CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Xây dựng thang đo và xác định số lượng mẫu
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành Lập bảng hỏi khảo sát sơ bộ
Xác định nội dung, thành phần bảng câu hỏi
Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ
3.3.1 Xây dựng thang đo
Likert (1931) đưa ra thang đo phổ biến trong nghiên cứu kinh tế xã hội với dạng thang đo 5 mức độ. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì thang đo có thể là 3; là 5; là 7 nhưng đều có ý nghĩa gần như giống nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo 5 mức độ, đây là thang đo phổ biến và được hay dùng trong các nghiên cứu suốt thời gian qua và được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu
Điểm Mức độ đánh giá 1 Hồn tồn khơng đồng ý 2 Không đồng ý 3 Bình thường 4 Đồng ý 5 Hồn tồn đồng ý 3.3.2 Xác định số lượng mẫu
Một số nhà nghiên cứu đã đề nghị tỷ lệ kích thước mẫu với số lượng biến như một tiêu chuẩn, với các khuyến nghị khác nhau từ 2:1 đến 20:1. Trần Lê Nguyên Khánh (2012) đã đưa ra tỷ lệ kích thước mẫu là 2:1.
Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Trong trường hợp này số lượng mẫu là 27*5=135
mẫu.
3.3.3 Thu thập dữ liệu
Bảng câu hỏi được tác giả gửi đến các Chuyên viên phụ trách tại các Sở chuyên ngành, Ban Quản lý dự án chuyên ngành, các chuyên gia, kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thơng tại thành phố Hồ Chí Minh với hai hình thức: (i) phát
trực tiếp; (ii) gửi thông qua email. Dữ liệu sau khi thu thập được tác giả thiết kế, mã hóa và nhập liệu thơng qua công cụ phần mềm SPSS 20.