định điểm tổng cộng của từng dấu hiệu trong mỗi mặt nghiệp vụ của từng

chi nhánh.

Điểm tổng cộng của nghiệp vụ (i) = điểm tổng cộng của các dấu hiệu rủi ro của nghiệp vụ (i)/n

Xác định trọng số rủi ro:

Xác định điểm xếp hạng của chi nhánh như sau:

Điểm xếp hạng chi nhánh = ∑ điểm trung bình cộng của từng mặt nghiệp vụ x

trọng số rủi ro của mặt nghiệp vụ đó.

Xếp loại rủi ro của Chi nhánh/Ban/Trung tâm: Điểm Tổng cộng:

1-4 = thấp (xanh)

5-8 = Trung bình (vàng)

9-10 = Cao (đỏ), hoặc có 8 dấu hiệu RR có mức độ ảnh hưởng bằng 5  Tần suất thực hiện báo cáo:

Từ năm 2006 đến năm 2007: Định kỳ 6 tháng 1 lần Từ năm 2008 đến nay: Định kỳ hàng quý

 Phạm vi báo cáo:

Từ năm 2006 đến 2007: Thực hiện xây dựng ma trận RR cho các mặt nghiệp vụ và ma trận RR cho từng mặt nghiệp vụ

Từ năm 2008 đến nay: Bổ sung thêm ma trận RR cho các chi nhánh  Phương pháp thực hiện:

Ban Quản lý RRTT&TN xây dựng phương pháp tính điểm cho các loại ma trận Các Ban nghiệp vụ tham gia vào phương pháp tính điểm cho nghiệp vụ có liên quan

Ban QLRRTT&TN tiến hành xây dựng các ma trận, báo cáo Ban lãnh đạo

những dấu hiệu, những nghiệp vụ, những chi nhánh có mức độ rủi ro cao Ban lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)