2.4. Thực trạng hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
2.4.1. Khuôn khổ pháp lý của hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam
Đối với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói chung và đánh giá khả năng trả
nợ nói riêng, NHNN Việt nam đã ban hành nhiều dự thảo và quyết định quan trọng
về việc định hướng tín dụng, hướng dẫn các TCTD xây dựng quy trình quản lý và
Thông qua hoạt động phân loại nhóm nợ của khách hàng, các TCTD dựa trên kết quả phân loại để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và thực hiện xây dựng quy
trình quản lý tín dụng theo quy định. Trong đó, NHNN đã ban hành các quyết định
và thông tư vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc phân loại nhóm nợ của
khách hàng – cơ sở pháp lý xác định khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể như sau: - Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam
ngày 22/04/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (sau đây gọi tắt là QĐ 493) và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống
đốc NHNN Việt Nam ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi một số điều của
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN:
+ QĐ 493 đưa ra 02 cách phân loại nợ hướng dẫn các ngân hàng thực
hiện, thứ nhất là phương pháp phân loại nợ “định lượng” dựa trên tình trạng thanh toán nợ và thứ hai là phương pháp phân loại nợ “định tính” dựa trên hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro tín dụng
được NHNN phê duyệt. Cả hai phương pháp này đều phân chia nợ
thành 05 nhóm nợ với mức độ rủi ro khác nhau;
+ Sau khi đã lựa chọn phương pháp phân loại nợ và phân loại các khoản cho vay thành 05 nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng thực hiện trích lập dự phịng chung và trích lập dự phòng cụ thể đối với rủi ro tín
dụng.
- Quyết định số 780/2012/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày
23/04/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
gia hạn nợ. Quyết định thay thế một phần nội dung QĐ 493 về việc phân
loại nợ đối với các trường hợp cơ cấu, gia hạn nợ, thay vì chuyển nhóm nợ xấu hơn, NHNN cho phép các TCTD giữ nguyên nhóm nợ như đã được
phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh đối với các khách hàng được đánh giá có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều
chỉnh.
21/01/2013 ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và thơng tư
12/2013/TT-NHNN sửa đổi thời gian hiệu lực của Thông tư 02/2013/TT-
NHNN. Thông tư dự kiến thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và
Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN kể từ ngày 01/06/2014:
+ Thứ nhất, đối tượng “tài sản có” được u cầu trích lập dự phòng rủi ro rộng hơn như: tiền mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, thẻ tín dụng, ủy thác cấp tín dụng, tiền gửi liên ngân hàng;
+ Thứ hai, để đề phòng sai lệch số liệu phân loại nhóm nợ giữa các
TCTD đối với cùng một khách hàng, có thể dẫn đến sai lệch số liệu
phân loại nợ giữa các TCTD đối với CIC cùng một khách hàng, Thông tư yêu cầu kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng do TCTD phân loại phải được điều chỉnh theo kết quả phân loại nhóm nợ đối với
khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn tại các TCTD khác. Đồng thời,
mỗi quý một lần, TCTD phải gửi kết quả phân loại nợ và cam kết ngoại bảng cho CIC;
+ Thứ ba, những đơn vị nào áp dụng phương pháp phân loại định tính
thì phải kết hợp thêm phương pháp định lượng, phương pháp nào mang lại số liệu có độ rủi ro cao hơn thì chọn phương pháp đó.
+ Thứ tư, thời gian đánh giá chuyển khách hàng sang nhóm nợ tốt hơn
được quy định với thời gian ngắn hơn so với QĐ 493: sau 1 tháng đối
với khoản vay ngắn, sau 3 tháng đối với khoản vay trung dài hạn sau
khi khách hàng trả toàn bộ nợ quá hạn hoặc bắt đầu thanh toán theo kỳ hạn cơ cấu nợ đầu tiên. Thêm vào đó, tiêu chuẩn xét phân loại nợ khắc khe hơn, các khoản nợ bị gia hạn nợ lần đầu hoặc khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng sẽ được đưa vào nợ
nhóm 3 thuộc nhóm nợ xấu, thay vì nếu gia hạn nợ trong thời hạn vẫn
Như vậy, với việc ban hành QĐ 493 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN cho thấy NHNN đang từng bước chuẩn hóa nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây chính là cơ sở tiền đề để các ngân hàng có thể xây dựng mơ hình ước
lượng rủi ro tín dụng mà trước tiên là ước lượng khả năng trả nợ của KHDN và
KHCN, tính tốn mức vốn cần thiết đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Trên cơ sở tuân thủ các quy định trên của NHNN, ngân hàng chủ động
quản lý rủi ro, xây dựng một hệ thống tài chính vững mạnh dựa trên cơ sở nền tảng hệ thống ngân hàng ổn định và phát triển.