Như chúng ta đã biết, lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ, vì vậy, q trình hồn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ luôn phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của Chính sách tiền tệ là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ. Trong đó, mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát được lạm phát là mục tiêu quan trọng nhất và cũng là mục tiêu cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác. Chính vì vậy, xu hướng điều hành lãi suất trong thời gian tới cần đảm bảo định hướng điều hành theo lạm phát mục tiêu hoặc theo lạm phát cơ bản. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, NHNN sẽ xác định được những mục tiêu điều hành cụ thể trên cơ sở định lượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng, tình trạng thanh khoản của các NHTM hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng.
Một cơ chế điều hành lãi suất hiệu quả sẽ phải đảm bảo duy trì mặt bằng lãi suất cho vay không quá cao, trợ giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển, trong đó lãi suất huy động vẫn phải đủ hấp dẫn người dân gửi tiền và ngân hàng có thể huy động vốn tốt hơn phục vụ tăng trưởng. Mặt khác, trong chỉ đạo điều hành lãi suất của NHNN ln ln dựa trên tín hiệu thị trường, bảo đảm cho NHTM thực hiện tự do cạnh tranh theo pháp luật mà không bị khống chế bởi những quyết định ràng buộc của NHNN. Và do đó, tự
do hóa lãi suất là mục tiêu cần hướng tới để đảm bảo sự vận hành của thị trường về cơ bản tuân theo quy luật cung cầu, phân bổ nguồn vốn hợp lý, là một quy luật tất yếu và có như vậy lãi suất mới trở thành đòn bẩy trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với thực trạng nền kinh tế đang phải đối mặt cùng với những bất cập của thị trường tiền tệ thì áp dụng cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp là cần thiết và từng bước tạo dựng những điều kiện cần thiết để tự do hóa lãi suất theo hướng tự do hóa lãi suất cho vay trước, lãi suất tiền gửi sau.
Vậy cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian tới cần phải chú trọng đó là “Tự do
hóa lãi suất – có kiểm sốt”. Việc điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định sẽ được thực hiện kết hợp giữa điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của NHNN theo hướng tự do hoá phải dựa trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính - tiền tệ ở trong và ngồi nước, cũng như các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, sự an tồn và phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Trước hết, NHNN cần thiết lập một mức lãi suất điều hành định hướng được lãi suất thị trường với danh nghĩa là lãi suất mục tiêu. Trên cơ sở mức lãi suất mục tiêu này, NHNN sẽ hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo. Lượng tiền cung ứng cũng sẽ được điều tiết hợp lý để đảm bảo mức lãi suất mục tiêu. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh của nước ta hiện nay, khi mà NHNN đang phải công bố nhiều mức lãi suất điều hành khác nhau với tính chất phức tạp và còn chồng chéo gây khó khăn trong quá trình điều hành, định hướng lãi suất thị trường của NHNN cũng như là trong việc tiếp cận thông tin của các chủ thể khác trong nền kinh tế. Nhiệm vụ của NHNN là sẽ cân nhắc thời điểm thích hợp, liều lượng thích hợp để điều chỉnh các mức lãi suất điều hành. Nếu tạo ra cú sốc mạnh q thì cũng khơng được, nhưng nếu cú sốc khơng đủ lực thì có thể làm mất tác dụng của cơng cụ điều hành.
Tiếp đến, trên cơ sở xác định lãi suất mục tiêu, NHNN xây dựng cơ chế điều hành lãi suất thống nhất đảm bảo lãi suất thị trường biến động xung quanh mức lãi suất mục tiêu. Hiện nay, việc lựa chọn lãi suất chủ đạo và xây dựng cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn tìm tịi, thử nghiệm. Thiết nghĩ, mơ hình kiểm sốt lãi
suất mục tiêu phù hợp nhất đối với điều kiện cụ thể của thị trường tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mơ hình kiểm sốt lãi suất liên ngân hàng thơng qua nghiệp vụ thị trường mở. Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm
lãi suất trần và lãi suất chiết khấu làm lãi suất sàn của thị trường liên ngân hàng. Đồng thời, lãi suất thị trường mở được NHNN điều chỉnh một cách thường xuyên và bám sát lãi suất trên thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường này quanh mức mục tiêu mà NHNN mong muốn. Bởi lẽ để đảm bảo thanh khoản, các NHTM thơng thường sẽ có hai nguồn tiếp cận vốn là vay các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng hoặc vay NHNN qua thị trường mở. Nhờ tính liên thơng này, NHNN có thể sử dụng lãi suất thị trường mở để định hướng được lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Một khi lãi suất thị trường mở có khả năng định hướng được lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thì lãi suất huy động cũng sẽ được kiểm sốt, và qua đó chi phối lãi suất cho vay. Vì vậy, cơ chế điều hành hệ thống lãi suất này là sự tác động gián tiếp của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu của NHNN đến lãi suất huy động và lãi suất tín dụng của các TCTD đối với nền kinh tế, thông qua lãi suất trung gian của nghiệp vụ thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. Nhờ đó, NHNN đã thực sự sử dụng các biện pháp kinh tế để tác động và điều hành thị trường thay thế cho các biện pháp can thiệp mang tính hành chính như hiện nay.