Tác động của nguồn vốn FDI đối với cán cân thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn FDI đối với cán cân thương mại việt nam giai đoạn 1999 2010 (Trang 28 - 32)

2.3.1 Tác động tích cực của FDI đối với cán cân thƣơng mại Việt Nam

FDI được tin rằng có tác động thúc đẩy xuất khẩu nếu có sự khác biệt đáng kể trong các yếu tố sản xuất giữa quốc gia đầu tư và nước nhận vốn đầu tư. Các công ty đa quốc gia từ các nước tư bản có khuynh hướng sản xuất sản phẩm bằng cách xuất khẩu các sản phẩm cần nhiều vốn đến các chi nhánh tại các quốc gia có nguồn lực lao động lớn. Như một phần trong tiến trình tự do hóa thương mại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã dần đạt được những cam kết thương mại để tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu. Tại nhiều quốc gia đang phát triển khác, khu vực doanh nghiệp FDI với định hướng xuất khẩu đã chứng minh tác động tích cực của nguồn vốn FDI đối với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tại Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu là đóng góp nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò của FDI trong suốt 20 cải cách kinh tế vừa qua. Thời kỳ 1996 – 2000, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; tỷ lệ xuất khẩu của khu vực FDI trên tổng xuất khẩu từ 2004 đến nay đều trên 50%; năm 2006 đạt mức cao nhất 57,9% và mấy năm gần đây là 55,1% (2008) và 53,2% (2009) trong khi tỉ lệ nhập khẩu trên tổng nhập khẩu của khu vực FDI từ năm 2000 đến nay chưa bao giờ vượt quá 37,3% (năm 2009).

Hình 2.4 Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng xuất khẩu của cả nƣớc (1999-2010)

Nguồn: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 18.4 triệu USD năm 1996 tăng lên 27.82 tỷ USD tính đến 7 tháng đầu năm 2011. Ngay cả trong những năm xuất khẩu của các ngành kinh tế khác tăng chậm hoặc giảm thì xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng cao, nhờ đó duy trì được tốc độ tăng xuất khẩu của cả nước khá cao trong nhiều năm. Điều đáng chú ý là nếu tính chung cả giai đoạn 2001 – 2005, trong khi tăng trưởng xuất khẩu của cả nước (17,5%) thấp hơn tăng trưởng nhập khẩu (18,6%) thì khu vực FDI đã đạt được tăng trưởng xuất khẩu (27,6%) cao hơn tăng trưởng nhập khẩu (25,7%). Và từ năm 2005 – 2010 cũng tương tự như vậy, tăng trưởng xuất khẩu của cả nước trong giai đoạn này đạt 15,8% và tăng trưởng nhập khẩu đạt 17,3%, nếu tính riêng khu vực FDI thì tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạt tới 22,8% và tăng trưởng nhập khẩu là 20,2%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong những năm qua là thiết thực hơn, cũng như các cơ chế chính sách trong chừng mực nào đó đã phát huy tác dụng trong khu vực FDI. Cũng cần lưu ý rằng khu vực FDI có mức thặng dư thương mại khá cao: năm 2009 xuất siêu 5.03 tỷ USD, năm 2010 là 2.35 tỷ USD, 7 tháng năm 2011

nền kinh tế.

Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, UN, và JETRO do Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda (Tokyo) thực hiện, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam hầu như khơng thay đổi từ 2004–2006, trong đó nông thủy sản, thực phẩm và các mặt hàng giá trị gia tăng thấp như dệt, may, và tạp phẩm chiếm đến 49,4% so với tỷ lệ 14,5% của các quốc gia Đông Á và Ấn Độ. Và ngược lại, đối với các ngành chế tạo đòi hỏi cơng nghệ cao hơn như máy móc các loại, máy phát điện, máy công cụ, xe hơi và bộ phận xe hơi, đồ điện tử và IT thì Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 7,5% so với 54,6% của Đông Á và Ấn Độ…Tuy nhiên, những năm gần đây, doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng cơng nghiệp chế biến. Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (63,5%) trong xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và tỷ trọng xuất khẩu của FDI cũng chiếm cao nhất.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một nửa số vốn FDI vào Việt Nam được phân bổ vào các ngành cơng nghiệp mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Xuất khẩu tại khu vực này đã gia tăng nhanh chóng và là nhân tố thúc đẩy chính đối với sự gia tăng nhanh chóng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt sau hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ.

Nghiên cứu của Nguyen anh Xing (2006) đã tính tốn được mức đóng góp của FDI đối với xuất khẩu, với mỗi 2.5 USD vốn FDI đầu tư sẽ đóng góp 1 USD cho xuất khẩu. Đồng thời, nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra rằng, vốn FDI tăng 1% sẽ làm tăng xuất khẩu 0.25%.

2.3.2 Những bất cập của nguồn vốn FDI đối với cán cân thƣơng mại Việt Nam

Như chúng ta đã biết các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện đóng góp một tỷ lệ quan trọng về kim ngạch xuất khẩu, và được kỳ vọng khu vực FDI là nơi sản xuất phải hướng về xuất khẩu (Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI

xuất khẩu trên 80% sản phẩm sản xuất ở Việt Nam), nhưng thực chất, kết quả xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI trong mấy năm qua là nhập khẩu tăng nhanh và thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu.

Một thống kê mới công bố của tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong các năm 2006 – 2010 chiếm khoảng 36% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước. Riêng năm 2009, thiết bị, máy móc chiếm khoảng 6%, nguyên vật liệu chiếm khoảng 26% của cả nước và tương ứng chiếm khoảng 15% và 70% so với kim ngạch nhập khẩu của khối FDI. Ở khu vực FDI, kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu khoảng 10%/năm. Tốc độ tăng nhập khẩu của khối này trung bình khoảng 30%/năm.

Theo các chuyên gia kinh tế, do Việt Nam là một nước có trình độ kỹ thuật kém phát triển, sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị nên khu vực FDI gây thâm hụt thương mại rất lớn là một thực tế dễ hiểu. Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI thường vẫn cao hơn xuất khẩu cũng có cơ sở khách quan là do Việt Nam còn phải tăng cường thu hút vốn FDI, số dự án FDI còn phải tăng nhiều và để thực hiện dự án, nhà đầu tư trước hết phải đầu tư tạo tài sản cố định. Ngồi ra, cịn có lý do là nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thường lấy mục tiêu tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại Việt Nam là chính, sau đó mới tính đến xuất khẩu.

Cịn trong việc sản xuất hàng tiêu thụ tại Việt Nam thì phần lớn các nguyên vật liệu chính (như sản xuất bột ngọt, giày thể thao, bột giặt...) đều nhập khẩu. Tình trạng “gửi giá” vào máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu ở khu vực doanh nghiệp FDI cũng là yếu tố làm cho giá nhập khẩu thường cao hơn mức thực tế, khiến cho các doanh nghiệp FDI lãi thật, lỗ giả mà cơ quan thuế thu được ít thuế thu nhập doanh nghiệp từ khối này.

Trong thời gian qua, việc đóng góp vào xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI là thành quả rất lớn sau một quá trình rất dài thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Nhưng trong thời gian gần đây đã phải cắt bỏ những ưu đãi dành cho doanh nghiệp FDI có sản phẩm xuất khẩu. Vì trước đây bắt buộc các doanh nghiệp này phải có tỷ trọng xuất khẩu 80 - 100%, nhưng khi gia nhập WTO, Việt Nam phải xóa bỏ. Hơn nữa hiện nay chúng ta cũng khơng có điều kiện thu hút các doanh nghiệp FDI vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu có ưu đãi như trước.

Phần lớn các doanh nghiệp FDI tập trung khai thác lợi thế lao động rẻ, nguồn tài nguyên sẵn có, thị trường tiêu thụ “dễ tính” để lắp ráp, gia cơng sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Liên kết giữa khu vực FDI với các doanh nghiệp nội địa cịn rất ít, chưa hình thành được các ngành cơng nghiệp phụ trợ, liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng hàng hố. Thơng thường cơng nghiệp phụ trợ có thể tạo ra 80-95% giá trị gia tăng cho sản phẩm, tuy nhiên hiện các doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp ở VN phải nhập khẩu từ 70%-80% lượng sản phẩm phụ trợ. Do hạn chế này mà phần giá trị được tạo ra ở Việt Nam còn thấp, nhiều doanh nghiệp FDI khó phát triển được quy mơ và đầu tư chiều sâu nên gần đây đã xuất hiện xu hướng một số dự án FDI đã chuyển sản xuất ra nước khác hoặc đóng cửa hay phải chuyển sang lĩnh vực đầu tư mới ở Việt Nam.

2.4 Phân tích thực nghiệm ảnh hƣởng của nguồn vốn FDI đến cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn FDI đối với cán cân thương mại việt nam giai đoạn 1999 2010 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)