Chuỗi giá trị tổng quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty HTCARE VN trên thị trường nội địa (Trang 27 - 29)

Nguồn: Micheal Porter (1985)

Các liên kết bên trong và giữa các chuỗi giá trị

- Một là, liên kết bên trong chuỗi giá trị: Chuỗi giá trị được tạo ra từ nhiều hoạt

động giá trị, tuy nhiên chuỗi giá trị không phải chỉ là một tập hợp các hoạt động độc lập, riêng rẽ mà còn là một hệ thống các hoạt động đó. Mối liên kết giữa các thành phần bên trong hệ thống này chính là mối tương quan giữa phương thức thực hiện một hoạt động giá trị, với chi phí hoặc hiệu suất của một hoạt động khác.Do có tác động đến chi phí và hiệu suất, những liên kết này hồn tồn có thể giúp gia tăng hoặc tạo ra lợi thế cạnh tranh, theo hai cách là tối ưu hóa và điều phối. Tối ưu hóa là

sự lựa chọn, thay đổi, phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động để có chi phí thấp nhất hoặc tăng khả năng khác biệt hóa, nhưng kết quả tổng thể là như nhau. Doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa các liên kết này, để đạt được lợi thế cạnh tranh tốt nhất.

Bên cạnh tối ưu hóa, khả năng điều phối các hoạt động giá trị cũng thường giúp giảm chi phí hoặc nâng cao khả năng khác biệt hóa. Ví dụ quản lý tốt các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, hậu cần đầu vào và quản trị tồn kho tốt sẽ giúp giảm chi phí tồn kho và cung ứng đầy đủ nhu cầu cho thị trường..

- Hai là, liên kết dọc giữa các chuỗi giá trị: Giống như các liên kết bên trong chuỗi giá trị (gọi tắt là liên kết dọc), những mối liên kết tồn tại giữa chuỗi giá trị của doanh nghiệp với chuỗi giá trị của nhà cung cấp và của kênh phân phối là sự ảnh hưởng của phương thức thực hiện các hoạt động của nhà cung cấp, kênh phân phối lên chi phí hay hiệu suất các hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp sản xuất ra sản phẩm để doanh nghiệp sử dụng trong chuỗi giá trị của mình, các hoạt động của kênh phân phối như chào bán sản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi… có thể giúp hoàn thiện các hoạt động của doanh nghiệp. Qua các liên kết dọc này sẽ đem đến cơ hội để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường.

Trong mơ hình chuỗi giá trị của Michael Porter, các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp đều liên quan chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau, phụ thuộc vào khả năng và chức năng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi hoạt động trên có mức độ quan trọng khác nhau. Doanh nghiệp cần phải xác định rõ việc nâng cao hoạt động chuỗi giá trị là nào sẽ giúp mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.4.4 Giá trị cảm nhận khách hàng

Theo Lê Thế Giới – Nguyễn Thanh Liêm (2009): Giá trị cảm nhận của khách hàng là sự lưu giữ trong tâm trí của khách hàng về những gì mà họ cảm thấy thỏa mãn từ sản phẩm hay dịch vụ của cơng ty. Nói chung, giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của công ty thường lớn hơn giá mà cơng ty có thể địi hỏi về các sản phẩm/dịch vụ của mình. Phần lớn hơn này chính là thặng dư người tiêu dùng mà khách hàng có thể giành được. Cạnh tranh giành giật khách hàng giữa

các công ty đã giúp khách hàng nhận được phần thặng dư này. Ngoài ra, các công ty không thể phân đoạn thị trường chi tiết đến mức mà nó có thể địi hỏi mỗi khách hàng một mức giá phản ánh đúng đắn những cảm nhận riêng của họ về giá trị sản phẩm. Cho nên cơng ty chỉ có thể địi hỏi mức giá thấp hơn giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm.

Nếu cho là giá trị của một sản phẩm đối với khách hàng là V, giá mà cơng ty có thể địi hỏi cho sản phẩm dưới sức ép của cạnh tranh là P, và chi phí sản xuất của sản phẩm là C. Lợi nhuận biên của cơng ty là P-C trong khi đó khách hàng sẽ nhận được một thặng dư là V-P. Công ty tạo ra được một lợi nhuận vì P>C, và tỷ lệ lợi nhuận càng lớn nếu C càng nhỏ tương đối so với P. Chênh lệch giữa V và P một phần được xác định bởi cường độ của sức ép cạnh tranh trên thị trường. Cường độ sức ép cạnh tranh càng thấp giá có thể địi hỏi càng cao hơn một cách tương đối so với V.

Giá trị được tạo ra bởi một công ty được đo bằng chênh lệch giữa V và C (VC). Cơng ty có thể tạo ra giá trị bằng cách chuyển đổi các đầu vào với chi phí C thành sản phẩm mà khách hàng sẽ cảm nhận với mức giá trị V. Cơng ty có thể có được lợi thế cạnh tranh nếu :

Tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng (V) làm cho họ có sự thỏa mãn vượt trên chính sự mong đợi của chính họ. Hoặc là làm giảm chi phí C sẽ làm lợi nhuận biên tăng lên hướng đến một lợi thế cạnh tranh về chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty HTCARE VN trên thị trường nội địa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)