Phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án thủy điện vĩnh sơn 4 (Trang 31)

CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH KINH TẾ

3.3 Phân tích độ nhạy

Sau khi phân tích độ nhạy, các thơng số có thể cải thiện tính khả thi kinh tế của dự án gồm: công suất nhà máy, giá điện, tổng mức đầu tƣ, phí thƣởng ngoại hối, hệ số lƣơng kinh tế của

lao động giản đơn. Luận văn chỉ trình bày các yếu tố này, những yếu tố còn lại đƣợc trình bày cụ thể ở Phụ lục 10.

Cơng suất nhà máy

Công suất nhà máy phụ thuộc vào lƣợng nƣớc mƣa. Vì vậy, mức thay đổi đƣợc cho biến thiên trong khoảng 10% so với mơ hình cơ sở.

Bảng 3.3: Phân tích độ nhạy kinh tế theo công suất nhà máy

ĐVT: Triệu đồng (NPV)

-10% -5% 0% 5% 10% 6,2%

NPV -132.558 -91.627 -50.695 -9.764 31.167 0

IRR * * 7,4% 9,6% 11,1% 10%

Nguồn: Tính tốn của tác giả. * là khơng xác định

Kết quả tính tốn cho thấy, công suất nhà máy biến động cùng chiều với NPV kinh tế. Nếu cơng suất nhà máy tăng 6,2% thì dự án sẽ khả thi kinh tế. Điều này là có thể xảy ra.

Giá điện

Giá điện đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc thấp nhất là 6 cents/kWh (David Dapice, 2012), nên EVN khó mua đƣợc điện thấp hơn giá này. Vì vậy, giá thấp nhất đƣợc sử dụng trong phân tích độ nhạy là 6 cents/kWh. Giá bán điện của EVN hiện nay là gần 7 cents/kWh, do đó EVN sẽ khơng nhập điện cao hơn giá này. Vì vậy, giá cao nhất sử dụng trong phân tích độ nhạy là 7 cents/kWh.

Bảng 3.4: Phân tích độ nhạy kinh tế theo giá điện

ĐVT: Triệu đồng (NPV)

6,00 6,25 6,50 6,75 7,00 6,46

NPV -61.467 -27.806 5.854 39.515 73.175 0

IRR 6,2% 8,8% 10,2% 11,4% 12,3% 10%

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Tác động tích cực từ việc thay thế điện nhập khẩu từ Trung Quốc càng tăng khi giá điện phải mua từ Trung Quốc càng cao. Nếu nhƣ giá mua điện từ Trung Quốc thấp nhất là

6,46 cents/kWh thì dự án sẽ hiệu quả về mặt kinh tế. Điều này là có thể xảy ra trong bối cảnh thiếu hụt điện nhƣ hiện nay.

Tổng mức đầu tư

Tham khảo các dự án thủy điện khác, mức biến thiên của tổng mức đầu tƣ đƣợc lấy trong khoảng 40%.

Bảng 3.5: Phân tích độ nhạy kinh tế theo tổng mức đầu tƣ

ĐVT: Triệu đồng (NPV)

-40% -20% 0% 20% 40% -10,5%

NPV 142.888 46.096 -50.695 -147.487 -244.279 0

IRR 17,5% 12,2% 7,4% * * 10%

Nguồn: Tính tốn của tác giả. * là khơng xác định.

Tổng mức đầu tƣ có sự nhạy cảm nhất định và biến động ngƣợc chiều đối với NPV kinh tế. Nếu nhƣ dự án tiết kiệm đƣợc 10,5% chi phí này thì nền kinh tế sẽ gia tăng đƣợc phúc lợi.

Thay đổi phí thưởng ngoại hối

Theo Lê Thế Sơn (2011), hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 tối đa là 1,16. Vì vậy, phí thƣởng ngoại hối đƣợc cho biến thiên từ 4% đến 16%.

Bảng 3.6: Phân tích độ nhạy kinh tế theo phí thƣởng ngoại hối

ĐVT: Triệu đồng (NPV)

4% 8% 12% 16% 11%

NPV -50.695 -23.538 3.619 30.776 0

IRR 7,4% 9,0% 10,1% 11,1% 10%

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Phí thƣởng ngoại hối có ảnh hƣởng tích cực đến NPV kinh tế của dự án. Nếu lợi ích từ việc tiết kiệm ngoại tệ tối thiểu là 11%, thì dự án TĐVS4 có hiệu quả về mặt kinh tế.

Hệ số lương kinh tế của lao động giản đơn

Theo Nguyễn Xuân Thành và đ.t.g (2010), hệ số lƣơng kinh tế của lao động giản đơn là 0,55. Vì vậy, hệ số này đƣợc cho biến thiên từ 0,55 đến 0,95.

Bảng 3.7: Phân tích độ nhạy kinh tế theo hệ số lƣơng kinh tế của lao động giản đơn

ĐVT: Triệu đồng (NPV)

0,55 0,65 0,75 0,85 0,95

NPV -39.592 -42.368 -45.144 -47.919 -50.695

IRR 8,07% 7,92% 7,76% 7,61% 7,44%

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Mặc dù dự án vẫn không khả thi trong phạm vi dao động của hệ số này nhƣng NPV kinh tế có sự cải thiện so với mơ hình cơ sở.

3.4 Phân tích rủi ro bằng mơ phỏng Monte Carlo

Việc kết hợp các biến quan trọng trong mối tƣơng quan lẫn nhau, cùng mơ hình xác suất của chúng sẽ cung cấp một góc nhìn tồn diện hơn về rủi ro tổng thể của tồn dự án. Do đó, luận văn tiến hành mô phỏng Monte Carlo với biến dự báo là NPV kinh tế. Các thông số đƣợc giả định nhƣ sau:

 Công suất nhà máy chủ yếu dựa vào lƣợng nƣớc mƣa nên đƣợc giả định là có dạng phân phối chuẩn, giá trị kỳ vọng bằng giá trị của mơ hình cơ sở, độ lệch chuẩn là 10% so với mơ hình cơ sở.

 Giá điện nhƣ đã phân tích có dạng phân phối tam giác. Trong đó, giá trị nhỏ nhất là giá mà nếu thấp hơn thì Trung Quốc khơng bán cho Việt Nam – 6 cents/kWh (David Dapice, 2012). Giá trị kỳ vọng là giá của mơ hình cơ sở – 6,08 cents/kWh. Và, giá trị lớn nhất là giá tối đa EVN có thể trả – 7 cents/kWh.

 Phí thƣởng ngoại hối đƣợc giả định có dạng phân phối đều từ 4% đến 16%.

 Hệ số lƣơng kinh tế của lao động giản đơn đƣợc giả định có dạng phân phối đều từ 0,55 đến 0,95.

Hình 3.1: Xác suất của từng mức tổng mức đầu tƣ so với mơ hình cơ sở

Nguồn: Theo WB (2011).

Chi tiết mơ phỏng kinh tế đƣợc trình bày ở Phụ lục 11. Theo tính tốn, xác suất NPV kinh tế dƣơng là 30,55% và âm là 69,45%. Nhƣ vậy, ngay cả khi mô phỏng 10.000 lần với bộ thơng số có thể giúp cải thiện tính khả thi của dự án, thì xác suất khả thi kinh tế vẫn thấp. Tóm lại, dự án khơng hiệu quả về mặt kinh tế, nhà nƣớc không nên cấp phép cho đầu tƣ.

Bảng 3.8: Kết quả phân tích mơ phỏng kinh tế

Thống kê Giá trị dự báo

Số lần thử 10.000 Giá trị trung bình -31.319 Số trung vị -30.706 Số yếu vị --- Độ lệch chuẩn 60.026 Phƣơng sai 3.603.106.287 Độ lệch -0,0699 Độ nhọn 2,93 Hệ số biến thiên -1,92 Giá trị nhỏ nhất -240.325 Giá trị lớn nhất 182.057 Bề rộng khoảng 422.382 Sai số chuẩn 600

CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Theo phân tích ở Chƣơng 3, dự án khơng làm gia tăng phúc lợi cho nền kinh tế. Vì vậy, phân tích tài chính là khơng cần thiết. Tuy nhiên, một vấn đề chính sách nữa là CĐT mong muốn đƣợc thực hiện dự án. Tức là, theo CĐT thì dự án có hiệu quả về mặt tài chính. Tính khả thi này có đƣợc là căn cứ vào giá điện 5,56 cents/kWh theo đề xuất của CĐT, nhƣng thực tế giá mua điện của EVN chỉ là 4 cents/kWh. Vì vậy, luận văn tiếp tục phân tích tài chính để đánh giá xem dự án có thực sự hiệu quả về mặt tài chính hay khơng. Sau đó, chạy độ nhạy ở tất cả các biến, tìm ra các biến ảnh hƣởng quan trọng đến tính khả thi tài chính của dự án để có những kiến nghị chính sách kịp thời.

4.1 Các thông số cơ sở

Giá bán điện

Đƣợc xác định bình quân một năm là 5,56 cents/kWh theo đề xuất của CĐT.

Lạm phát VND

Theo Tổng cục thống kê, lạm phát Việt Nam ba quý cuối năm 2011 là 11,31% và đến hết năm 2012 là 6,81%. Tỷ lệ lạm phát theo dự báo của IMF (2012) cho giai đoạn từ 2013 đến 2017 lần lƣợt là 5,55%, 5,3%, 5%, 5% và 5%. Giả định tỷ lệ lạm phát VND là 5% từ năm 2018 cho đến hết vòng đời dự án.

Lạm phát USD

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ 3 quý cuối năm 2011 là 0,99% và đến hết năm 2012 là 1,74% (U.S. Inflation Calculator, 2013). Tỷ lệ lạm phát theo dự báo của IMF (2012) cho giai đoạn từ 2013 đến 2017 lần lƣợt là 1,832%, 1,739%, 1,912%, 2,108% và 1,828%. Giả định tỷ lệ lạm phát USD là 1,8% từ năm 2018 cho đến hết vòng đời dự án.

Chi phí bình qn trọng số

Nhƣ đã trình bày, WACC đƣợc tính tốn theo mơ hình CAPM với kết quả nhƣ Bảng 4.1. Chi tiết tính tốn đƣợc trình bày trong Phụ lục 12.

Bảng 4.1: Chi phí sử dụng vốn của dự án

Chi phí vốn Danh nghĩa Thực (2013)

Chi phí nợ vay 11,16% 5,31%

Chi phí vốn chủ sở hữu 12,63% 6,71%

WACC trƣớc thuế 11,95% 6,07%

Nguồn: Tính tốn của tác giả. Chi phí đầu tư ban đầu

Do không đủ thơng tin đối với từng khoản mục chi phí, nên luận văn chỉ mới tách đƣợc tổng chi phí đầu tƣ ban đầu thực trong 3 năm xây dựng theo Bảng 4.2:

Bảng 4.2: Chi phí đầu tƣ thực (khơng tính đến lãi vay đƣợc vốn hóa)

ĐVT: Triệu đồng

2012 2013 2014 Tổng

79.504 221.121 177.669 478.293

Nguồn: Theo Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Vĩnh Thành (2011) và tính tốn của tác giả. Chi phí thay thế thiết bị trong năm thứ 25 của dự án

Chi phí thay thế thiết bị bao gồm 100% vốn thiết bị và 90% vốn đƣờng dây, đƣợc thực hiện trong vòng 1 năm vào năm thứ 25. Sản lƣợng tại năm thay thế thiết bị đƣợc giả định bằng 75% sản lƣợng tại một năm bình thƣờng (Nguyễn Nhật Anh, 2012).

Chi phí vận hành và bảo dưỡng

Theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN (Bộ Công Nghiệp, 2007), hạng mục này ứng với quy mô nhà máy là khoảng từ 1% đến 2% tổng vốn đầu tƣ. Do đó, theo đề xuất của CĐT, chi phí vận hành và bảo dƣỡng đƣợc lấy bằng 1% tổng mức đầu tƣ là hợp lý.

Khấu hao

Khấu hao đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Thời gian khấu hao là 20 năm. Riêng đối với tài sản cố định là thiết bị (bao gồm cả đƣờng dây) thì thời gian khấu hao là 10 năm.

Thuế tài nguyên

Theo Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 (Quốc Hội, 2009) và Quyết định số 2014/QĐ-BCN (Bộ Công Nghiệp, 2007), thuế tài nguyên nƣớc là từ 2% đến 5% trên tổng doanh thu. Dự án trả 2% trong tổng doanh thu bán điện cho thuế tài nguyên là phù hợp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 124/2008/NĐ-CP (Thủ tƣớng Chính phủ, 2008), huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vì vậy, căn cứ vào Thơng tƣ số 123/2012/TT-BTC (Bộ Tài Chính, 2012), dự án đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu tiên sau năm bắt đầu có lãi (đƣợc chuyển lỗ tối đa 5 năm), chịu thuế suất 5% trong 9 năm tiếp theo, thuế suất 10% trong 2 năm sau đó, và cuối cùng chịu thuế suất 25% cho đến hết vòng đời dự án (Phụ lục 13).

Chi phí vệ sinh lịng hồ

Nhƣ đã trình bày, chi phí vệ sinh lịng hồ là 10 triệu đồng/ha.

Chi phí bồi thường, tái định cư

Qua khảo sát, khu vực dự án ảnh hƣởng có 30 hộ dân. Căn cứ theo số lƣợng mà CĐT cung cấp thì khu vực dự án có 25 hộ dân và số lƣợng dự phịng chƣa tính đƣợc là 20%. Điều này cho thấy, số lƣợng mà CĐT cung cấp là chấp nhận đƣợc. Do đó, số lƣợng bồi thƣờng mà CĐT cung cấp đƣợc sử dụng cùng đơn giá bồi thƣờng (UBND tỉnh Bình Định, 2011), và chính sách tái định cƣ của tỉnh (UBND tỉnh Bình Định, 2010) để tính chi phí bồi thƣờng, tái định cƣ (Phụ lục 14).

Chi phí xây dựng nhà Rơng

Theo khảo sát, chi phí xây dựng nhà Rơng văn hóa ở tỉnh Bình Định là khoảng 700 triệu đồng (UBND huyện Vĩnh Thạnh, 2012).

4.2 Báo cáo thu nhập

Mặc dù CĐT đề xuất thời gian xây dựng nhà máy trong 2,5 năm, tuy nhiên, tham khảo các nhà máy thủy điện khác thì thời gian xây dựng thƣờng kéo dài đến 3 năm. Vì vậy, luận văn phân

tích tài chính theo quan điểm nhà máy đƣợc xây dựng trong 3 năm. Giả sử thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn vào năm đầu tiên khi nhà máy đi vào hoạt động, và năm liền sau năm mua máy móc thiết bị.

Kết quả lập báo cáo thu nhập danh nghĩa đƣợc trình bày chi tiết tại Phụ lục 15. Báo cáo đƣợc tính tốn dựa trên doanh thu bán điện, thuế tài nguyên nƣớc, chi phí vận hành và bảo dƣỡng, khấu hao, chi phí lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đƣợc hồn trả. Trong đó, dự án có lợi nhuận sau thuế dƣơng kể từ năm đầu tiên nhà máy đi vào hoạt động cho đến hết các năm còn lại.

4.3 Báo cáo ngân lƣu

Ngân lƣu vào của dự án bao gồm doanh thu từ việc bán điện và thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn lại. Ngân lƣu ra của dự án bao gồm chi phí vận hành và bảo dƣỡng, thuế tài nguyên nƣớc, thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí đầu tƣ ban đầu (kết hợp cả chi phí thay thế thiết bị). Kết quả tính tốn thể hiện chi tiết cả hai quan điểm TĐT và CĐT tại Phụ lục 16.

Đối với cả hai quan điểm TĐT và CĐT, ngân lƣu ròng dƣơng ngay từ khi nhà máy đi vào hoạt động cho đến khi kết thúc dự án, ngoại trừ năm thay thế thiết bị.

4.4 Kết quả phân tích tài chính

Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả phân tích tài chính danh nghĩa theo giá điện 5,56 cents/kWh

ĐVT: Triệu đồng (NPV) IRR Dự án 15,21% Nợ vay 11,16% Chủ đầu tƣ 16,29% NPV Dự án 190.839 Chủ đầu tƣ 158.169 DSCR tối thiểu 1,45 DSCR bình quân 2,81

Kết quả phân tích tài chính danh nghĩa cho thấy, dự án khả thi trên quan điểm TĐT vì NPVTĐT dƣơng 190.839 triệu đồng và IRRTĐT bằng 15,21% lớn hơn WACC của dự án là 11,95%. Dự án cũng khả thi trên quan điểm CĐT do NPVCĐT dƣơng 158.169 triệu đồng và IRRCĐT bằng 16,29% lớn hơn suất sinh lợi mà CĐT yêu cầu là 12,63%. Hệ số an toàn vốn (DSCR) bình quân là 2,81 và thấp nhất là 1,45 cho thấy: dự án khơng những khả thi tài chính, mà cịn bảo đảm đƣợc khả năng trả nợ. Kết quả phân tích đƣợc tóm tắt trong Bảng 4.3.

Nhƣ vậy, nếu dựa vào giá điện 5,56 cents/kWh theo đề xuất của CĐT, thì dự án TĐVS4 có tính khả thi tài chính vững và dễ dàng huy động đƣợc vốn vay.

Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả phân tích tài chính danh nghĩa theo giá điện 4 cents/kWh

ĐVT: Triệu đồng (NPV) IRR Dự án 10,96% Nợ vay 11,16% Chủ đầu tƣ 10,92% NPV Dự án -54.156 Chủ đầu tƣ -71.441 DSCR tối thiểu 0,99 DSCR bình quân 1,96

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Tuy nhiên, trên thực tế, giá mua điện của EVN trên thị trƣờng không giống nhƣ kỳ vọng của CĐT. Hầu hết các thủy điện nhỏ nhƣ TĐVS4, vào mùa mƣa, thƣờng phải chịu giá bán là 0 đồng cho EVN. Vì vậy, giá bán điện cho EVN vào mùa mƣa sẽ chỉ bằng 95% giá trị hợp đồng theo Công văn số 6150/BCT-ĐTĐL (Bộ Công Thƣơng, 2012). Căn cứ Thông tƣ 41/2010/TT-BCT (Bộ Công Thƣơng, 2010) và Quyết định số 66/QĐ-ĐTĐL (Cục Điều Tiết Điện Lực, 2010), giá điện trung bình hàng năm của dự án chỉ là khoảng 4 cents/kWh. Đây cũng là mức giá trung bình mà EVN ký với các thủy điện vừa và nhỏ trên thị trƣờng.

Kết quả tính tốn lại đƣợc tóm tắt trong Bảng 4.4 cho thấy, dự án khơng khả thi tài chính. Điều này cho thấy, CĐT mong muốn đƣợc thực hiện dự án trong thời điểm hiện tại là bởi vì họ đang kỳ vọng giá điện tăng cao, và họ chắc chắn sẽ ký đƣợc giá điện theo mong muốn với EVN. Tuy nhiên, thực tế thì khơng phải nhƣ vậy. Vì vậy, các phân tích tiếp theo sẽ lấy giá điện 4 cents/kWh để tính tốn. Theo đó, dự án cần phải tính tốn lại việc sử dụng địn bẩy tài chính cho hợp lý.

4.5 Điều chỉnh để huy động đƣợc vốn từ ngân hàng

Để vay đƣợc vốn từ ngân hàng, CĐT có thể cần bảo đảm hệ số an tồn lãi vay tối thiểu là 1,2 ở tất cả các năm. Có 3 cách để thực hiện điều này: CĐT góp thêm vốn để lập quỹ an tồn nợ vay, CĐT giảm vốn vay tăng tỷ lệ góp vốn, hoặc phải đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng vay nợ với ngân hàng. Cụ thể:

4.5.1 Lập quỹ an tồn nợ vay

Kết quả từ mơ hình cơ sở cho thấy, thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn vào năm đầu tiên khi nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án thủy điện vĩnh sơn 4 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)