Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây sài sòn (Trang 36 - 40)

1.4.1. Các nhân tố thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng:

 Trình độ phân tích dữ liệu thơng tin của NH: trên thị trường hiện nay, vấn đề

thông tin bất cân xứng là một thực trạng, tuy nhiên nếu NH có khả năng xử lý, đánh giá tốt các thông tin do KH cung cấp hoặc khả năng khai thác, thu thập thơng tin hồn hảo sẽ giúp NH giảm thiểu tối đa RRTD. Mặt khác, nếu năng lực của NH kém, khả năng thu thập thông tin KH không đáp ứng cho công tác đánh giá, thiếu am hiểu thị trường, kỹ năng phân tích thơng tin hời hợt, không sâu sát dẫn đến quyết định cho vay và đầu tư không hợp lý.

 Q trình kiểm tra, giám sát: nếu khơng thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát KH, trước trong và sau khi cho vay mà chỉ dựa vào các thông tin, hồ sơ do KH cung cấp để làm căn cứ thẩm định, quyết định cho vay sẽ khơng đánh giá được tư cách, uy tín cũng như năng lực tài chính của KH. Nếu NH thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm tra, giám sát KH, khoản vay sẽ giúp cho NH nắm bắt được nhu cầu KH, đánh giá được khả năng thanh toán để đưa ra quyết định cho vay hợp lý, đảm bảo cho vay KH đáp ứng đúng nhu cầu vốn thực tế của KH, không cho vay vượt quá nhu cầu, tạo điều kiện cho KH sử dụng vốn vào mục đích khác mà NH khơng quản lý được.

 Việc định giá tài sản thế chấp: tài sản đảm bảo đóng vai trị là nguồn thu nợ thứ

hai ngoài nguồn thu từ phương án vay vốn, vì vậy khi RRTD xảy ra, KH mất khả năng tốn nợ vay thì TSBĐ là phao cứu sinh của NH, định giá TSBĐ đúng giá trị thực của tài sản sẽ giúp khoản vay được đảm bảo an toàn hơn, việc xử lý tài sản thuận lợi hơn, NH sẽ nhanh chóng thu hồi được nợ vay. Trái lại, định giá tài sản thế chấp vượt giá trị thực, tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản cao khơng tính đến sự biến động giá của thị trường; không thực hiện đầy đủ các thủ tục thế chấp đảm bảo tính pháp lý bảo vệ quyền lợi cho NH; không đảm bảo các điều kiện về TSBĐ: dễ định giá, dễ chuyễn nhượng, dễ tiêu thụ…chắc chắn sẽ đem lại cho NH sự thất thốt vốn vay vì tài sản đảm bảo khơng đủ để thu hồi nợ.

 Tính chính xác của mục tiêu tăng trưởng tín dụng: tăng trưởng tín dụng là mục

tiêu của tất cả các NH, giúp NH tăng lợi nhuận nên việc đưa ra mục tiêu tăng trưởng và phấn đấu đạt chỉ tiêu một cách an toàn, hiệu quả là tốt. Nhưng thực trạng các NH chạy theo chỉ tiêu, tăng trưởng tín dụng mà khơng quan tâm chất lượng tín dụng: do cạnh tranh với các NH khác sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra RRTD, nợ xấu cũng sẽ tăng tương ứng.

 Chất lượng bộ phận chuyên trách theo dõi rủi ro: NH nên có bộ phận chuyên nghiệp để dự liệu diễn biến của thị trường, nắm bắt các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế sẽ giúp NH chủ động trong việc lựa chọn KH, ngành hàng, lĩnh vực để đầu tư cho vay phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Công tác xác định thị trường

và lĩnh vực cho vay của NH nếu khơng có bộ phận chuyên trách, nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp mà công việc được phân công dàn trãi không rõ ràng, cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc không chuyên sâu sẽ không phát huy được lợi ích của cơng tác quản trị rủi ro thị trường và ngành hàng.

 Năng lực và phẩm chất đạo đức của CBTD: Do đặc thù của lao động trong lĩnh

vực NH là làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với “tiền” và các cơng cụ có giá trị có thể dễ dàng chuyển thành tiền, nên đạo đức nghề nghiệp và tính liêm chính trong kinh doanh NH được đề cao, con người là nhân tố quan trọng hơn cả trong công tác QTRRTD, rủi ro hiện hữu ở tất cả các cơng đoạn của quy trình cấp tín dụng trong đó giai đoạn thẩm định, lập hồ sơ vay vốn của CBTD rất quan trọng, nếu cán bộ có kỹ năng phân tích, đánh giá tốt, đạo đức nghề nghiệp được nâng cao giúp cho công tác quản trị rủi ro hiệu quả hơn, mang lại cho NH những khoản đầu tư cho vay hiệu quả, an toàn, RRTD sẽ được hạn chế tối đa. Ngược lại, trình độ cán bộ hoặc đạo đức nghề nghiệp kém dể dẫn đến việc không tuân thủ quy định tín dụng, khơng chấp hành đúng quy trình cho vay gây thiệt hại lớn cho NH.

1.4.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng:

 Kinh nghiệm kinh doanh của KH: KH có kinh nghiệm quản trị, năng lực quản

lý kinh doanh tốt, sử dụng vốn vay hiệu quả, đảm bảo uy tín đối với NH cũng sẽ tác động tốt cho công tác quản trị rủi ro của NH. Nếu năng lực của KH kém, ít kinh nghiệm ứng phó với các biến động bất lợi của nền kinh tế sẽ không điều hành tốt hoạt động kinh doanh, vốn vay NH khơng có khả năng thanh tốn, gây ra RRTD.  Sự trung thực của KH: KH cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác giúp NH dễ dàng đánh giá, hỗ trợ vốn hợp lý cho doanh nghiệp, công tác quản trị rủi ro sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, một số KH để được vay vốn, họ tìm mọi cách lợi dụng kẻ hở của NH: cung cấp thông tin cho NH không trung thực, lợi dụng sự lơi lỏng của NH trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ, thực tế để tạo các thơng tin tốt cho mình làm kết quả thẩm định bị sai lệch dẫn đến quyết định tín dụng khơng chính xác. Hoặc KH dùng một TSBĐ để thế chấp nhiều nơi, vay vốn được nhiều hơn.

 Mục đích sử dụng vốn: KH sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư đúng ngành nghề truyền thống của mình, hồn trả vốn vay ngay khi nguồn thu từ phương án vay vốn được thanh toán, NH sẽ quản lý được dòng tiền cho vay, giảm thiểu RRTD. Nếu mục đích vay vốn khơng có thật hoặc sử dụng vốn cho mục đích khác, dẫn đến mất vốn, đến hạn trả nợ khơng hồn được vốn để trả nợ NH.

 Trách nhiệm, nghĩa vụ của KH: người đứng đầu doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng đối với các quyết định vay vốn, đầu tư kinh doanh. Với tinh thần trách nhiệm cao, người quản lý doanh nghiệp sẽ thận trọng trong các quyết định của mình, đảm bảo an toàn vốn. Đối với người thiếu trách nhiệm, muốn né tránh trách nhiệm thường sẽ ủy quyền cho cấp dưới đại diện nhưng người quyết định cuối cùng vẫn là họ, qua đó sẽ đưa ra các quyết định một cách hời hợt hoặc cố tình để trục lợi cá nhân, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến rủi ro cho NH.

 Thiện chí trả nợ: KH tốt, có thiện chí trong việc trả nợ NH sẽ có tác động tốt

cho hoạt động tín dụng, cơng tác quản trị rủi ro của NH, nếu KH cố ý chiếm dụng vốn của NH, không hợp tác trong việc trả nợ hoặc xử lý tài sản để thu hồi nợ sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc quản trị rủi ro của NH.

1.4.3. Các nhân tố khách quan:

 Môi trường pháp lý: hoạt động NH chịu sự chi phối về pháp lý của nhà nước.

Hệ thống pháp lý chưa an tồn, mơi trường kinh doanh khơng lành mạnh, chính sách thay đổi liên tục, không đồng bộ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của NH.

 Biến động của nền kinh tế: nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh, thu nhập và khả năng thanh toán của KH.

 Trình độ chun mơn, công nghệ: hệ thống máy móc thiết bị, cơng cụ hỗ trợ cho cơng tác quản lý, giám sát tín dụng chưa thật sự đáp ứng tất cả các nhu cầu rà soát, cảnh báo trước các dấu hiệu rủi ro và phát hiện sự cố rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

 Rủi ro từ thiên nhiên: hoạt động kinh doanh (đặc biệt đối với các ngành nơng nghiệp) thì thiệt hại cho KH là rất lớn, khả năng mất trắng rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây sài sòn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)