Quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam (Trang 61)

3.1 Quan điểm hoàn thiện và định hướng hoàn thiện

3.1.1 Quan điểm hoàn thiện

Hồn thiện hệ thống Báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp phải đảm bảo bảo được các yêu cầu sau: phù hợp với môi trường chính trị, pháp lý tại Việt Nam; phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp; và từng bước tiếp cận và hòa hợp với Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế.

 Thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phù hợp với mơi trường

chính trị, pháp lý tại Việt Nam:

Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay địi hỏi thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp phải trung thực, hợp lý, được lập trên cơ sở chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam khơng thể áp dụng hoàn toàn chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế mà cần phải xây dựng chuẩn mực kế tốn cơng cho phù hợp với điều kiện thực tế; phù hợp với đặc điểm kinh tế chính trị; cũng như phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành về kinh tế, kế tốn tài chính; và phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính của Nhà nước.

Nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải tuân theo các quy luật khách quan của thị trường, vừa chịu sự chi phối, quản lý của nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Nước ta là nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật; có sự phối hợp, phân cơng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc ban hành và quản lý hệ thống pháp lý liên quan đến kế tốn nói chung và kế tốn hành chính sự nghiệp nói riêng, trong khi ở các nước khác thì do các tổ chức nghề nghiệp ban hành.

Thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp phải phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính của nhà nước. Để đánh giá tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước, các khoản thu – chi thuộc hoạt động nhà nước cần được trình bày theo mục lục ngân sách nhà nước trên Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp. Các khoản thu được phân loại theo từng nguồn hình thành, cịn các khoản chi thì được phân loại theo từng nội dung chi, từng loại hoạt động.

Thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp đáp ứng mục tiêu kiểm sốt tình hình thu chi ngân sách nhà nước. Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính phải được đặt trong bối cảnh không gian và thời gian hiện nay của Việt Nam. Hồn thiện thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải dựa trên hệ thống Báo cáo tài chính theo chế độ kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp hiện hành. Những báo cáo nào chưa phù hợp thì sửa đổi theo xu hướng của Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế và đáp ứng được u cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng sử dụng.

Thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính có sự tương thích với thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nó giúp cho việc so sánh thơng tin trong điều kiện đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh. Về bản chất, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khơng có sự khác biệt mấy với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, thơng tin về hoạt động sản xuất kinh doanh trình bày trên Báo cáo tài chính của các đơn vị cũng nên được bổ sung thêm thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định. Cần phải tách biệt thông tin về hoạt động nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp đầy đủ thơng tin về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động và dịng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp phải tuân thủ những quy định của Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế, từng bước hội nhập theo thông lệ quốc tế. Để nâng cao khả năng so sánh thơng tin về tình hình tài chính với các quốc gia khác, hệ thống Báo chính đơn vị hành chính sự nghiệp cần được hồn thiện theo hướng phù hợp với Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế, phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Hiện nay, tại Việt Nam Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp được lập dựa trên cơ sở tiền mặt có điều chỉnh. Vì vậy, thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính cần cung cấp thơng tin về nguồn hình thành tài sản, phân bổ nguồn lực, đánh giá năng lực tài chính, đánh giá hoạt động của đơn vị. Vì vậy, cần sửa đổi mẫu biểu hệ thống Báo cáo tài chính. Khi sửa đổi mẫu biểu Báo cáo tài chính cần phải chú ý:

+ Sửa đổi Báo cáo tài chính cần dựa trên các nguyên tắc lập và trình bày thơng tin trên Báo cáo tài chính của Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế nhưng có sự điều chỉnh để cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam

+ Sửa đổi Báo cáo tài chính cần đi đơi với việc sửa đổi bổ sung Luật ngân sách nhà nước, Luật kế tốn, chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp và các văn bản pháp lý có liên quan.

3.1.2 Định hƣớng hoàn thiện

Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp để giúp các đơn vị tạo ra được thơng tin hữu ích nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau, cung cấp thông tin cho mục đích chung và mục đích riêng trong điều kiện hội nhập và phát triển.

Giai đoạn trước mắt phải hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính cho mục đích chung của xã hội. Báo cáo tài chính cho mục đích chung phải cung cung cấp thông tin tổng quát nhất về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi dòng tiền của đơn vị hành chính sự nghiệp. Thơng tin cho mục đích chung phải

cách thức đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát của nhà nước được đưa vào danh mục khác, và chỉ cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong dài hạn hồn thiện hệ thống Báo cáo tài chính cho mục đích chung và mục đích riêng cho từng đối tượng sử dụng. Thơng tin trình bày trên Báo cáo đơn vị hành chính sự nghiệp phải đáp ứng nhu cầu thơng tin hữu ích từ nhiều phía trong điều kiện hội nhập và phát triển. Mục tiêu của Báo cáo tài chính là cung cấp thơng tin tài chính cho các đối tượng sử dụng, tuy nhiên Báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ cung cấp thơng tin chủ yếu cho các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính cần đảm bảo chất lượng nhằm cung cấp thơng tin hữu ích nhất cho người sử dụng, nhằm nâng cao năng lực giải trình của đơn vị và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà nước thực hiện vai trò giám sát các hoạt động của đơn vị. Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp phải cung cấp thơng tin tổng qt nhất về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị đáp ứng mục tiêu quản lý, kiểm soát của nhà nước. Đối với hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước, thông tin cần cung cấp cho cơ quan nhà nước tình hình sử dụng và tiếp nhận kinh phí ngân sách nhà nước, giúp họ thực hiện vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà nước. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì cung cấp thơng tin liên quan tới hoạt động của đơn vị có hiệu quả hay khơng, giúp người sử dụng thông tin ra các quyết định kinh tế tài chính, nhằm nâng cao khả năng so sánh giữa thơng tin kế tốn của đơn vị hành chính sự nghiệp với doanh nghiệp.

3.2 Giải pháp hoàn thiện

Các quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật kế tốn và chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp liên quan tới việc trình bày thơng tin trên Báo cáo tài chính chưa có sự sửa đổi cho phù hợp với Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống Báo cáo tài chính vẫn dựa trên các nguyên tắc của Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu thơng tin quản lý tài chính của các đối tượng. Để khắc phục những nhược điểm của hệ thống Báo cáo tài chính đơn

vị hành chính sự nghiệp, để phù hợp với Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế, người viết đưa ra một số giải pháp hồn thiện hệ thống Báo cáo tài chính:

3.2.1 Hệ thống Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp

Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành phải dựa vào những quy định của Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Hệ thống Báo cáo tài chính phải cung cấp được những thông tin về luồng tiền, thơng tin về hoạt động tài chính và tình hình hoạt động của đơn vị:

+ Báo cáo tài chính phải cung cấp thơng tin về các nguồn lực và tình hình phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính. Cung cấp thơng tin về điều kiện tài chính cũng như những thay đổi về điều kiện tài chính của đơn vị.

+ Cung cấp thơng tin giúp cho việc đánh giá khả năng của đơn vị trong việc tài trợ cho những hoạt động của nó, đáp ứng được nhu cầu trả nợ và thực hiện cam kết của đơn vị.

+ Hệ thống báo cáo tài chính thiết lập phải dễ hiểu cho người sử dụng, giúp họ có thể so sánh được tình hình hoạt động của đơn vị qua các giai đoạn. Thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp đáp ứng được mục tiêu có thể so sánh được. Thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải so sánh được giữa số thực tế và số dự toán.

+ Đảm bảo thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp là hữu ích cho người sử dụng thì Báo cáo tài chính của đơn vị phải được kiểm tra, kiểm sốt, đánh giá trước khi cơng bố. Báo cáo tài chính phải được nộp lên cơ quan cấp trên đúng thời hạn. Trong vịng 30 ngày sau khi Báo cáo tài chính của đơn vị được cơ quan cấp trên phê duyệt thì Báo cáo tài chính phải được cơng bố. Báo cáo tài chính của từng đơn vị là một bộ phận hợp thành Báo cáo tài chính của nhà nước, vì vậy Báo cáo tài chính cần được kiểm tra bởi cơ quan cấp trên và kiểm toán của kiểm toán nhà nước.

+ Nhằm kiểm sốt và đánh giá chất lượng thơng tin trình bày trên Báo cáo tài chính cần xây dựng các quy định về kiểm soát nội bộ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Hệ thống kiểm sốt nội bộ sẽ góp phần đảm bảo việc tuân thủ các quy định về lập và trình bày thơng tin trên Báo cáo tài chính, nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình của người quản lý, hạn chế phần nào rủi ro do Báo cáo tài chính cung cấp thơng tin chưa chính xác.

Hiện tại hệ thống Báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm 6 báo cáo và 4 phụ biểu. Người viết đề xuất danh mục Báo cáo tài chính mới áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( áp dụng đối với cá đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh).

+ Thuyết minh Báo cáo tài chính ( bổ sung thêm phần tình hình tăng giảm tăng giảm tài sản cố định; tổng hợp kinh phí đã sử dụng và đề nghị quyết tốn)

Danh mục các phụ biểu áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp:

+ Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động, Báo cáo chi tiết kinh phí dự án

+ Các bảng đối chiếu với Kho bạc ( Bảng đối chiếu dự tốn kinh phí ngân sách tại Kho bạc; Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách nhà nước tại kho bạc).

+ Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết tốn năm trước chuyển sang.

3.2.1.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế tốn ( Báo cáo tình hình tài chính) là báo cáo tài chính tổng hợp cung cấp tình hình tài sản, cơ cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, nợ phải trả, chi phí hoạt động, thu nhập, và các khoản phải nộp nhà nước. Trên Bảng cân đối kế

toán cần phân loại được tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn giúp người sử dụng đánh giá được tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn lực, khả năng thanh toán, khả năng huy động các nguồn lực tài chính của đơn vị, sự thay đổi đổi của dịng tiền. Kết cấu của Bảng cân đối kế tốn bao gồm 2 phần: Tài sản và Nguồn vốn:

 Phần Tài sản bao gồm:

- Tài sản ngắn hạn:

- Tài sản dài hạn:

 Phần nguồn vốn bao gồm:

- Nợ phải trả: bao gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.

- Nguồn kinh phí, vốn chủ sở hữu và các quỹ.

Kết cấu và cách lập Bảng cân đối kế toán:

TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Nội dung

A B C

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng

tiền 110 III.1

Lấy số dư bên Nợ của tài khoản 111,

112 và 113

II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120

1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 121

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn khác 122 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 128

1. Phải thu của khách hàng ngắn hạn 131

Lấy số dư bên Nợ bảng tổng hợp công

nợ tài khoản 1311

2. Trả trước cho người bán 132

Lấy số dư bên Có bảng tổng hợp cơng

nợ tài khoản 1311

3. Thuế GTGT khấu trừ 133 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 133

4. Phải thu nội bộ ngắn hạn 134 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 1361 5. Các khoản phải thu ngắn hạn

khác 138

Lấy số dư bên Nợ tài khoản 1381

IV. Tạm ứng 140 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 141

V. Tài sản ngắn hạn khác 150

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 142

VI. Hàng tồn kho 160

1. Nguyên vật liệu 161 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 152

2. Công cụ dụng cụ 162 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 153

3.Hàng hóa, sản phẩm 163 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 155

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200

I. Các khoản phải thu dài hạn 210

1. Phải thu của khách hàng ngắn hạn 211

Lấy số dư bên Nợ bảng tổng hợp công

2. Phải thu nội bộ dài hạn 212 Lấy số dư bên Nợ tài khoản 1362

4. Các khoản phải thu dài hạn khác 213 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 1382

II. Tài sản cố định 220

1. Tài sản có định hữu hình 221

Nguyên giá tài sản cố định hữu

hình 222

Lấy số dư bên Nợ tài khoản 211

Giá trị hao mòn luỹ kế 223 Lấy số dư bên Có

tài khoản 2141

2. Tài sản cố định vơ hình 224

Nguyên giá tài sản cố định hữu

hình 225

Lấy số dư bên Nợ tài khoản 213

Giá trị hao mòn luỹ kế 226 Lấy số dư bên Có

tài khoản 2142

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 227 Lấy số dư bên Nợ

tài khoản 241

III. Các khoản đầu tƣ tài chính

dài hạn 230

1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 Lấy số dư bên Nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)