Dự báo cung cầu và danh mục vốn đầu tƣ thị trƣờng NDS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển nội dung số của công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FPT online) đến năm 2016 (Trang 42)

2.2.4 .Cơ cấu tổ chức và hoạt động

2.4. Dự báo cung cầu và danh mục vốn đầu tƣ thị trƣờng NDS

Ngành công nghiệp NDS Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 2006 nhờ sự lan tỏa nhanh chóng cộng đồng sử dụng sản phẩm viễn thông và các dịch vụ Internet. Từ đó đến nay, ngành cơng nghiệp NDS đã có những bước tiến quan trọng được thể hiện trong Hình 2.2.

Hình 2.2: Tổng hợp Doanh thu ngành công nghiệp NDS

Nguồn: Số liệu năm 2010, Viện Công nghiệp Phần mềm và NDS Việt Nam công bố tại Hội thảo "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp NDS Việt Nam"

Như vậy, trong 2 năm 2009-2010 gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành NDS luôn đạt trên dưới 50%. Đây là thành quả mà không phải ngành sản xuất, kinh doanh nào cũng có thể đạt được. Nhất là khi tình hình lạm phát và suy thối kinh tế đang có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.

Về doanh thu theo từng nhóm dịch vụ, trong năm 2009, có 4 lĩnh vực đang có phạm vi và sức hoạt động vượt trội với hơn 93% thị phần toàn ngành là Nội dung cho điện thoại (29,7%); Game online (24,7%); Nội dung cho Internet (23,9%) và Thương mại điện tử (15,4%). Tổng hợp doanh số và thị phần các lĩnh vực NDS đang được triển khai tại Việt Nam được mô tả trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động ngành công nghiệp NDS Việt Nam năm 2010 STT Lĩnh vực Doanh số (triệu USD) Thị phần (%) STT Lĩnh vực Doanh số (triệu USD) Thị phần (%)

1 Nội dung cho điện thoại 53,5 29.7%

2 Game online 45,0 24.7%

3 Nội dung Internet 43,5 23.9%

4 Thương mại điện tử 28,0 15.4%

5 Giáo dục 6,0 3.3%

6 Y tế 2,5 1.4%

7 Khác 3,0 1.6%

TỔNG 182 100,0%

Nguồn: Viện Công nghiệp Phần mềm và NDS Việt Nam, ngày 22/12/2010

Sang năm 2010, mặc dù có sự phát triển đa dạng hơn nhưng 2 lĩnh vực dẫn đầu và có tốc độ tăng trưởng cao nhất của ngành NDS vẫn là Nội dung cho điện thoại và Game online. Đặc biệt là Game online đã vượt qua Nội dung cho điện thoại để dẫn đầu thị trường với tổng doanh thu khoảng 70 triệu USD.

Về tốc độ tăng trưởng cho các năm tiếp theo, theo dự báo của Viện Cơng nghiệp NDS Việt Nam thì đến năm 2011, con số này dự tính đạt khoảng 480 triệu USD, 5 năm sau đó sẽ đạt khoảng 1,7 tỷ USD và đến năm 2020 là 4,4 tỷ USD. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp NDS Việt Nam cũng không hề thua kém so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm, tức là đạt khoảng 35-40%/năm. Bảng 4.2 sau đây sẽ cho thấy những số liệu dự báo tăng trưởng của các ngành công nghiệp liên quan đến cơng nghệ thơng tin, trong đó có NDS.

Bảng 2.2: Dự báo tăng trưởng ngành công nghiệp NDS Việt Nam (Tỷ USD) Năm Tổng doanh thu Phần cứng Phần mềm NDS Năm Tổng doanh thu Phần cứng Phần mềm NDS

2007 3,58 2,9 0,5 0,18

2010 6,28 4,8 1,0 0,48

2015 21,5 15,0 4,8 1,7

2020 43,7 29,2 10,0 4,4

Tuy nhiên, bên cạnh những con số rất ấn tượng như trên, vì đang ở trong giai đoạn đầu của q trình phát triển nên ngành cơng nghiệp NDS của Việt Nam vẫn còn ẩn chứa nhiều hạn chế và rủi ro:

Thị trường phát triển không cân đối. Những dịch vụ mang lại doanh thu lớn như

Game online, Nội dung cho điện thoại thì có rất nhiều đơn vị tham gia. Trong khi những dịch vụ cao cấp hơn như phim yêu cầu (video on demand), nhạc yêu cầu (music on demand), Internet di động (mobile Internet),… hoặc những dịch vụ khó thực hiện như giáo dục điện tử, y tế điện tử, thư viện trực tuyến,… thì hầu như khơng được quan tâm. Ước tính những lĩnh vực này cộng gộp trong những năm gần đây chưa bao giờ vượt quá 5% tổng thị phần của ngành NDS.

Nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhưng chỉ với vai trò là nhà nhập khẩu và phân phối chứ chưa sản xuất được sản phẩm. Vì thế, thị trường còn nhiều khoảng

trống, sản phẩm của nước ngoài gần như chiếm lĩnh thị trường và thắng lớn. Game online là một ví dụ, phần lớn game online ở thị trường Việt Nam đang phát hành đều có xuất xứ từ Hàn Quốc, cịn lại có xuất xứ từ Trung Quốc và được Việt hóa phát hành ra thị trường.

Các quy định, chính sách về pháp lý không theo kịp sự phát triển của ngành. Điển

hình là sự kiện CLB doanh nghiệp game và NDS (VNB) và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đề nghị xem xét xử lý hoạt động của Yahoo! Việt Nam vì đã lách luật trong việc cung cấp các dịch vụ NDS. Nguyên nhân là do luật pháp Việt Nam vẫn chưa có các quy định pháp lý cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh NDS trên môi trường Internet tại Việt Nam cũng như vẫn chưa có hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp NDS trong nước trước sự cạnh tranh của các cơng ty nước ngồi.

Ngồi ra, hạ tầng băng thơng rộng phát triển chưa đủ mạnh; Các dịch vụ trên mạng di động còn bị tác động từ giá cả thuê kênh truyền dẫn và phí dịch vụ; Các cơng cụ thanh tốn trực tuyến cịn hạn chế; Các ngành cơng nghiệp đầu vào của NDS chưa được phát triển đồng thời; Các vấn đề bảo đảm tính bảo mật thơng tin;… vẫn đang là những hạn chế lớn của ngành công nghiệp NDS Việt Nam hiện nay.

Với những số liệu phân tích nêu trên cho thấy mặc dù còn một số hạn chế nhưng NDS là một ngành công nghiệp đầy tiềm năng và triển vọng. Đặc biệt là hai ngành dịch vụ dẫn đầu thị trường là Game online và Nội dung cho điện thoại di động mà FPT Online đang tham gia.

2.5. Phân tích các yếu tố bên ngồi

Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về ngành cơng nghiệp NDS thì trong phần tiếp theo này sẽ tập trung phân tích các yếu tố bên ngồi sẽ ảnh hưởng lên một đơn vị kinh doanh NDS. Việc phân tích này được chia làm 2 phần:

 Phân tích mơi trường vĩ mơ thơng qua mơ hình phân tích PEST với 4 yếu tố đánh giá

là chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.

 Phân tích mơi trường vi mơ với 5 tác lực của ngành công nghiệp NDS là đối thủ cạnh

tranh, đối thủ tiềm năng, khách hàng, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế.

2.5.1. Phân tích mơi trƣờng vĩ mơ

2.5.1.1. Chính trị, pháp luật

Việt Nam là một trong những quốc gia có mơi trường kinh tế chính trị ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này thể hiện qua việc Việt Nam đã và đang phát triển theo xu hướng tồn cầu hóa bằng cách gia nhập tổ chức ASEAN năm 1997, là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006.... Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế. Chính phủ Việt Nam xem việc tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức là mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển nền kinh tế hiện nay. Đây là những lợi thế to lớn mà khơng phải quốc gia nào cũng có được. Nó khơng những giúp cho các cơng ty Việt Nam có cơ hội phát huy tốt nhất những thế mạnh của mình mà cịn tạo điều kiện để cơng ty có thể vươn tầm ra thế giới.

Đối với sự phát triển của ngành cơng nghiệp NDS, Chính phủ đã có sự định hướng rất rõ ràng về mục tiêu, chính sách cũng như nguồn lực tài chính. Cụ thể, từ năm 2006, Bộ Bưu chính-Viễn thơng đã đưa NDS vào lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơng nghệ thơng tin giai đoạn 2006-2010. Sau đó, đến ngày 3/5/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công

nghiệp NDS Việt Nam đến năm 2010 với tổng kinh phí đầu tư 1.280 tỷ đồng. Tiếp đến tháng 7/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 901/QĐ-TTg về việc Thành lập Viện Công nghiệp phần mềm và NDS Việt Nam (viết tắt là NISCI). Viện được đánh giá sẽ là trợ thủ đắc lực của ngành và các doanh nghiệp phần mềm trong việc xây dựng nền tảng và giải quyết các vấn đề chung về công nghệ và kỹ thuật. Gần đây nhất, ngày 3/4/2009, phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký quyết định số 50/2009/QĐ-TTg để ban hành quy chế quản lý phát triển công nghiệp phần mềm và NDS đến năm 2012. Ngân sách thực hiện chương trình này là 986 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực từ 20/5/2009.

Về mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp NDS, Đảng và Nhà nước xác định như sau “Phát triển công nghiệp NDS thành một ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp ngày càng nhiều cho GDP, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tiếp cận các sản phẩm nội dung thơng tin số, thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

 Công nghiệp NDS đạt tốc độ tăng trưởng trung bình từ 35 – 40%/năm. Tổng doanh

thu từ công nghiệp NDS đạt 400 triệu USD/năm.

 Xây dựng được một đội ngũ 10 - 20 doanh nghiệp NDS mạnh, có trên 500 lao động

chuyên nghiệp.

 Làm chủ các công nghệ nền tảng trong công nghiệp NDS, sản xuất được một số sản

phẩm trọng điểm có khả năng cạnh tranh; hình thành hệ thống thư viện số trực tuyến; xây dựng được một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành; cung cấp hiệu quả các dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh và đào tạo từ xa.”

(Chương trình phát triển NDS đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, 05/2007)

Tuy nhiên, có một thực trạng là các doanh nghiệp Việt thường bị các cơ quan quản lý rất chặt, ngược lại, việc quản lý các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh NDS tại Việt Nam còn lỏng lẻo bởi những quy chế, nghị định chưa được cập nhật kịp thời với tốc độ tăng trưởng liên tục của ngành. Điển hình là sự kiện các doanh nghiệp NDS trong nước đề nghị xem xét xử lý hoạt động của Yahoo! Việt Nam vì đã lách luật trong việc cung cấp các dịch vụ NDS. Nguyên nhân là pháp luật Việt Nam vẫn chưa có các quy định pháp lý cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh NDS trên môi trường

Internet tại Việt Nam cũng như vẫn chưa có hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp NDS trong nước trước sự cạnh tranh của các cơng ty nước ngồi.

Từ những chính sách và mục tiêu nêu trên cho thấy, mặc dù ngành công nghiệp NDS còn rất non trẻ nhưng đã được sự quan tâm sâu sắc của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này giúp tin tưởng rằng, không lâu nữa, ngành công nghiệp NDS của Việt Nam sẽ phát triển. Cùng với đó, cơ hội phát triển của các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này chắc chắn sẽ còn rất nhiều.

2.5.1.2. Kinh tế, dân số, lao động

Các vấn đề về kinh tế được xét dựa trên hai yếu tố là Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP trên đầu người của Việt Nam.

Xét về tốc độ tăng trưởng GDP: Với những thành tựu đạt được sau hơn 20 năm đất nước đổi mới, đặc biệt là cơ hội mới mở ra khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006, đã tạo động lực cho sự phát triển nhanh của đất nước. Bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong các năm từ 2004 đến 2010.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

GDP danh nghĩa (tỷ USD) 45,0 52,5 59,3 71,4 90,0 97,2 103,1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 7,5 8,4 8,2 8,5 6,2 5,3 6,7

Nguồn: Tổng hợp các số liệu của Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, sang năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải chịu hai cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau, và hiện tại vẫn còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Trong nửa đầu năm 2008, là ảnh hưởng của tình trạng phát triển q nóng khởi nguồn từ dịng vốn vào ồ ạt làm cho lạm phát tăng cao, nhập siêu cao, thâm hụt thương mại kỷ lục. Đến nửa sau năm 2008, là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên nền kinh tế Việt Nam. Kết quả đã kéo mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2008 xuống dừng lại ở mức 6,23%/năm.

Sang năm 2010, sự suy thối chung của cả nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Điều này đã tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tụt giảm thảm hại về cả doanh số lẫn thu nhập. Để

giải quyết vấn đề này, ngay từ đầu năm, chính phủ đã triển khai gói kích cầu trị giá 1 triệu USD từ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất vốn vay lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp trong năm 2010. Với số tiền hỗ trợ này, dự kiến có khoảng 600.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi được bơm ra nền kinh tế.

Xét về GDP trên đầu người: Với tổng giá trị GDP năm 2008 đạt khoảng 90 tỷ

USD nên mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong năm này lần đầu tiên đạt hơn 1.000 USD. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người ước khoảng 1.168 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là Việt Nam đã thoát nghèo, điều này sẽ hạn chế rất nhiều đến chi tiêu của khách hàng, trong đó có chi tiêu cho các dịch vụ giải trí trực tuyến và NDS.

Như vậy, mặc dù có sự hỗ trợ của Chính phủ, nhưng trong thời gian tới suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ cịn tiếp diễn và sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của cả nền kinh tế cũng như sự gia tăng chi tiêu của người dân. Đây là hai thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường NDS.

2.5.1.3. Văn hóa, xã hội

Dân số Việt Nam hiện tại vào khoảng 88 triệu dân, trong đó có gần 55% dân có độ tuổi từ 10-40 (Nghiên cứu Chiều hướng phát triển dân số hiện tại và tương lai, Báo Thời đại mới). Như vậy, Việt Nam đang sở hữu một số lượng dân số trẻ rất lớn. Ngoài ra, cùng với sự phát triển về kinh tế, mức sống của người dân Việt Nam không ngừng tăng lên. Người dân bước đầu đã được tiếp cận và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm mang tính cơng nghệ cao như máy tính, Internet, điện thoại di động… Nếu trước đây, khi đời sống chưa phát triển, hình thức giải trí của người dân chỉ là các trò chơi dân gian gắn liền với thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày thì giờ đây cơng nghệ đã mang lại cho con người nhiều sân chơi mới trong đó có các dịch vụ của NDS. Vì vậy, với một cấu trúc dân số trẻ như hiện tại, thị trường Việt Nam rất phù hợp cho việc cung cấp các dịch vụ đòi hỏi sự năng động trong sử dụng và có u cầu cao về cơng nghệ.

Việt Nam là nước có dân số khá đơng, trong đó khu vực thành thị chiếm khoảng 29,6% dân số. Dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc chiếm 51,1% tổng dân số, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,64%, cao hơn tỷ lệ thất

nghiệp cả nước. Tuy nhiên mức sống của người dân tương đối ổn định và tiếp tục được cải thiện cho phù hợp với nhu cầu sống của người dân, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 12,3%. Điều đó nói lên rằng khoảng cách hiện tại giữa nông thôn và thành thị Việt Nam vẫn cịn rất lớn. Nó sẽ làm cho việc phát triển và tiếp cận các phương tiện hiện đại tại thị trường Việt Nam vẫn còn cần một thời gian rất dài.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, việc thiếu kiểm soát trong triển khai các dịch vụ NDS đã dẫn đến các vấn đề như bạo lực trong Game online tác động lên tâm lý giới trẻ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển nội dung số của công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FPT online) đến năm 2016 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)