2.3 Đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTK tại Ngân hàng
2.3.2 Phƣơng pháp nghiêncứu
Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thanh khoản của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012. Trên cơ sở lý luận được trình bày trong chương 1 thiết lập mơ hình nghiên cứu lý thuyết. Sau đó, sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của những người có chun mơn là các cán bộ, quản lý làm việc tại Khối QLRR của Ngân hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTK của ngân hàng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTK. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các nhân tố chính ảnh hưởng đến quản trị RRTK của ngân hàng, đó là: năng lực quản trị; lợi nhuận ngân hàng; chính sách lãi suất; chu kỳ kinh doanh và tâm lý khách hàng. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 21 cán bộ, quản lý làm tại bộ phận kiểm toán nội bộ, rủi ro hoạt động, RRTK của Ngân hàng để xác định những yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả quản trị RRTK của Ngân hàng, kết quả phỏng vấn được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi. Nghiên cứu chính thức bằng cách phỏng vấn lại 10 nhân viên làm ở phịng kế tốn, tín dụng, QLRR của Ngân hàng để kiểm tra lại ngơn ngữ cấu trúc trình bày bảng câu hỏi phỏng vấn, hiệu chỉnh lại và tiến hành điều tra thu thập dữ liệu.
Nghiên cứu định lượng nhằm xác định các thang đo của nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy bội. Ban đầu, toàn bộ dữ liệu hồi đáp sau khi được mã hóa và làm sạch được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.
Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), để phân tích EFA mẫu phù hợp khi kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một biến, cỡ mẫu càng lớn càng có tính đại diện cao cho tổng thể. Mơ hình nghiên cứu bao gồm 25 biến quan sát đo lường 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Vì vậy, số lượng mẫu tối thiểu là 120 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, tác giả tiến hành khảo sát với kích thước mẫu là 240 theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất).
các cán bộ, quản lý các phòng ban của Maritime Bank tại hội sở và các chi nhánh. Đối với các cán bộ, quản lý làm việc tại các chi nhánh và phòng ban trực thuộc hội sở tại khu vực Hồ Chí Minh, tác giả thực hiện gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp với số lượng là 165 bảng khảo sát, và thu về được 157 bảng trả lời. Đối các cán bộ, quản lý làm việc tại các chi nhánh khơng thuộc khu vực Hồ Chí Minh, tác giả gửi bảng khảo sát qua mail với sự hỗ trợ của công cụ Google document và số lượng mail gửi đi là 75, số mail phản hồi là 24 mail. Thời gian khảo sát được tiến hành từ đầu tháng 8 đến tháng 9 năm 2013. Do các đối tượng khảo sát là các cán bộ, quản lý đang làm việc tại ngân hàng có kiến thức nhất định về RRTK và cũng nhận thấy vai trò quan trọng của đề tài tác giả nghiên cứu nên số lượng khảo sát được hồi đáp khá cao với lượng 181 người. Tuy nhiên có 4 bảng khảo sát khơng trả lời đầy đủ các thông tin nên được lại bỏ. Cuối cùng tác giả tổng hợp được 177 khảo sát hợp lệ.