(Nguồn : Kết quả các mô hình hồi quy)
Như vậy nếu dựa trên số liệu năm 2009 thì tại các quốc gia có nhiều quy định khắt khe nhất khi độ mở cửa tăng thêm 1% thì sẽ làm GDP giảm xuống 0.475% trong khi tại các quốc gia khác GDP sẽ tăng thêm 0.339%. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc cải cách thể chế nói chung và các quy định quản lý sự dịch chuyển nguồn lực nói riêng là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với việc mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế, vượt ra khỏi 20% các quốc gia có các quy định nặng nề nhất sẽ giúp tăng trưởng thêm 0,814%.
Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cịn khẳng định lại các kết quả về tác động của vị trí địa lý, dân số đến tăng trưởng, có hay khơng đường bờ biển đóng góp 1,230 phần trăm cho tăng trưởng, trong khi các quốc gia có khoảng cách đến xích đạo càng xa thì tương ứng với tăng trưởng càng cao, cứ tăng thêm 1% dân số thì tăng trưởng được gia tăng thêm 0,99 phần trăm.
Với số liệu chuỗi thời gian liên tục từ năm 2004 đến 2009 và quy mô dữ liệu lớn hơn, trên 150 nền kinh tế, kết quả nghiên cứu khẳng định lại kết quả nghiên cứu của Bolaky và Freund (2006) với dữ liệu thực hiện năm 2000 với 108 quốc gia. Điều này đã khẳng định một lần nữa tác động của các quy định hành chính trong kinh doanh đến mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng. Đó là thương
mại quốc tế sẽ khơng mang lại lợi ích cho tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mà các quy định hành chính trong kinh doanh quá nhiều và phức tạp.
Chương 4: Thực tiễn về thương mại quốc tế và các quy định về gia nhập ngành và lao động tại Việt Nam
4.1 Hoạt động thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đoạn 2001 – 2010
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế tăng dần kể từ năm 2001 cho đến năm 2005 và đạt ở mức cao, trên 8%, cho đến năm 2007. Trong giai đoạn 2001- 2005, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7,5%, đến giai đoạn 2006-2010 thì giảm cịn 7,01% . Tự do hố thương mại có thể giúp Việt Nam tận dụng lợi thế so sánh, song chủ yếu ở các sản phẩm sơ chế và/hoặc thâm dụng lao động. Tuy nhiên, xét trung bình trong các giai đoạn 5 năm, cơ cấu của nền kinh tế qua 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 khơng thấy có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ trong giai đoạn 2001 – 2005 lần lượt là 39.46 : 22.32 : 38.22 trong khi tỉ lệ đó trong giai đoạn 2006 – 2010 là 40.84 : 20.89 : 38.27 (Hình 4.1).
Hình 4. 1 Biểu đồ về cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010
(Nguồn : CIEM,2010)
Hình 4.2 thể hiện diễn biến của kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 2001-2010. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu có xu hướng tăng và lên tới đỉnh điểm vào năm 2007. Sau đó cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu năm 2008 đã tác động làm suy giảm cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều bị sụt giảm vào năm 2009, nhưng sau đó lại có chiều hướng tăng lên vào năm 2010 khi nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước hồi phục.
Tổng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng từ 14,5 tỷ USD năm 2000, lên 39,8 tỷ USD năm 2006. Tính chung trong giai đoạn 2000-2006, xuất khẩu đã tăng hơn 2,7 lần, tương đương với mức tăng bình quân khoảng 18,4%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa trong GDP cũng tăng từ 44,7% năm 2000 lên 65,3% năm 2006. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, khiến hàng hóa của nước ta dần hiện diện ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao dường như cũng do quy mơ xuất khẩu của nước ta cịn tương đối nhỏ.
Hình 4. 2 Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010
Từ sau 2007, xuất khẩu đã có những biến động mạnh hơn. Tăng trưởng xuất khẩu đạt tới 22% năm 2007, và 29% năm 2008. Tuy nhiên, xuất khẩu năm 2009 đã giảm 8,9% so với mức năm 2008, trước khi tăng trở lại khoảng 25,5% vào năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2007-2010, xuất khẩu đã tăng khoảng 1,8 lần, từ 39,8 tỷ USD lên 72,2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân tương ứng đạt 15,8%/năm. Xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng so với GDP, và tỷ lệ này đạt tới 70,7% vào năm 2010. Như vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ lệ đóng góp bình qn của tăng trưởng xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế đạt tới 113,2%, tức là cao hơn nhiều so với đóng góp tương ứng của tiêu dùng (89,4%) và tích lũy tài sản (66,4%). Có thể thấy xuất khẩu đã trở thành một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, xuất khẩu đã góp phần tạo việc làm cho người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với những biến đổi của thị trường thế giới. Điều này cũng khẳng định tác động tích cực mà thương mại quốc tế đem lại cho tăng trưởng ở Việt Nam
Về mặt nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa tăng từ 15,6 tỷ USD lên 44,9 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2006. Như vậy, nhập khẩu đã tăng gần 2,9 lần, tức là trung bình khoảng 19,2%/năm. Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP cũng tăng tương ứng từ 49,6% năm 2000 lên 73,8% năm 2006. Từ sau 2007, nhập khẩu đã có những biến động mạnh hơn. Tăng trưởng nhập khẩu đạt tới 40% năm 2007, và 28,6% năm 2008. Tuy nhiên, nhập khẩu sau đó đã giảm 13,3% năm 2009, và tăng trở lại ở mức 20% trong năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2007-2010, nhập khẩu đã tăng khoảng 1,9 lần, từ 44,9 tỷ USD lên 84 tỷ USD. Tốc độ tăng nhập khẩu trung bình ở mức 17,0%/năm. Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP đạt đỉnh khoảng 90,0% vào năm 2008, sau đó giảm xuống cịn 82,9% vào năm 2010.
Biểu đồ tương quan giữa GDP và độ mở cửa thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Hình 4.3) cho thấy mối tương quan cùng chiều. Khơng thể khẳng định thương mại quốc tế quyết định hoàn toàn cho tăng trưởng kinh tế ở nước ta, nhưng qua phân tích và số liệu cụ thể cũng cho thấy Việt Nam đã đạt được một số thuận lợi tích cực từ thương mại quốc tế.
Hình 4. 3 Biểu đồtương quan giữa GDP và độ mở cửa thương mại (2001-2010)
(Nguồn : CIEM,2010)
4.2 Các quy định trong gia nhập ngành và lao động
Từ những phân tích ở trên, tính linh hoạt của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế là điều kiện quan trọng để các quốc gia tận dụng thành công các lợi thế so sánh của mình qua đó mở rộng thương mại quốc tế và tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, tính linh hoạt đó có thể bị hạn chế bởi các quy định trong gia nhập ngành và lao động. Thực tiễn các quy định trong hai lĩnh vực này sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về tính linh hoạt của các yếu tố sản xuất trong nước.
4.2.1 Các quy định trong gia nhập ngành
Hoạt động gia nhập ngành là một trong những yếu tố thể hiện sự dịch chuyển các nguồn lực trong nền kinh tế, những ngành có lợi thế so sánh cao hơn, lợi nhuận tiềm năng nhiều hơn sẽ được chú ý và đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, các hoạt động này đều phải tuân thủ theo một số các quy định của Nhà nước. Các quy định có thể
linh hoạt giúp sự gia nhập nhanh hơn, nhưng cũng có thể rắc rối, phức tạp làm hoạt động này trở nên khó khăn hơn. Như đã phân tích ở trên, các quốc gia có thu nhập càng thấp thì có xu hướng các quy định càng nhiều và rắc rối. Việt Nam cũng không nằm ngồi xu hướng đó. Hiện tại, theo số liệu thu thập được của dự án Doing Business, các doanh nghiệp Việt Nam muốn hoạt động được thì phải hồn thành 9 thủ tục và mất 44 ngày.
Qua nhiều năm, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp. Nếu trước 2006, doanh nghiệp cần thực hiện từng bước thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu tại ba cơ quan khác nhau với nhiều giấy tờ, thủ tục trùng lắp, thời gian tối thiểu để hoàn tất cả ba thủ tục này là 32 ngày theo quy định của pháp luật, thì đến năm 2008, thơng tư hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết ba thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu theo hướng hợp lý hóa các khâu tổ chức thực hiện ba loại thủ tục này với cơ chế “một cửa”, phối hợp liên thông giữa các cơ quan, giảm thiểu thời gian giải quyết công việc. Sự ra đời cơ chế “một cửa liên thông” trong đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tạo căn cứ pháp lý để các địa phương triển khai đồng loạt việc phối hợp nghiệp vụ của 3 cơ quan: đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu; từ đó có điều kiện để loại bỏ những khâu, thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết ba thủ tục này từ 32 ngày còn 20 ngày. Cùng với một số nỗ lực khác đã thu ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp từ 63 ngày năm 2004 còn 50 ngày năm 2006 và 44 ngày năm 2012 (Xem phụ lục 6).
Hình 4. 4 Số thủ tục đăng ký kinh doanh (2007-2011)
(Nguồn : Doing Business report 2012)
Hình 4. 5 Thời gian đăng ký kinh doanh (2007-2011)
(Nguồn : Doing Business report 2012)
Kết quả đó là đáng khích lệ, tuy nhiên so với các khu vực kinh tế năng động hiện tại, thời gian đó vẫn cịn rất cao và cần phải rút ngắn nữa, so với các nước thuộc Châu Á và Thái Bình Dương thì chỉ mất 37 ngày (Hình 4.5) trong khi các
quốc gia OECD thì chỉ mất 12 ngày. Tương tự, số thủ tục cần phải thực hiện cũng được rút ngắn, năm 2004 phải hoàn thành 12 thủ tục, năm 2006 cịn 11 thủ tục thì đến nay số thủ chỉ cịn 9, nhiều hơn mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2 thủ tục (Hình 4.4) và các quốc gia OECD 4 thủ tục.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn khơng có những đột phá trong cải cách các thủ tục hành chính về đăng kí kinh doanh. Trong báo cáo mới nhất về thành lập doanh nghiệp, chỉ ghi nhận 1 điểm cải thiện về thành lập doanh nghiệp qua việc cho tự in hóa đơn, nằm trong nhóm tiêu chí về thành lập doanh nghiệp. Chính điều này đã khơng thể cải thiện vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng về đăng ký doanh nghiệp vì so sánh tương quan với các nước khác do các nước khác có nhiều cải tiến trong các quy định hỗ trợ, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh nhanh và mạnh hơn Việt Nam rất nhiều.
4.2.2 Các quy định tác động thị trường lao động
Lao động là một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất đối với sản xuất, sự dịch chuyển yếu tố này càng nhanh chóng và thuận lợi thì càng đẩy nhanh quá trình hoạt động, sản xuất của các doanh nghiệp. Doing Business đã có những nghiên cứu cũng như các đánh giá về độ linh hoạt về lao động của các quốc gia, qua đó có thể làm căn cứ cho những cải cách tốt hơn về các quy định tác động yếu tố sản xuất này. Như các tiêu chuẩn đánh giá các quy định trong lao động của các quốc gia khác, Doing Business cũng đánh giá các quy định trong lao động của Việt Nam thông qua 3 yếu tố, đó là tính linh hoạt trong th mướn lao động, tính khắt khe trong chế độ làm việc và tính linh hoạt trong sa thải lao động.
Độ linh hoạt trong
thuê mướn lao động Việt Nam
Singapore (linh hoạt nhất) Bolivia (kém linh hoạt nhất) Cấm hợp đồng có xác định thời hạn
Độ linh hoạt trong
thuê mướn lao động Việt Nam
Singapore (linh hoạt nhất)
Bolivia (kém linh hoạt nhất)
Thời hạn tối đa của hợp đồng có
xác định thời hạn 36 tháng Không giới hạn 12 tháng Thời hạn tối đa có thể thuê mướn
với hợp đồng có xác định thời hạn 72 tháng Không giới hạn 24 tháng Lương tối thiểu cho lao động thử
việc hoặc lao động 19 tuổi (Đôla/tháng)
49.9 0.0 103
Tỉ số lương tối thiểu và giá trị tăng
thêm khi có thêm 1 lao động 0.37 0.0 0.36 Bảng 4. 1 Độ linh hoạt trong thuê mướn lao động
(Nguồn : Doing Business report 2012)
Độ linh hoạt trong sa thải lao động Việt
Nam Singapore Bolivia
Có thể sa thải do thu hẹp sản xuất Có Có Khơng Cần thơng báo với bên thứ ba khi sa thải 1 lao
động Không Không -
Sa thải 1 lao động cần sự cho phép của bên thứ ba Không Không - Cần thông báo với bên thứ ba khi sa thải 9 lao
Sa thải 9 lao động cần sự cho phép của bên thứ ba Có Khơng - …………..
Bảng 4. 2 Độ linh hoạt trong sa thải lao động
Độ khắt khe trong
chế độ làm việc Việt Nam Singapore Bolivia
Số ngày làm việc trong tuần tại các nhà máy sản xuất 8 giờ/ngày, 1 tuần không quá 48 tiếng 8 -9 giờ/ngày, tối đa 6 ngày/tuần 8 giờ/ngày
Thời gian làm thêm giờ tối đa trong điều kiện bình thường 4 giờ/ngày, 1 năm không quá 200 giờ 50 giờ/tuần trong 2 tháng 50 giờ/tuần trong 2 tháng Mức lương trả tính cho làm thêm giờ 150% cho ngày làm việc, 200% cho ngày nghỉ, 300% cho ngày Lễ 0% cho ngày làm việc, 200% cho ngày nghỉ 130% cho ngày nghỉ, 200% cho ngày nghỉ
Số ngày nghỉ được hưởng lương cho 1 năm làm việc đầy đủ
12 ngày 7 ngày 15 ngày
Số ngày nghỉ được hưởng lương cho cho từng năm đối với lao động có 5 năm làm việc
13 ngày 11 ngày 20 ngày
Số ngày nghỉ được hưởng lương cho cho từng năm đối với lao động có 10 năm làm việc
14 ngày 14 ngày 30 ngày
…………
Bảng 4. 3 Độ khắt khe trong chế độ làm việc
Theo cách xếp hạng về tính linh hoạt trong các quy định lao động[ 12]
, Việt Nam đứng ở vị thứ 21/100 (năm 2010) trong bảng xếp hạng các quốc gia (vị trí càng cao thì thể hiện độ linh hoạt trong lao động càng thấp). Vị trí cũng cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có độ linh hoạt về nguồn lao động khơng thấp, nghĩa là chúng ta cũng có ưu thế về sự linh hoạt trong lao động (Bảng 4.1, 4.2, 4.3). Tuy nhiên nếu xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn đứng sau Brunei (vị trí 0), Singapore (vị trí 0), Malaysia (ví trí 10) và Thái Lan (vị trí 20). Con số thơng kê từ năm 2004 đến năm 2012 cho thấy Việt Nam có rất ít các cải cách về các quy định trong lao động nhằm nâng cao tính linh hoạt trên thị trường lao động. Đứng trên quan điểm về bảo vệ người lao động, có thể các quy định nên ngày càng khắt khe hơn, tuy nhiên, nếu nhìn từ phía kinh tế, sự linh hoạt trong lao động sẽ giúp tăng tính cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước vào các lĩnh vực có ưu thế nhanh hơn vì có thể tiếp cận nguồn lao động nhanh hơn, bên cạnh đó thúc đấy nhanh quá trình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và sản lượng.
Theo cách tính tốn của bài nghiên cứu về chỉ số tổng hợp các quy định, chỉ số của Việt Nam khơng nằm trong các quốc gia có nhiều quy định quá khắt khe nhất dẫn đến tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại quốc tế (bảng 4.4).
Năm nhiều quy định nhất Giới hạn ChViệt Nam ỉ số của Chỉ số tổng hợp bé nhất
2004 4.1173 – 3.9648 3.9425 3.7307 2005 4.1244 – 3.9629 3.9366 3.7345