2.2 .2Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam
2.2.3 Quy trình tín dụng của NHTM
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mơ tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp động tín dụng.
Các NHTM tạo ra quy trình tín dụng cụ thể cho chính mình. Những nội dung của một quy tình tín dụng căn bản là nhƣ sau:
Bƣớc 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Bƣớc này đƣợc thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
- Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng - Thơng tin về bảo đảm tín dụng
Bƣớc 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hồn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của hoạt động này là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, phán đốn khả năng kiểm sốt những rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phịng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng cịn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.
Thông tin cần thu thập để phục vụ phân tích tín dụng bao gồm:
- Thơng tin thu thập từ hồ sơ của khách hàng vay vốn: Thông tin này bao gồm thông tin về tƣ cách pháp nhân của khách hàng, thơng tin về tình hình tài chính của khách hàng thể hiện qua BCTC của các kỳ gần nhất, thông tin về kế hoạch và chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của khách hàng, thông tin về hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ vay, thể hiện qua phƣơng án kinh doanh.
- Thông tin lƣu trữ tại ngân hàng: Nếu trƣớc đây, khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì sẽ có thơng tin lƣu trữ tại ngân hàng về khách hàng đó. Nguồn thơng tin này đã trải qua kiểm chứng và đáng tin cậy, nên sẽ giúp ích rất lớn cho ngân hàng khi phân tích tín dụng, đặc biệt là giúp tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian cho việc phân tích.
- Thơng tin từ phỏng vấn và điều tra khách hàng: Đây là nguồn thông tin nhằm kiểm chứng thông tin đƣợc cung cấp từ hồ sơ của khách hàng vay vốn, cập nhật những thông tin lƣu trữ tại ngân hàng. Ngồi ra, q trình phỏng vấn điều tra có thể giúp bổ sung thêm những thông tin về khách hàng mà qua hồ sơ vay chƣa thể thu thập đủ.
- Thông tin từ các nguồn khác: ngoài các nguồn thơng tin trên, ngân hàng cịn có thể sử dụng các nguồn thơng tin khác để phân tích tín dụng, bao gồm: thơng tin từ các ngân hàng khác, thông tin từ các công ty chuyên nghiên cứu thị trƣờng, thông tin từ bạn hàng của khách hàng, thông tin từ đối thủ cạnh tranh, từ các tổ chức chuyên môn thu thập và cung cấp thông tin, từ các phƣơng tiện truyền thơng, các ấn phẩm của chính phủ và cơ quan có liên quan…
Nội dung của phân tích tín dụng bao gồm: phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích phƣơng án sản xuất kinh doanh, phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay.
Bƣớc 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cơ sở để ra quyết định tín dụng bao gồm: Thơng tin thu thập và xử lý từ hồ sơ tín dụng do giai đoạn trƣớc chuyển sang, sau đó là dựa vào những thông tin khác hoặc thơng tin cập nhật hóa có liên quan, thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau đƣợc cập nhật hóa, đặc biệt là các thông tin đáng tin cậy từ các công ty nghiên cứu thị trƣờng có uy tín. Ví dụ: thơng tin cập nhật về tình hình thị trƣờng của ngân hàng Nhà nƣớc, kết quả thẩm định các hình thức đảm bảo nợ vay...
Khâu này là khâu quan trọng và có thể phạm sai lầm nhƣ quyết định chấp thuận cho vay với một khách hàng không tốt, hoặc từ chối cho vay với một khách hàng tốt. Để hạn chế sai lầm, các ngân hàng thƣờng chú trọng đến vấn đề thu thập xử lý thơng tin một cách đầy đủ chính xác, và đồng thời, trao quyền quyết định tín dụng cho những ngƣời có đủ năng lực phân tích và ra quyết định.
Sạu khi ra quyết định tín dụng, nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hƣớng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện tiếp các bƣớc tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng.
Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp động. Trong quá trình giải ngân, cách thức giải ngân có thể góp phần kiểm tra xem vốn tín dụng có đƣợc sử dụng đúng mục đích cam kết hay khơng, góp phần phát hiện và chấn chỉnh nếu có sai sót ở các khâu trƣớc.
Bƣớc 5: Giám sát tín dụng
Giám sát tín dụng là giai đoạn diễn ra sau khi giải ngân, có mục tiêu đảm bảo cho tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm sốt rủi ro tín dụng, phát hiện chấn chỉnh kịp thời các sai phạm có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ, bao gồm các hoạt động
- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng; - Phân tích BCTC của khách hàng theo định kỳ
- Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ
- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cƣ ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn
- Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay
- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác
- Giám sát khách hàng thông qua các thơng tin khác
Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm các việc quan trọng bao gồm thu nợ (gốc và lãi), tái xét hợp đồng (phân tích tín dụng nhằm đánh giá chất lƣợng tín dụng, phát hiện rủi ro để xử lý), và thanh lý hợp đồng (làm thủ tục thanh lý, giải chấp tài sản và lƣu hồ sơ vay vào hệ thống lƣu trữ).