Quy định cụ thể hơn trách nhiệm của bộ phận quan hệ khách hàng đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập klhẩu việt nam (Trang 88)

LI MỞ ĐẦU

3.2.3.4. Quy định cụ thể hơn trách nhiệm của bộ phận quan hệ khách hàng đối vớ

với chất lượng của hồ sơ tín dụng

Như đã phân tích ở chương 2 của bài nghiên cứu, việc quy định chưa cụ thể trách nhiệm của bộ phận quan hệ khách hàng đối với chất lượng tín dụng của hồ sơ tín dụng sẽ tạo những ảnh hưởng khơng tốt đến việc xử lý hồ sơ tín dụng tại Eximbank, nhất là bước thẩm định tín dụng và khả năng thu hồi vốn của khoản vay sau này. Do hiện nay, cán bộ quan hệ khách hàng chỉ được quy định chặt chẽ về doanh số cho vay hàng tháng nên thường bộ phận này có xu hướng tạo điều kiện để khách hàng được giải ngân vốn vay tối đa mà ít quan tâm đến khả năng thu hồi vốn sau này. Điều này cịn có thể làm gia tăng rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng tại Eximbank.

Do đó, trong thời gian tới, Eximbank cần phải quy định rõ hơn trách nhiệm của bộ phận quan hệ khách hàng đối với chất lượng tín dụng của khoản vay. Qua đó, cán bộ quan hệ khách hàng có thể xác định rõ trách nhiệm của mình đối với khoản vay mình tiếp thị về khi phát sinh nợ quá hạn và có khả năng mất vốn. Hơn nữa, cán bộ quan hệ khách hàng có thể tự ý thức chủ động sàng lọc khách hàng vay vốn tại Eximbank.

3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng đạt hiệu quả cao, Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có liên quan cần tạo cơ chế để có thể hỗ trợ các ngân hàng các vấn đề pháp lý trong hoạt động tín dụng một cách nhanh chóng, kịp thời phù hợp. Cụ thể là Xây dựng một kênh trao đổi thông tin riêng để tạo sự liên kết nhanh chóng giữa các ngân hàng với các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các quy định, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như là giải đáp thắc mắc liên quan đến quy định mới được ban hành

Hiện tại, thông thường, khi Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước thông báo ban hành các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo,… đến các ngân hàng là bằng văn bản được gửi qua hệ thống bưu điện. Điều này dẫn đến hai vấn đề:

+ Một là việc gửi văn bản bằng đường bưu điện thường có độ trễ do văn bản phải mất ít nhất một ngày mới đến được ngân hàng, trong những trường hợp khẩn cấp, điều này sẽ làm tăng thời gian xem xét và tuân thủ của ngân hàng đối với nội dung được nêu trong văn bản của các cơ quan nhà nước cũng như là làm chậm khả năng ứng phó, điều chỉnh của ngân hàng.

+ Hai là việc thông báo theo cách này không tạo được sự liên kết trực tiếp giữa các ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng và làm giảm khả năng phản hồi, trao đổi thông tin giữa hai bên, nhất là trong trường hợp, ngân hàng có những thắc mắc về nội dung được nêu trong các văn bản pháp luật vừa được ban hành của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan. Điều này, làm giảm khả năng điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh nói chung cũng như là hoạt động tín dụng nói riêng của các ngân hàng, đặc biệt là việc điều chỉnh quy trình tín dụng, chính sách tín dụng.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng cần xem xét việc xây dựng một kênh thông tin đặc thù cho các Ngân hàng trong việc tạo sự thông suốt giữa các bên về vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Qua đó, giúp các ngân hàng sớm nắm vững các quy định pháp luật mới và có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động tín dụng của mình, cũng như điều chỉnh quy trình tín dụng sao cho vận hành một cách hiệu quả và vẫn đảm bảo quản trị tốt rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước tiếp tục phát huy vai trò của các các bộ phận hỗ trợ pháp lý của mình trong việc hỗ trợ các ngân hàng về mặt pháp lý liên quan đến các hoạt động của ngân hàng, như: hoạt động công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, tố tụng tại tòa án, thi hành án,… Sự hỗ trợ của bộ phận này không chỉ liên quan đến các văn bản pháp luật do Ngân hàng nhà nước ban hành mà còn là cầu nối giải đáp các thắc mắc của các ngân hàng với các cơ quan nhà nước khác như Tòa án, Cục thi hành án, Bộ Tài nguyên và Môi trường,… Điều này cũng đòi hỏi Ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng phải thiết lập những kênh trao đổi thông

tin nhanh chóng, hiệu quả; qua đó, mới có thể hỗ trợ tối đa các ngân hàng trong việc giải quyết các vướng mắc về pháp lý trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đề cập đến những giải pháp và kiến nghị của chính bản thân tác giả đối với Chính phủ - Ngân hàng Nhà nước và Eximbank nhằm mục nâng cao hiệu quả vận hành quy trình tín dụng trong hoạt động tín dụng tại Eximbank.

- Đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng khác có liên quan:

chủ yếu là hồn thiện cơ chế trao đổi thơng tin hai chiều giữa các cơ quan này với các ngân hàng về các văn bản pháp luật liên quan hoạt động tín dụng và các vấn đề khác liên quan như quản lý nhà, đất; quản lý về phương tiện vận tải, …

- Đối với Eximbank: căn cứ vào những đánh giá chi tiết về thực trạng hoạt động tín

dụng và q trình vận hành quy trình tín dụng của Eximbank tại Chương 2 tác giả cũng đã đề xuất ra các ý kiến xoay quanh các thành phần trên.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt của các ngân hàng, không chỉ đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng mà còn là một nhân tố quan trọng giúp dòng vốn trong nền kinh tế được lưu chuyển nhanh hơn, phân phối hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động có rủi ro cao nhất trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng

Hiện tại, không riêng gì Eximbank, các NHTM đều đã xây dựng các quy trình tín dụng cho riêng mình và đã áp dụng trong hoạt động tín dụng thực tế trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động tín dụng hiện nay của nhiều ngân hàng thương mại có những dấu hiệu tiêu cực khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao vượt ngưỡng an toàn 3% trên tổng dư nợ; để xảy ra những khoản vay thất thoát vốn của ngân hàng hàng trăm tỷ đồng và có dấu hiệu hình sự.

Do đó, bài tốn hiện nay đặt ra cho Eximbank là phải có những biện pháp quản trị chặt chẽ hơn rủi ro tín dụng thơng qua nâng cao hiệu quả vận hành quy trình tín dụng tại ngân hàng.

Bài nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp định tính dựa trên cơ sở thu thập đánh giá, nhận xét của các chuyên gia là lãnh đạo/chuyên viên các bộ phận tín dụng, bộ phận quản trị rủi ro tín dụng để xây dựng nền tảng lý thuyết về hiệu quả vận hành quy trình tín dụng đồng thời xác định các chỉ tiêu để đánh giá tính hiệu quả vận hành quy trình tín dụng. Căn cứ trên các chỉ tiêu này để phân tích và đánh giá tính hiệu quả của quá trình vận hành quy trình tín dụng tại Eximbank, qua đó xác định những hạn chế trong q trình vận hành quy trình tín dụng.

Dựa trên những kết quả phân tích và đánh giá kết hợp với ý kiến của các chuyên gia, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành quy trình tín dụng trong hoạt động tín dụng của Eximbank.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh, 2009, “Tài liệu môn học Bảo hiểm”. TP.HCM, Trường Đại học

Ngân hàng TP.HCM

2. Hồ Diệu, 2003, “Tín dụng ngân hàng”, TP.HCM, Nhà xuất bản Thống Kê. 3. Nguyễn Văn Tiến, 2013, “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, Hà Nội, Nhà xuất

bản Thống Kê.

4. Nguyễn Văn Tề, 2013, “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, TP.HCM, Nhà xuất

bản Giao thông vận tải

5. Tưởng Thiều Nga, 2009, “Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp quản trị nghiệp

vụ phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tại VCB Đồng Nai”,

TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

6. Trần Trung Tường, 2011, “Luận văn tiến sĩ kinh tế: ‘Quản trị tín dụng của các

ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,

TP.HCM, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

7. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

8. Thông tư số 28/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 03/10/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng

9. Quyết định số 155/EIB-TGĐ ngày 10/03/2004 của Tổng giám đốc Eximbank 10. Quyết định số 200/2011/EIB/QĐ-HĐQT ngày 18/07/2011 của Hội đồng quản trị

Eximbank;

11. Quyết định số 452/2013/EIB/QĐ-HĐQT ngày 22/10/2013 của Hội đồng quản trị Eximbank

Websites: 13. https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/13/chuyen-doi-mo-hinh-tin- dung-huong-toi-khach-hang.html?p=1 14. http://vneconomy.vn/thread/111/viet-nam-5-nam-sau-khung-hoang-tai-chinh- toan-cau.htm 15. http://vneconomy.vn/2013091108195862P0C9920/5-nam-sau-con-lu-khung- hoang-nuoc-o-viet-nam-rut-cham-hon.htm 16. http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ban-chat-va-vai-tro-cua-hieu-qua-san-xuat-kinh- doanh-trong-cac-doanh-nghiep/1bfed6d4 17. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vu-tranh-chap-bao-lanh-seabank--vvf-se- giai-quyet-dut-diem-trong-thang-12013-20130104124058816ca34.chn 18. http://citinews.net/kinh-doanh/vietinbank-dot-pha-ve-nen-tang-va-giai-phap- cong-nghe-VCTMRGY/ 19. http://vinhcity.gov.vn/?detail=18935/ 20. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120728/truy-na-nguyen-giam-doc-chi- nhanh-eximbank-binh-duong.aspx 21. http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-hoa-Nghe-thuat/482399/Truy-na-mot- can-bo-ngan-hang-lua-73-ty-dong.html

DANH MỤC CHUYÊN GIA

1. Nguyễn Duy Khanh – Phó Giám đốc Tín dụng Doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

2. Hồ Văn Hưng – Phó Giám đốc Tín dụng Doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

3. Trần Thị Hương Thuận – Phó phịng Quản lý rủi ro Tín dụng, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

4. Lê Kiến Quốc – Phó Giám đốc Phòng giao dịch Hàng Xanh thuộc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh 5. Nguyễn Thị Bích Anh – Tổ trưởng Phịng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Ngân

hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

6. Nguyễn Thị Xuân An – Chuyên viên kiểm tốn cấp 2 Phịng Kiểm tốn nội bộ, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Việt Nam

7. Mai Thị Anh Đào – Tổ trưởng Phịng Tín dụng Doanh nghiệp - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

8. Trần Đình Mão – Chuyên viên Quản lý rủi ro Tín dụng Doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Phát triển Mekong (MDB)

PHỤ LỤC

Phụ lục số 1: Quy trình tín dụng theo Quyết định số 155/EIB-TGĐ của Tổng Giám đốc Eximbank ban hành

 Quy trình thẩm định và quyết định cho vay:  Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn:

+ Đối với hồ sơ vay vốn lần đầu, Phịng tín dụng bố trí cán bộ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của Eximbank

+ Sau khi khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cán bộ phịng tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng, ghi vào “Sổ tiếp nhận hồ sơ” (ngày giờ tiếp nhận hồ sơ, tên khách hàng vay, tên cán bộ tiếp nhận hồ sơ, số tiền xin vay) và giao hồ sơ lại cho Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay.

+ Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay phân công hồ sơ vay vốn cho cán bộ trực tiếp cho vay làm nhiệm cụ thẩm định và theo dõi khoản vay.

+ Đối với hồ sơ vay vốn những lần sau của khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ từ khách hàng.

 Bước 2: Thẩm định cho vay:

+ Thẩm định của Cán bộ trực tiếp cho vay

Tùy theo từng loại cho vay, đối tượng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ trực tiếp cho vay lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp nhưng đảm bảo các nội dung sau:

- Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khi vay vốn và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn

- Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay (trừ các trường hợp cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ cơng nhân viên). Cho vay trả nợ nước ngồi thực hiện theo quy định của NHNN và các qui định hiện hành liên quan.

- Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và/hoặc khả năng trả nợ của khách hàng

- Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra

- Đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay (nếu có)

Về phương pháp thẩm định, tùy theo tính chất từng khoản vay, đối tượng vay và loại hình vay vốn, việc thẩm định có thể lựa chọn tồn bộ hoặc một trong ba phương pháp sau:

- Thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp - Thẩm định cho vay thông qua khảo sát thực tế

- Thẩm định cho vay thông qua các nguồn thông tin khác

Sau khi thẩm định, Cán bộ trực tiếp cho vay lập báo cáo/ tờ trình thẩm định ghi rõ ý kiến đánh giá về dự án, phương án (tính khả thi, hiệu quả,…) và nêu rõ một trong các điểm sau và trình Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay:

- đồng ý cho vay và/hoặc với các điều kiện ràng buộc: Trong trường hợp này nêu rõ: Số tiền cho vay (ngoại tệ - VND), thời hạn và lãi suất cho vay, đảm bảo tiền vay; với các lý do cụ thể

- từ chối cho vay có nêu rõ lý do; hoặc - nêu các đề xuất khác với lý do cụ thể.

+ Kiểm tra của Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay

Căn cứ nội dung báo cáo thẩm định, hồ sơ vay vốn của khách hàng, Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay ghi ý kiến đánh giá về khách hàng, dự án, phương án, món vay và nêu rõ một trong các quan điểm sau:

- đồng ý cho vay và/hoặc với các điều kiện ràng buộc; - từ chối cho vay có nêu rõ lý do từ chối; hoặc

- nêu các đề xuất khác.

Sau đó, Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay trả hồ sơ về cho Cán bộ trực tiếp cho vay. Cán bộ trực tiếp cho vay phải đọc ý kiến của Cán bộ phụ trách cho vay, nếu có điểm gì chưa rõ hoặc chưa đúng, cần trao đổi lại với cán bộ phụ trách cho vay, nếu đã rõ thì trình tồn bộ hồ sơ và báo cáo/ tờ trình thẩm định cho Cán bộ quyết định cho vay.

Trong phạm vi quyền hạn được ủy quyền, căn cứ nội dung báo cáo thẩm định của Cán bộ trực tiếp cho vay, Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay và hồ sơ vay vốn, người quyết định cho vay ra một trong các quyết định sau:

- Đồng ý cho vay;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập klhẩu việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)