Phát triển hệ thống thước đo chỉ số hiệu suất chủ yếu (KPIs – Key

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh theo thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 1 (Trang 28 - 29)

1.2 QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

1.2.6 Phát triển hệ thống thước đo chỉ số hiệu suất chủ yếu (KPIs – Key

Performance Indicators)

KPI là công cụ đo lường đánh giá hiệu quả công việc của tổ chức, bộ phận chức năng hay cá nhân thông qua các chỉ tiêu định lượng, “ Các chỉ số đánh giá thực hiện công việc (Key Performance Indicator - KPI) là các thước đo định lượng mà một tổ chức sử dụng để đánh giá hay so sánh hiệu suất giữa kết quả của hoạt động với mục tiêu của nó.

Thiết lập các chỉ số KPI là việc diễn giải có định lượng các mục tiêu trong bản đồ chiến lược thông qua các thước đo cụ thể. Những thước đo này là cây cầu nối giữa chiến lược rất trừu tượng với những hoạt động rõ ràng cụ thể hàng ngày của doanh nghiệp. Đây là phần quan trọng và khó khăn nhất trong quy trình Thẻ điểm cân bằng. Khi lựa chọn và phát triển KPI doanh nghiệp cần chú ý sử dụng bảy tiêu chí lựa chọn đó là: KPI phải liên kết với chiến lược, có tính định lượng, có khả năng truy cập, dễ hiểu, đối trọng, phù hợp và được dựa trên một định nghĩa chung được chia sẻ bởi tất cả những người có liên quan. Từng thước đo tiềm năng phải được đánh giá trong bối cảnh của tất cả các tiêu chuẩn để xác định thước đo nào sẽ được đưa vào thẻ điểm của tổ chức.

Theo nghiên cứu của những người thực hành thẻ điểm trong rất nhiều tổ chức khác nhau đã cho thấy vì mỗi khía cạnh trong thẻ điểm cân bằng cần khoảng 4-7 mục tiêu chiến lược nên hầu hết các tổ chức thường sử dụng trong khoảng 20 đến 25 chỉ số hiệu suất chủ yếucho các thẻ điểm cân bằng.

1.2.7 Xây dựng chỉ tiêu (%) cho từng thước đo chỉ số hiệu suất chủ yếu

Thẻ điểm cân bằng hiệu quả nhất khi được sử dụng để thúc đẩy thay đổi trong tổ chức. Để truyền đạt sự cần thiết phải thay đổi, các nhà quản lý cần thiết lập các mục tiêu cho các thước đo. Mục tiêu có thể được định nghĩa là một đại diện định lượng của thước đo hiệu suất tại một thời điểm nào đó trong tương lai, nghĩa là mức hiệu suất tương lai mong muốn của chúng ta.

Các mối liên hệ tương hỗ nhân – quả trên thẻ điểm cân bằng giúp xác nhận các nhân tố thúc đẩy chủ chốt sẽ cho phép tạo ra hiệu quả hoạt động mang tính đột phá, giúp chia nhỏ một mục tiêu tưởng như không thể thực hiện được thành một tập hợp những mục tiêu nhỏ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh theo thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 1 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)