Nguồn: Cục thống kê TP.HCM.
Việc gia tăng thu nhập bình quân sẽ ảnh hưởng đến việc chi tiêu nhiều hơn cho cuộc sống của họ, đặc biệt là các nhu cầu về mặt giải trí, trong đó có nhu cầu về sử dụng dịch vụ internet để làm phương tiện trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp cũng như nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình.
2.2.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội
Hơn 10 năm vừa qua, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thơng của Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời là hạ tầng kỹ thuật, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Việt Nam ln đặc biệt quan tâm và dành nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thế kỷ 21 có thể nói là thế kỷ của sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, việc sử dụng internet dường như là điều không thể thiếu trong việc học tập của sinh viên, hỗ trợ doanh nghiệp trao đổi thơng tin một cách nhanh chóng, cập nhật tin tức và cũng là công cụ giải trí hàng ngày của mỗi cá nhân và gia đình.
Việt Nam là một trong các nước có dân số đơng, đứng thứ ba trong khu vực Đông nam Á và thứ mười ba trên thế giới. Tính đến cuối năm 2012, dân số cả nước là: 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011. Tuy nhiên số lượng thuê bao đăng ký sử dụng internet tại Việt Nam chỉ đạt 4,2 triệu thuê bao. Như vậy, số lượng thuê bao internet chỉ chiếm 4,73% dân số, và Việt Nam hiện nay vẫn là thị trường đang phát triển trong lĩnh vực viễn thơng.
Hiện nay, việc tìm kiếm thơng tin để học tập, nghiên cứu, giải trí…đặc biệt là thói quen giao tiếp thơng qua các trang mạng xã hội (facebook, twitter, yahoo…) là một điều không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, do đó, việc sử dụng internet của người dùng cuối sẽ ngày càng gia tăng và phát triển hơn nữa, và đây cũng là một trong những cơ hội của các nhà cung cấp dịch vụ internet nói chung và SPT nói riêng để cung cấp dịch vụ, gia tăng thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
2.2.1.4 Yếu tố công nghệ - kỹ thuật
Trong lĩnh vực viễn thông, sự phát triển về công nghệ là điều rất quan trọng, các nhà mạng viễn thông luôn phải cập nhật các thông tin công nghệ của các nước phát triển về viễn thông trên thế giới, đặc biệt là các thiết bị khi đưa vào sử dụng phải được hỗ trợ để nâng cấp và mở rộng về sau để tránh việc lỗi thời và khơng có khả năng phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng. Do đó, việc đầu tư vào công nghệ của một doanh nghiệp viễn thơng ln kèm theo một khoản chi phí đầu tư lớn và các nhà doanh nghiệp luôn phải cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư vào một công nghệ nào đó để có thể cung cấp được dịch vụ dễ dàng và phù hợp với công nghệ và hạ tầng mạng viễn thơng của doanh nghiệp đó. SPT tuy là đơn vị theo sau thị trường nhưng vẫn luôn cập nhật và nâng cấp các hệ thống và mạng lưới viễn thông, đặc biệt là cơng nghệ truy nhập internet băng rộng FTTH để có thể cung cấp
cho người dùng sử dụng dịch vụ mới với các gói cước linh hoạt và có thể tích hợp các dịch vụ gia tăng kèm theo để nâng cao chất lượng dịch vụ.
2.2.2 Môi trƣờng ngành
2.2.2.1 Thị trƣờng dịch vụ FTTH
FTTH là công nghệ kết nối viễn thông hiện đại trên thế giới với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách hàng. Tính ưu việt của công nghệ cho phép thực hiện tốc độ truyền tải dữ liệu internet xuống/lên (download/upload) ngang bằng với nhau, điều mà công nghệ ADSL chưa thực hiện được.
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu truyền thông và viễn thông của mọi đối tượng sử dụng, các nhà cung cấp viễn thông đã đem đến cho khách hàng giải pháp truy cập internet bằng cáp quang - FTTH với nhiều tiện ích vượt trội như: tốc độ truy nhập internet cao, lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL, chất lượng tín hiệu ổn định, khơng bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chiều dài cáp…
Ngồi ra, dịch vụ FTTH có thể đáp ứng hiệu quả cho các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại như: dịch vụ lưu trữ website (Hosting Server), mạng riêng ảo (VPN), truyền dữ liệu, trị chơi trực tuyến (game online), truyền hình tương tác (IPTV) hội nghị truyền hình (video conferrence), …
Tình hình thị trƣờng dịch vụ FTTH trên thế giới
Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới triển khai rộng rãi dịch vụ FTTH. Tỷ lệ thuê bao FTTH trong tổng số hộ gia đình ở mức bình quân là 5%. Hàn Quốc, Hong Kong và Nhật Bản là 3 quốc gia đứng đầu trong việc triển khai công nghệ kết nối internet tốc độ cao thông qua cáp quang bằng công nghệ FTTH trên thế giới.
Những con số này nói lên sức mạnh của nền công nghiệp FTTH tại các nước phát triển - nơi đã có trên một triệu thuê bao. Hiện tượng này đang được thúc đẩy bởi mong muốn sử dụng băng thông rộng chất lương cao của hàng triệu khách hàng trên thế giới.
Theo thống kê của Ovum (công ty nghiên cứu và phân tích thị trường tồn cầu tại Anh), vào cuối năm 2009 trên toàn thế giới gần 55 triệu thuê bao được kết nối với
cơ sở hạ tầng FTTx. Hiện tại thuê bao FTTx chiếm 7,5% tất cả khách hàng đang sử dụng băng thông rộng và dự kiến sẽ đạt 16% vào năm 2015.
Tình hình thị trƣờng dịch vụ FTTH tại khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng
Tính đến tháng 9/2009, khu vực này có 32 triệu thuê bao FTTH và FTTB, chiếm 76% trong tổng số 42 triệu thuê bao FTTH và FTTB của thế giới. Dự báo thuê bao FTTH và FTTB khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng tính theo mức tăng trưởng kép bình quân hàng năm (CARG) khoảng 28,5%, từ 27,94 triệu thuê bao tính ở thời điểm cuối năm 2008 lên 125,99 triệu thuê bao vào cuối năm 2014; trong đó có khoảng 30,4 triệu thuê bao FTTH và 95,6 triệu thuê bao FTTB. Tốc độ phát triển thuê bao FTTH và FTTB tăng đột biến 44% trong năm 2009 do việc triển khai nhanh ở Singapore và Trung Quốc. Các quốc gia có lượng thuê bao FTTH lớn nhất trong khu vực vẫn tập trung tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và HongKong.
Sau sáu năm được chính thức cung cấp ra thị trường, dịch vụ FTTH đang là chiếc bánh lớn và có thể thay thế ADSL trong tương lai gần. Sự tham gia của nhiều nhà cung cấp đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về giá cước, hạ tầng dịch vụ và độ bao phủ dịch vụ.
Tình hình thị trƣờng dịch vụ FTTH tại Việt Nam
Hiện thị trường Việt Nam có 06 nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) chính, bao gồm: VNPT, Viettel (Viettel đã tiếp quản các dịch vụ viễn thông của EVN Telecom từ 01/01/2012), FPT, NetNam, SPT và SCTV, trong đó FPT là nà cung cấp dịch vụ tiên phong khi tung ra dịch vụ này vào năm 2006. Số lượng thuê bao dịch vụ FTTH chỉ chiếm 7% trong tổng số thuê bao internet nên các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông đều nhận định sự cạnh tranh trên thị trường sẽ là một lực đẩy giúp dịch vụ băng thông rộng cố định tiến thêm một bước và dần thay thế dịch vụ truy cập Internet ADSL trong tương lai, cũng giống như trong quá khứ ADSL đã loại bỏ internet qua tín hiệu thoại (Dial-up).