Biểu đồ chỉ số VN-Index giai đoạn 1/2007-12/2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 52)

Từ nửa cuối năm 2008 diễn biến của thị trường trong giai đoạn này được đánh dấu bởi 2 cột mốc:

Từ tháng 7 đến đầu tháng 9/2008 chứng kiến sự hồi phục ấn tượng của chứng khoán trong nước khi những biện pháp thực thi của chính phủ dần phát huy tác dụng và lạm phát có dấu hiệu được kiềm chế.

Sau đó từ nửa ći tháng 9/2008 cho đến tháng 12/2008, do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã ảnh hưởng trên diện rộng đến hệ thớng tài chính tồn cầu. Nền kinh tế của các nước bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này. Mỹ chính thức thừa nhận suy thối kinh tế và hàng loạt các cường q́c kinh tế trên thế giới cũng rơi vào tình trạng chung này. Tình hình sản xuất, xuất khẩu các nước bắt đầu gặp nhiều khó khăn và Việt Nam cũng không ngoại lệ tuy chúng ta chưa thật sự hội nhập sâu. Trước những bất ổn của thị trường tài chính và khó khăn của nền kinh tế khiến giới đầu tư toàn cầu lo ngại cho tương lai của TTCK đã bán tháo cổ phiếu làm cho chứng khóan tồn cầu tiếp tục lao dốc trong giai đoạn này.

Kết thúc phiên giao dịch ći năm 2008, VN-Index đóng cửa tại mức 315.62 điểm, giảm 65,95% so với cuối năm 2007.

Giai đoạn từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2013

Năm 2009, VN-Index chạm đáy tại mức 235 điểm vào tháng 2 do dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế Việt Nam cũng bước vào giai đoạn khủng hoảng, GDP lao dốc mạnh từ mức 5,5% quý IV/2008 xuống mức 3,1% trong quý 1/2009, các chính sách thắt chặt tiền tệ liên tiếp được áp dụng đã làm cho nguồn tiền vào thị trường giảm mạnh.

Sau khi tăng trưởng GDP chạm đáy vào quý I, GDP đã phục hồi trở lại vào các quý sau đó. VN-Index quay đầu đảo chiều tăng điểm và đạt 500 điểm vào tháng 9.

Đỉnh cao nhất của VN-Index được xác lập vào ngày 22/10 là 624,1 điểm, khới lượng giao dịch tồn phiên đạt gần 100 triệu cổ phiếu với trị giá là 4.960 tỷ đồng. Lực đỡ của việc tăng điểm trong thời gian này chủ yếu đến từ chính sách kích cầu của Chính Phủ đã phát huy tác dụng khiến GDP tiếp tục đà tăng trưởng trong quý III, sự chào sàn của các đại gia tài chính ngân hàng và kết quả kinh doanh lạc quan hơn dự kiến của một số doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, sau đó VN-Index dần tuột mốc và giảm hơn 100 điểm – về mức 494,77 điểm tính đến ći năm 2009.

Bước sang năm 2010, phiên giao dịch đầu tiên của năm VN-Index có mức tăng điểm ấn tượng khi kết thúc phiên đạt 517,05 điểm. 5 tháng sau lập đỉnh 549,51 điểm với trị giá giao dịch đạt trên 2.800 tỷ đồng tương ứng với 81 triệu cổ phiếu. Sau cú lập đỉnh này, VN-Index rơi vào xu thế đảo chiều và dần rời mốc 500 điểm qua 8 phiên. Nhiều lần sau đó, chỉ sớ này cớ gắng bật mạnh trở lại nhưng chưa khi nào vượt qua đỉnh 549,51 điểm. Nửa cuối năm 2010 là thời kỳ khó khăn nhất của thị trường khi niềm tin sụp đổ bởi tác động của bất ổn kinh tế bộc lộ, chính sách tiền tệ thiếu nhất quán, thị trường chịu tác động bởi nguồn cung lớn từ các cổ phiếu niêm yết mới và phát hành thêm, cộng với khó khăn thanh khoản chung của tồn hệ thống ngân hàng đã siết lại dịng vớn đầu tư vào chứng khốn. Kết thúc năm 2010, VN-index lùi về mốc 480 điểm. TTCK Việt Nam là một trong sớ ít thị trường

không tăng trưởng ở châu Á và chịu sự suy giảm đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới.

Nguồn: www.hsx.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)