CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
3.1.1 Tình hình kinh tế trong thời gian tới
Bước sang năm 2014, kinh tế thế giới phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thơng qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp lực tiền tệ, vì vậy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại. Kinh tế - xã hội nước ta trước bối cảnh thế giới vừa có những thuận lợi, nhưng cũng khơng ít rủi ro, thách thức, cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục. Trước tình hình đó, Chính phủ xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là: “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện mơi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phịng và an ninh, trật tự, an tồn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Theo Tài liệu phục vụ họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2014 của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia (UBGSTCQG). Tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2014 như sau
Phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều trở ngại khi những bất ổn về chính trị và tranh chấp lãnh thổ có chiều hướng gia tăng cùng tình trạng lạm phát thấp của khu vực đồng EURO;
Lạm phát tiếp tục ổn định ở mức xấp xỉ 5% kể từ tháng 2/2014. Mặc dù lạm phát cơ bản có xu hướng giảm kể từ tháng 10/2013 nhưng nếu tính từ tháng 1/2013 thì nhìn chung dao động xung quanh mức 5%;
Sản xuất tiếp tục xu hướng cải thiện thông qua chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp niêm yết và chỉ số PMI là chỉ số tóm tắt kết quả một cuộc khảo doanh nghiệp hàng tháng (Purchasing Managers’s Index). Sản xuất cải thiện tạo điều kiện cải thiện tiêu dùng và thu Ngân sách Nhà nước cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp; Tuy nhiên, mức cải thiện sản xuất cịn hạn chế, khiến cho tình hình doanh nghiệp trong nước vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thị trường tiền tệ ổn định trong 4 tháng đầu năm trước khi có biến động trong tháng 5. Thị trường tín dụng tiếp tục xu hướng giảm lãi suất huy động trong khi thanh khoản vẫn được duy trì tốt.
3.1.2 Định hướng kinh doanh của OCB trong thời gian tới
Kinh tế khó khăn ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu tăng cao, tăng trưởng chậm, nhiều ngân hàng do thanh khoản kém buộc phải sát nhập, hợp nhất. Theo Nghị Quyết của Chính Phủ về việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế năm 2014 là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ chỉ đạo NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả thông qua các nhiệm vụ chủ yếu như: Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm sốt lạm phát; Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng; Hạn chế phát sinh và đẩy nhanh xử lý nợ xấu theo Đề án đã được phê duyệt; đề cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và phát huy vai trị của cơng ty Quản lý tài sản (VAMC); Ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao; Điều hành lãi suất cho vay phù hợp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay và từ chính sách vĩ mơ của NHNN, định hướng phát triển kinh doanh của OCB trong thời gian tới sẽ tập trung vào các mục tiêu trọng yếu như sau:
Chuyển đổi mơ hình kinh doanh mới, kể cả hình thức thiết kế bên ngồi
và mơ hình quản lý, tác nghiệp kinh doanh bên trong, xây dựng hệ thống bán hàng chuẩn và hiệu quả hơn, phù hợp hơn để phục vụ phân khúc khách hàng mục tiêu chính một cách thích hợp nhằm hỗ trợ hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro vận hành trong điều kiện tiết kiệm chi phí tối đa và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
Định hình khách hàng mục tiêu cho từng đơn vị và khối kinh doanh. Mở
rộng mơ hình kinh doanh theo ba phân khúc khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân khá giả. Trong đó, OCB lấy khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân làm mục tiêu thơng qua việc xây dựng các dịng sản phẩm kinh doanh độc đáo, chuyên biệt và chính sách chăm sóc cụ thể từng đối tượng khách hàng, từ đó tạo sự khác biệt trên thị trường và đem lại giá trị thực sự cho khách hàng.
Phát triển hoạt động công nghệ thông tin, hỗ trợ hiệu quả trong quản trị
điều hành. Trong năm 2014, OCB sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống Core banking T24 theo phiên bản mới nhất của Teminos (Thụy Sỹ) nhằm gia tăng tối ưu tiện ích phục vụ khách hàng, triển khai hệ thống ERP,… Song song đó OCB triển khai ứng dụng chiều sâu công nghệ trong quản trị điều hành, tự động hóa quy trình tác nghiệp và hệ thống thông tin báo cáo, cung cấp dịch vụ công nghệ thơng tin hồn hảo cho các khách hàng nội bộ, hướng tới hoạt động CNTT được định nghĩa là “dịch vụ công nghệ” và khối công nghệ trở thành một đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
Nâng cao năng suất lao động, cải thiện đội ngũ nhân sự trong toàn hệ
thống tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong năm 2014. Để thực hiện được mục tiêu trên, OCB đã triển khai dự án quản lý hiệu suất trên toàn hệ thống và dự kiến hoàn tất trong năm 2014 nhằm thực hiện cơ chế đánh giá và chi trả lương trên cơ sở năng suất lao động, tạo cơ chế công bằng, minh bạc, tạo động lực cho CBNV phát huy khả năng, nâng cao hiệu suất làm việc. Tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ và bên ngồi nhằm nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của CBNV, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Trong năm 2014, OCB tập trung tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực
được nhà nước khuyến khích và nhóm khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ xấu, lãi treo từ đó cải thiện kết quả kinh doanh.
Triển khai hoàn thiện nâng cấp khung quản trị rủi ro cho OCB. Khung
quản trị rủi ro bao gồm chính sách, thể chế, quy trình, cơng cụ và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và cơ chế thu hồi nợ. Đây là cơ sở để OCB phát triển bền vững đồng thời tạo khả năng thích ứng với các chuẩn mực quốc tế.
3.2 Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)