Đơn vị tính: tỷ USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Kim ngạch nhập khẩu 62,8 80,7 69,9 84,8 106,7
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, Trị giá nhập khẩu hàng hóa theo bảng phân
loại tiêu chuẩn ngoại thương) [15]
Qua bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 28,5% so với năm 2007, năm 2010 tăng 21,3% so với năm 2009, năm 2011 tăng 24,8% so với năm 2010, riêng năm 2009 kim ngạch nhập khẩu giảm 13,38% so với năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 giảm là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giá cả một số mặt hàng nhập khẩu bị giảm giá, bên cạnh đó kinh tế trong nước đang rơi vào tình trạng suy thối, nhu cầu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của người dân giảm. Năm 2011 có sự gia tăng đột biến của kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là do đơn giá của nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao.
Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu (xăng dầu, sắt thép, vải, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may da, hóa chất, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ) và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng (điện tử, máy tính và linh kiện, linh kiện phụ tùng ô tô) phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Tỷ trọng nhập khẩu qua các năm như sau:
Bảng 2.7: Tỷ trọng kim ngạch các nhóm hàng hóa nhập khẩu qua các năm Đơn vị tính: %
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tư liệu sản xuất 90,4 88,8 90,8 90,2 90,6
Hàng tiêu dùng 7,5 7,8 8,7 8,6 7,6
Vàng 2,1 3,4 0,5 1,2 1,8
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, Thông tin thống kê hàng tháng – Tình hình kinh tế xã hội năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011) [15]
Qua bảng số liệu về tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu, ta thấy tư liệu sản xuất luôn chiếm một tỷ trọng lớn qua các năm, điều này nghĩa là nhóm hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đa phần là nhập tư liệu sản xuất để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, qua bảng số liệu 2.4 và 2.5 cho thấy Cán cân thương mại đều bị thâm hụt qua các năm. Năm 2007 nhập siêu hàng hóa ước tính 14,3 tỷ USD bằng 29,5% giá trị xuất khẩu hàng hóa và gấp 2,5 lần năm 2006 (nhập siêu tăng cao là do tăng nhu cầu nhập khẩu để phát triển kinh tế. Chỉ riêng nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đã chiếm tới 17,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu và đóng góp 23,5% vào mức tăng chung; xăng dầu chiếm 12,3% và đóng góp 9,6%. Ngồi ra nhập siêu tăng cao cũng do giá của các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: sắt thép, phân bón, xăng dầu, chất dẻo đều tăng. Bên cạnh đó, giá đồng đơ la Mỹ trên thị trường thế giới sụt giảm so với một số ngoại tệ mạnh cũng là nhân tố làm gia tăng giá trị nhập khẩu khi quy
đổi về USD). Năm 2008 nhập siêu ước tính 18 tỷ USD tăng 25,9% so với 2007 và bằng 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (nhập siêu 2008 tăng là do kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng vào các tháng cuối năm; nhập khẩu ô tô đạt mức cao với 2,4 tỷ USD, ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc; và do nhu cầu nhập khẩu các hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước như: máy móc thiết bị, phụ tùng khác, xăng dầu, sắt thép, vải và nguyên phụ liệu dệt may, hàng điện tử máy tính và linh kiện đều tăng). Sang đến năm 2009 nhập siêu ước tính 12,8 tỷ USD tuy giảm 28,9% so với 2008 nhưng đã bằng 22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2009 (do hầu hết kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất đều giảm. Tuy nhiên, có một số mặt hàng lại có kim ngạch tăng hơn so với năm trước như: Điện tử máy tính, linh kiện và ơ tơ; điều này đã làm cho nhập siêu chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 2009 mặc dù giá trị nhập siêu giảm). Năm 2010 nhập siêu ước tính 12,6 tỷ USD bằng 17,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (nhập siêu giảm là do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu: kim ngạch xuất khẩu tăng 26,4% so với 2009, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tăng 21,3% so với 2009). Năm 2011 nhập siêu ước tính 9,8 tỷ USD bằng 10,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, đây là mức nhập siêu thấp nhất trong vòng 5 năm (giai đoạn 2007 – 2011) và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.