Cp. Nhựa Tân Tiến
Bên cạnh khả năng áp dụng phương pháp BSC/KPI đã nêu ở mục 2.3, kết quả phân tích thực trạng chương trình đánh giá kết quả thực hiện công việc và kết khảo sát khả năng áp dụng KPI tại Công ty Cổ phần nhựa Tân Tiến cũng cho thấy Công ty sẽ gặp những yếu tố thuận lợi và khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến việc áp dụng phương BCS/KPI.
2.4.1 Các yếu tố thuận lợi
- Có sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo về việc áp dụng BCS/KPI - Việc sẳn sàng trao quyền cho đội ngũ nhân viên chủ chốt
- Sẳn sàng kết hợp các biện pháp đo lường, báo cáo và tăng cường hiệu suất hoàn thành cơng việc
- Có sự ủng hộ của nhân viên về việc áp dụng KPI
- Hệ thống quản lý có nền tảng theo phương pháp quản lý ISO 9001:2008
2.4.2 Các yếu tố khó khăn
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi như đã đề cập, Cơng ty cũng gặp những yếu tố khó khăn có thể kể đến như sau:
- Mô tả công việc và phân công công việc chưa rõ ràng: Hiện nay Tân Tiến đã có hệ thống mơ tả cơng việc nhưng chưa rõ ràng. Mô tả công việc không lập theo chức danh mà được thiết lập dựa trên việc phản ảnh thực tế nhưng chưa đầy chưa đầy đủ công việc mỗi người đang đảm nhận. Kết quả câu hỏi đầu tiên ở bảng câu hỏi khảo sát 2,3, nhân viên đánh giá về mức độ rõ ràng của công việc hiện nay chỉ đạt 1,43/5. Công ty cũng chưa xây dựng tiêu chuẩn thực hiện cơng việc nên khó đánh giá định lượng mức độ hồn thành cơng việc của nhân viên. điểm đánh giá của nhân viên về tiêu chuẩn thực hiện cơng việc là 1,43/5. Do đó, cần cải tiến mô tả công việc làm cơ sở để đánh giá nhân viên cụ thể hơn.
- Chưa có cơ sở dữ liệu lưu tất cả KPI và KRI, PI : Hiện nay, dữ liệu lưu trữ để kiểm sốt cơng việc của nhân viên còn hạn chế. Hầu hết lãnh đạo cho rằng cơ sở
trong việc thu thập thơng tin đánh giá (mức độ khó khăn là 3,63/5).
- Chưa có sự liên kết các thước đo hiệu suất với chiến lược của tổ chức: Kết quả trả lời cho câu hỏi “Cơng ty có sứ mệnh tầm nhìn rõ ràng khơng?” có điểm trung bình là 2,6 cho thấy Công ty đã có tầm nhìn nhưng chưa rõ ràng. Sự chưa rõ ràng ở đây thể hiện chưa thống nhất cách hiểu, cách làm từ lãnh đạo đến nhân viên. Hơn nữa, Công ty chưa xác định các yếu tố thành công then chốt của tổ chức (Điểm trung bình ý kiến của lãnh đạo là 2/5).
- Sự hiểu biết của lãnh đạo và nhân viên về đánh giá năng lực, thành tích theo BCS/KPI cịn hạn chế: Hiện nay, cả lãnh đạo và nhân viên đều chưa được đào tạo và chưa hiểu rõ về BSC/KPI. Đối với nhân viên, trong 30 người khảo sát chỉ có 2 người được biết qua nhưng chưa đầy đủ về BSC/KPI, những người còn lại đều chưa biết về BSC/KPI. Đối với đội ngũ lãnh đạo cấp cao, mức độ được cung cấp tài liệu về BSC/KPI cũng chỉ mới đạt 2,6/5.
Như vậy, bên cạnh những thuận lợi trong việc áp dụng BSC/KPI, Tân Tiến cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Những khó khăn hiện tại có thể khắc phục được trong q trình triển khai áp dụng BSC/KPI trên cơ sở thực hiện những giải pháp cụ thể, hợp lý.
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến; một số kết quả hoạt động được nêu ra xem như các KPIs trong quá khứ và hiện tại của Công ty. Các kết quả này là một trong những cơ sở tham khảo để tác giả cùng nhóm dự án xây dựng KPIs của Cơng ty trong chương 3 mang tính khả thi.
Tác giả cũng đã nêu ra thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của Công ty Cp. Nhựa Tân Tiến đồng thời khảo sát điều kiện áp dụng của Công ty thông qua việc khảo sát ý kiến của 30 CBCNV được chọn ngẫu nhiên và 5 nhân sự cấp cao trong ban lãnh đạo. Từ đó, tác giả đã đưa ra những nhận định của mình về điều kiện áp dụng KPI tại Công ty Cp. Nhựa Tân Tiến. Kết quả cho thấy những điều kiện thuận lợi bao gồm sự cam kết của lãnh đạo, Công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lương ISO 9001:2008. Bên cạnh đó, để áp dụng KPI tại Cơng ty cũng có những khó khăn nhất định như mơ tả cơng việc còn chung chung chưa gắn với tiêu chí đánh giá cụ thể, việc đánh giá nhân viên cịn mang nặng tính bình qn chủ nghĩa hoặc cảm tính của người lãnh đạo, sự hiểu biết của lãnh đạo và nhân viên về KPI chưa nhiều…
Từ thực trạng đã nêu ở chương 2, trong chương 3 tác giả sẽ trình bày giải pháp cải tiến công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên làm việc tại công ty thông qua viêc xây dựng các chỉ số đo lường hiệu suất thích hợp vào đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV làm việc tại Công ty Cp. Nhựa Tân Tiến.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CB CNV LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CP NHỰA TÂN TIẾN DỰA TRÊN CÔNG CỤ BSC/KPI
Căn cứ vào quy trình đề xuất áp dụng BSC/KPI ở chương 1, sau khi xem xét đặc thù ở Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến ở chương 2, tác giả đề xuất xây dựng và áp dụng các chỉ số hiệu suất cốt yếu theo 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoàn thiện. Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn ở việc thực hiện giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn xây dựng.