Chương 5 Kết Luận Và Khuyến Nghị Chính Sách Và Giới Hạn Của Nghiên Cứu
5.1. Kết Luận Và Khuyến Nghị Chính Sách
Sự gia tăng nhà ở phi chính thức cho thấy thất bại của thị trường chính thống cũng như các chương trình nhà ở xã hội của chính phủ. Tuy nhiên hàng trăm ngàn căn nhà phát triển tự phát mặt khác đã cung cấp nhà ở giá rẻ và phù hợp khả năng thanh tốn cho phần đơng dân số. Loại nhà ở này đóng góp rất tốt vào sự gia tăng quỹ nhà ở, đặc biệt là cho đối tượng có thu nhập thấp. Tuy nhiên, khu vực nhà ở phi chính thức vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và thiệt thòi do thiếu vắng một số dịch vụ tiện ích cơng cộng cơ bản và vẫn có thể bị thu hồi hoặc tháo dỡ trong một số trường hợp. Ngoài ra, dưới sức ép dân số ngày một tăng, nhu cầu về chỗ ở của người dân sẽ ngày càng trở nên rất lớn. Việc quản lý lỏng lẻo và thiếu quy hoạch, định hướng như hiện nay sẽ có thể tạo nên một TP.HCM phát triển khơng hài hịa. Những thay đổi của chính sách về nhà và xây dựng ở Việt Nam cũng đang dần xem xét đến quyền lợi cho người sở hữu nhà phi chính thức. Việc đăng ký chủ quyền hiện nay đã được thực hiện trên hầu hết các ô thửa đất, và một số lượng lớn căn nhà tự phát cũng đã được hợp thức hóa. Một mặt chính sách mới giúp đại đa số người dân có được nhà ở, mặt khác cũng đang tạo ra hệ lụy coi thường tính thượng tơn pháp luật của người dân bởi kỳ vọng xây dựng trái phép trước sau gì cũng sẽ được phép hợp thức hóa.
Chính sách của nhà nước chưa thực sự hiệu quả đã tạo ra tâm lý ỷ lại của người dân khi mua nhà ở khu vực phi chính thức, thêm vào đó là tình trạng đơ thị ngổn ngang sẽ là bài tốn vơ cùng nan giản trong tương lai cho thành phố nếu như hiện tượng phát triển tự phát vẫn tiếp tục tiếp diễn. Do đó, nhà nước cần phải nâng cao tính chặt chẽ trong quản lý thị trường. Hiện tại, mặc dù mơ hình phát triển nhà ở của nước ta cho đến nay đã phát huy hiệu quả nhưng trong tương lai thì địi hỏi phải có một chiến lược nhà ở thu nhập thấp cụ thể để tránh sự hình thành của những khu ổ chuột về sau này (WB, 2011).
Sự phát triển thị trường nhà ở của thành phố trong 20 năm qua chủ yếu bị dẫn dắt bởi thị trường, và chính quyền thường xuyên phải thay đổi quy hoạch đô thị để phù hợp với thực
tế (Huỳnh Thế Du, 2012). Do đó, hướng đến một chính sách tốt hơn thì nhà nước cần phải có định hướng rõ ràng nhằm giải quyết nhu cầu về chỗ ở của người dân, quy hoạch đô thị cần phải là một cơng cụ của chính quyền để khuyến khích cả nhà phát triển tư nhân và người dân cùng tham gia nhằm giúp nhà nước kiểm soát được sự phát triển của đô thị nhưng không quá cứng nhắc như hiện nay, đảm bảo tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả - hợp lý và bền vững cho thế hệ mai sau. Ngồi ra, chính quyền đơ thị cũng cần nâng cấp các khu dân cư hiện hữu tại các khu vực phi chính thức hiện khơng đảm bảo điều kiện dịch vụ hạ tầng cơ bản, nhằm giúp người dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nhà nước cũng có thể yêu cầu dành ra một phần diện tích đất trong những khu vực đơ thị hóa trên để xây dựng các cơng trình xã hội như đã áp dụng ở các khu quy hoạch chính thức. Những q trình tự phát như trên với sự hỗ trợ của nhà nước sẽ tạo điều kiện tăng cung nhà ở phù hợp với các nhóm thu nhập thấp nhất (WB, 2011).